Địa chỉ: dãy Hồng Lĩnh, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, từ 04:00 đến 20:00 (vào mùa lễ hội, từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch), và từ 07:30 đến 17:00 (đối với ngày thường)

Giá vé các dịch vụ tại chùa Hương Tích:

- Vé cáp treo: 160.000 VND/ khứ hồi/ người (người lớn và trẻ em trên 1m2) - 120.000 VND/ khứ hồi/ người (trẻ em dưới 1m2)

- Vé cáp treo một chiều: 120.000 VND/ lượt/ người (người lớn và trẻ em trên 1m2) - 70.000 VND/ lượt/ người (trẻ em dưới 1m2)

- Giá vé tham quan chùa Hương Tích: 20.000 VND/ người (người lớn và trẻ em trên 1m2) - 10.000 VND/ người (trẻ em dưới 1m2)

- Giá vé đi thuyền trên hồ nhà Đường: 20.000 VND/ lượt/ người (người lớn và trẻ em trên 1m2) - 10.000 VND/ lượt/ người (trẻ em dưới 1m2)

- Giá vé đi xe điện vào chùa Hương Tích từ bãi đậu xe đến nhà ga cáp treo: 35.000 VND/ người/ lượt

- Giá vé gửi xe: 10.000 - 50.000 VND/ chiếc

Tọa lạc trên đỉnh Hồng Lĩnh hùng vĩ, chùa Hương Tích sở hữu tầm nhìn thoáng đãng hướng trực diện ra núi rừng bạt ngàn, thu hút nhiều người ghé đến tham quan, chiêm ngưỡng. Chùa là một trong các di tích tâm linh nổi tiếng bậc nhất khu vực phía Bắc, đồng thời vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa cũ với vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian.

Là ngôi chùa theo phái Phật giáo Bắc Tông, chùa Hương Tích là nơi thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Đồng thời, ngôi cổ tự này còn gắn liền với giai thoại công chúa Diệu Thiện được Thần Hổ che chở, và đưa bà đến dãy Hồng Lĩnh dựng am tu hành.

Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng không gian thanh tịnh của chốn tu tập, tách biệt hoàn toàn khỏi nhịp sống thị thành náo nhiệt, vì vậy, không quá ngạc nhiên khi chùa Hương Tích là điểm du lịch của các tín đồ theo đạo Phật mỗi khi đến vùng đất Hoan Châu. Và nếu có ý định vãn cảnh, chiêm bái Phật tại chùa Hương Tích, bạn có thể ghé đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt, vào những dịp lễ hội, Tết âm lịch, thì chùa Hương Tích lại càng thêm náo nhiệt với khung cảnh người người ra vào tấp nập.

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 2

Tọa lạc trên đỉnh Hồng Lĩnh hùng vĩ, chùa Hương Tích sở hữu tầm nhìn thoáng đãng hướng trực diện ra núi rừng bạt ngàn


Có nhiều phương tiện để bạn lựa chọn khi có ý định đến vãn cảnh chùa Hương Tích, như máy bay, xe khách, tàu hỏa hoặc xe máy. Đối với máy bay, bạn có thể bay chuyến đến Vinh, sau đó đi ngược về Hà Tĩnh bằng xe khách, tàu hỏa và đi taxi hoặc xe máy để đến chùa Hương Tích.

Hoặc không, để tiết kiệm chi phí và đồng thời có thể ngắm cảnh dọc hai bên đường tỏng suốt hành trình, thì xe khách và tàu hỏa là hai phương tiện lý tưởng nhất. Tuy nhiên, xe khách là phương tiện phù hợp dành cho các bạn xuất phát từ khu vực phía Bắc, trong khi tàu hỏa sẽ phù hợp cho tất cả mọi người. Giá xe khách tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh dao động trong khoảng 250.000 VND/ người, và giá cho một chiều tàu hỏa từ Sài Gòn ra Vinh từ 700.000 VND đến 1.200.000 VND, và từ Hà Nội sẽ dao động trong khoảng 600.000 VND/ người.

