Nhắc đến Chùa Phước Hậu Vĩnh Long bạn nghĩ ngay đến điều gì? Kiến trúc kết hợp Đông - Tây hay vườn kinh Phật. Tuy không quá kiều diễm, tráng lệ như Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long, nhưng nơi đây vẫn mang sức hấp dẫn diệu kỳ với những tín đồ tôn giáo.

Địa chỉ: Ngãi Tứ, Tam Bình, Vĩnh Long.

Chùa Phước Hậu hay còn gọi là Phước Hậu cổ tự đã tồn tại rất lâu đời bên dòng sông Hậu thơ mộng khiến mảnh đất Trà Ôn này ngày càng được nhiều bạn biết đến. Kiến trúc cổ xưa của chùa Phước Hậu Vĩnh Long đặc biệt đến nỗi khiến ai đặt chân đến đây cũng đều đứng hình, kinh ngạc. Được xây dựng vào giữ thế kỷ XIIX, sau nhiều lần bị thời gian tàn phá thì ngôi chùa nhỏ bên dòng sông Hậu này cũng được trùng tu và ngày càng phát triển. 

Chùa Phước Hậu Vĩnh Long có đến 2 cổng vào bao gồm cổng trên đường Quốc lộ 54, và cái còn lại nằm bên dòng sông Bassac. Vì thế, bạn có thể đến tham quan chùa Phước Hậu Vĩnh Long bằng đường bộ hay thủy đều được cả.

Di chuyển bằng đường thủy: Nếu chọn tuyến này thì đi bằng thuyền là hợp lý nhất, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên sông nước và tha hồ ngắm cảnh ở hai bên. Giá vé đi thuyền đến chùa Phước Hậu Vĩnh Long khoảng 300.000 VND / chuyến nên bạn có thể cân nhắc nhé! 

Di chuyển bằng đường bộ: Bạn xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy hoặc xe khách theo tuyến đường Quốc lộ 1A. Sau khi đến thị xã Bình Minh, bạn rẽ về hướng Quốc lộ 54 rồi đi thẳng cho tới khi đến gần cầu Trà Ôn sẽ thấy cổng chùa Phước Hậu Vĩnh Long. Hoặc bạn có thể bắt xe taxi Vĩnh Long và yêu cầu đưa đến địa điểm này.

Xem thêm: Chùa Ba Phố Vĩnh Long cùng câu chuyện tâm linh của cây sao huyền bí

Lúc đầu, chùa Phước Hậu Vĩnh Long chỉ là một chiếc am tranh. Đến khi ông Hương cả làng Đông Hậu - Lê Văn Gồng đi vận động thiện nam tín nữ xây dựng lại ngôi chùa bằng sườn gỗ, mái ngói âm dương, nền gạch, vách ván vào năm 1894 thì nơi đây mới có diện mạo tốt hơn. Địa điểm này thuộc dạng ngôi chùa làng nên được đặt tên là chùa Đông Hậu. 

Vào năm 1910, khi người đứng đầu của việc xây dựng lại chùa - Ông Hương cả mất thì con gái cùng các Phật tử trong làng thỉnh Hòa thượng Hoằng Chỉnh từ chùa Thiên Ấn về trụ trì và đổi hiệu chùa thành Phước Hậu. Từ lúc đổi tên chùa, nơi đây càng phát triển, tăng ni tín đồ đến quy y thọ giới ngày một đông.

Chưa dừng lại ở đó, cũng như ngôi chùa Ba Phố Vĩnh Long, nơi đây cũng là địa điểm ẩn náu, nuôi chứa cán bộ cách mạng ngay trong lúc nguy hiểm nhất. Nhiều tu sĩ tu đã tuân theo lời dạy dỗ của các vị Hòa thượng là nghe lời kêu gọi “cởi áo cà sa, khoác áo chiến bào”. Cũng nhờ lịch sử hình thành lâu đời cùng với những đóng góp cho cách mạng, chùa Phước Hậu Vĩnh Long được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Chắc hẳn đây là một di tích có tầm ảnh hưởng lớn đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu Tây Nam Bộ thời chiến tranh nói chung.

Dù chiến tranh có tàn phá chùa Phước Hậu Vĩnh Long đến như thế nào thì với sự yêu thương của nhân dân, nơi này luôn được trùng tu, sửa chữa. Sau nhiều lần tân trang, chùa bao gồm chánh điện, trung điện, hậu tổ, tàng kinh các, hệ thống bảo tháp… Trong đó, chánh điện được xây mới vào năm 1962 bằng vật liệu hiện đại cùng lối kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phương Đông và Tây. Còn lại, các bộ phận khác được dựng từ năm 1894 nên có phần cổ xưa và có dấu hiệu của thời gian. 

Đi vào từng chi tiết, bạn sẽ thấy ở phía chánh điện nguy nga kia có cấu trúc hình chữ “sơn” và hướng nhìn xuống dòng sông. Mặt tiền chùa Phước Hậu Vĩnh Long theo kiểu cổ lầu, ở giữa có mô hình ngôi tháp bảy tầng tráng lệ. Nội điện rộng rãi, bàn thờ giữa đặt tượng Phật Thích Ca đang ngồi tọa thiền, tượng Thái tử Tất Đạt Đa sơ sinh và bộ Tam tôn (Thế Chí, Quan Âm, Di Đà). Hai bên tả hữu ban được sắp xếp hai bàn thờ uy nghiêm. Khi đến đây, bạn nên chú ý đến nhóm tượng quý báu như: Tiêu Diện đại sĩ, Hộ Pháp, Địa Tạng, Chuẩn Đề và bộ tượng La Hán… Những chiếc tượng này đều được chế tác công phu bằng gỗ hoặc bằng gốm Cây Mai.