Nếu lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển đến chùa Hương Tích, vậy bạn có thể tham khảo lộ trình MIA.vn gợi ý ngay sau đây: trung tâm thành phố Hà Tĩnh - Quốc lộ 1A - thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc) - chân núi Hồng Lĩnh.

Sau khi đến được khu vực chân núi, bạn sẽ có ba lựa chọn để đến được chùa Hương Tích, bao gồm:

- Đi cáp treo: Đối với phương tiện này, bạn sẽ đi lên khu đền Thượng, sau đó đi bộ một đoạn ngắn là đến được cổng chùa Hương Tích

- Đi bộ: Đây là cách di chuyển phù hợp cho các tâm hồn đam mê khám phá. Đường đi đến chùa Hương Tích từ chân đỉnh Hồng Lĩnh tương đối khó nhằn, bạn nên lựa chọn giày thế thao để thuận tiện khi di chuyển

- Đi thuyền: Đây là phương tiện giúp bạn có thể ngắm cảnh non nước hữu tình trước khi dừng chân đến chùa Hương Tích. Bạn sẽ xuất phát từ miếu Linh Sơn, xuôi dòng nước hồ nhà Đường để đến được Miếu Cô. Từ đây, bạn sẽ lựa chọn đi bộ hoặc đi cáp treo để đến chùa

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 3

Nếu đi cáp treo, bạn sẽ đi lên khu đền Thượng, sau đó đi bộ một đoạn ngắn là đến được cổng chùa Hương Tích

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 4

Đi thuyền là phương tiện giúp bạn có thể ngắm cảnh trước khi đến chùa Hương Tích. Bạn sẽ xuất phát từ miếu Linh Sơn, xuôi dòng nước hồ nhà Đường để đến được Miếu Cô


Là một trong 21 danh thắng nổi tiếng của nước ta thời phong kiến, chùa Hương Tích là ngôi cổ tự có niên đại lâu đời nhất tại Việt Nam. Chùa được xây dựng vào thời nhà Trần, tức khoảng thế kỷ XIII. Đây là ngôi chùa theo trường phái Phật giáo Bắc Tông, và gắn liền với sự tích Bà Chúa Ba, tức công chúa Diệu Thiện, con vua Sở Trang Vương nước Sở.

Kể rằng, vua Sở Trang Vương có ba người con gái, lần lượt là Diệu Duyên, Diệu Ân và Diệu Thiện. Đến tuổi trưởng thành, vua muốn ba người lấy quan thần trong triều nhằm có được chỗ dựa vững chắc sau này. Tuy nhiên, trái với hai người chị em, thì Diệu Thiện không chấp nhận cưới vị tướng quân vốn nổi tiếng ác độc. Vì vậy, nàng kiên quyết phản đối, và điều này khiến vua Sở Trang Vương rất tức giận. Quá đau lòng, nàng Diệu Thiện đã bỏ đi, và công chúa nước Sở đã đến dựng am, tu hành, nương nhờ cửa Phật ngay trên đỉnh dãy Hồng Lĩnh.

Tuy nhiên, tướng quân không bỏ cuộc, và đã tìm đến tận nơi phóng hỏa nhằm ép nàng Diệu Thiện ra mặt. Lúc này, may mắn nàng Diệu Thiện và các tăng ni được Đức Phật che chở, và sai Bạch Hổ đưa nàng sang nước Việt Thường Thị lập am tu hành. Nơi nàng đến là hang động Thiếu Lĩnh, nằm cheo leo nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh.

Sau này, khi vua Sở Trang Vương lâm trọng bệnh, nàng Diệu Thiện đã dâng cả tròng mắt và bàn tay để cứu cha. Đức Phật cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, đã làm phép giúp mắt công chúa Diệu Thiện sáng lại, và tay cũng mọc lại đầy đủ. Nàng tiếp tục tu hành, và đắc đạo trở thành Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay như ngày nay. Và nơi nàng Diệu Thiện tu hành, người dân đã dựng nên một ngôi chùa, tức chùa Hương Tích ngày nay.