Khuôn viên chùa rộng rãi cùng nhiều cây cổ thụ quý hiếm lâu năm những vẫn xanh tốt nên khi bạn bước đi trong khu vực này sẽ luôn có cảm giác khá uy thiêng pha lẫn nét thanh tịnh của chốn tu hành. Nằm cạnh sông Trà Ôn nên bạn dễ dàng cảm nhận bầu không khí nhẹ nhàng, thư thái lạ thường.

Chùa Phước Hậu Vĩnh Long nổi danh với khu vườn kinh tượng Phật bằng đá 2

Chánh điện khang trang, uy nghiêm của ngôi chùa Phước Hậu Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu Vĩnh Long nổi danh với khu vườn kinh tượng Phật bằng đá 3

Khuôn viên được bao phủ bởi nhiều cây xanh nên tạo bóng mát và bầu không khí trong lành cho nơi đây

Với kiến trúc độc đáo trên cũng chưa phải là điều đặc biệt nhất của ngôi chùa Phước Hậu Vĩnh Long. Mà chính khu vườn kinh Phật bằng đá mới là điểm thú vị và khiến nhiều bạn tò mò muốn đến ngắm thử nhất. Những bài kinh được khắc trên đá công phu và tỉ mỉ. Chúng được nhà chùa bố trí một cách hài hòa thành khu vườn kinh theo những chủ đề khác nhau.  

Vào năm 2014, để tạo ra khu vườn kinh đá độc đáo này, trụ trì chùa Phước Hậu trong một lần đi Myanmar đã thấy một số nơi khắc kinh trên đá rất tinh xảo. Thầy quyết tâm nghiên cứu tìm cách khắc những bài kinh bằng tiếng Việt lên phiến đá.Từ ý tưởng táo bạo ban đầu đến việc thực hiện đều đòi hỏi tính kiên trì. Từ việc chọn nguyên liệu đá, cách bài trí đến chọn loại kinh nào để dịch ra tiếng Việt là cả một quá trình khó khăn. Thầy đã tham khảo ý kiến của các Phật tử là phê bình mỹ thuật, kiến trúc sư để chọn ra loại đá màu xanh xám này để khắc kinh. Sau đó, thầy đã nhờ cố Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt. Tiếp bước sự thành công của khu vườn kinh Phật, sư Phước Cẩn thực hiện các công trình khác như: Vườn kinh A Di Đà và vườn kinh Bắc truyền trích diễm. 

Khu vườn kinh Phật bằng đá hiện có 3 khu vực, bao gồm: Kinh pháp cú, vườn A Di Đà, vườn kinh Bắc truyền trích diễm. Kinh pháp cú có 213 phiến đá được xếp thành hình 8 lá bồ đề tượng trưng Bát chánh đạo. Đá ở khu này có kích thước 0,4×0,6m, màu xanh và được khắc 423 bài lên 2 mặt đá. Ngoài ra, nó còn 1 bài nói về đại ý của bộ kinh pháp cú, công hạnh của người đi tu và cái khác khắc hình Hòa thượng Thích Minh Châu (trụ trì chùa Phước Hậu Vĩnh Long). Đối với vườn A Di Đà gồm 31 tấm đá được đặt theo hình chữ S tượng trưng cho hình dáng trên bản đồ của nước Việt Nam. Với mỗi miền Bắc, Trung, Nam đều có một phiến đá đặt giữa hồ và ghi ngôi chùa cộng thêm những hòn giả sơn biểu tượng như núi Thất Sơn, Yên Tử,… Các bài kinh ở vườn này được dịch theo thể thơ lục bát. Tiếp đến là khu vườn kinh Bắc truyền trích diễm có 15 tấm bia đá. Nhiều cái đơn giản hơn thì khắc chữ tâm, nhẫn, những lời răn dạy của đức Phật. Ngoài ra, còn có một số tấm bia khắc thêm tiếng Anh bên cạnh để người nước ngoài hiểu được. Trung tâm vườn kinh bằng đá là ngọn núi có bốn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ý tưởng sắp xếp bố cục như thế này được thầy cất công đi hỏi ý kiến của rất nhiều người mới có thể tạo thành. Nhiều bạn khi đến tham quan khu vườn này đều thích mê những tác phẩm kinh Phật được khắc trên đá. Cũng chính nhờ điều này mà nơi đây đặc biệt hơn so với các ngôi chùa Vĩnh Long khác.

Chùa Phước Hậu Vĩnh Long nổi danh với khu vườn kinh tượng Phật bằng đá 4

Trung tâm vườn kinh bằng đá là ngọn núi có bốn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Khi đến ngôi chùa Phước Hậu Vĩnh Long này, bạn không những thư giãn với không khí trong lành, yên tĩnh mà còn được tận mắt chiêm ngưỡng những phiến đá tưởng chừng như vô tri nhưng lại hàm chứa những thông điệp, lời răn tốt đẹp của đạo Phật. Đúng là một địa điểm thú vị mà chúng ta nên ghi vào cẩm nang du lịch phải không nào?