Tuy nhiên, cũng có nhiều phiên bản khác nói rằng, nàng công chúa Diệu Thiện đã được Thần Hổ chở che, và đưa nàng đến dãy Hồng Lĩnh lập am tu hành, sau đó hóa thành Phật.

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 5

Hương Tích là ngôi chùa theo trường phái Phật giáo Bắc Tông, và gắn liền với sự tích Bà Chúa Ba, tức công chúa Diệu Thiện, con vua Sở Trang Vương nước Sở


Chùa Hương Tích được xây dựng vào thế kỷ XIII, và từng xảy ra trận hỏa hoạn lớn vào năm 1885, khiến gần như toàn bộ công trình chùa bị thiêu rụi, chỉ còn sót lại các công trình đơn lẻ. Và đến năm 1901, Tổng đốc An Tĩnh đã ra lệnh trùng tu, quyết định xây dựng lại chùa Hương Tích trên nền di tích cũ.

Trong suốt quá trình trùng tu, các công trình cũ của chùa Hương Tích đã được phục dựng gần như toàn bộ. Và chùa được vua Bảo Đại chọn là biểu tượng chạm khắc trên Anh Đỉnh đặt tại Đại Nội Huế. Và đến năm 1990, chùa Hương Tích chính thức được công nhận là một trong những Di tích Văn hóa - Thắng cảnh cấp Quốc gia của vùng đất Hoan Châu, trở thành điểm tham quan tâm linh nổi tiếng khắp xứ Hà Tĩnh.


Chùa Hương Tích là quần thể di tích văn hóa sở hữu quy mô lớn, với ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần cùng các đền gắn liền với tín ngưỡng nông nghiệp và thờ mẫu của người dân Việt Nam.

Toàn bộ khuôn viên chùa Hương Tích được chia thành ba khu vực, bao gồm Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu - nơi công chúa Diệu Thiện đắc đạo hóa Phật. Ngay phía sau khuôn viên chùa Hương Tích là hàng cây cổ thụ trăm năm tuổi với bộ rễ khổng lồ cắm sâu vào lòng đất, và tán lá sum suê tỏa bóng mát. Ngoài ra, bạn sẽ nhìn thấy những tảng đá lớn muôn hình vạn trạng nằm rải rác khắp nơi, biến không gian thêm phần ấn tượng. Và xung quanh chùa chính là hàng loạt những thắng cảnh nổi tiếng của vùng Hoan Châu, như miếu Cô, am Phun Mây, động Tiên Nữ, suối Tiên Tắm cùng khe Quỷ khóc với những giai thoại nhuốm màu sắc tâm linh huyền bí.

Trong khuôn viên chùa Hương Tích, có thể nói điện Tam Bảo là nơi đặc sắc nhất, thu hút lượng lớn du khách đến đây chiêm ngưỡng, thắp hương. Đây là nơi thờ rất nhiều tượng Phật cổ, với niên đại lên đến hàng trăm, thậm chí nghìn năm. Đặc biệt nhất phải nói đến 50 pho tượng Phật với chiều cao ngang tầm ngực người lớn với tư thế ngồi thiền thanh tịnh, và chung quanh là mây gió vờn quanh.

Trên đỉnh núi có một cái am nhỏ, là nơi đặt tượng Quan Âm cùng những tượng khác tạc từ đá tảng. Và phía bên phải là chùa Phật, và bên trái là đền thờ đại vương Núi Hồng với tấm bia vua ban sơn son thếp vàng.

Đặc biệt hơn, vì tọa lạc nơi độ cao 650 mét so với mực nước biển, và nằm nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh bạt ngàn, chùa Hương Tích sở hữu cảnh quan mà ai từng đến đây đều cảm thấy choáng ngợp. Trải dài trước mắt là các núi non hùng vĩ, rừng cây nối tiếp nhau phủ sắc xanh rì đầy ấn tượng, và bầu không khí trong lành rộn ràng tiếng chim hót. Tất cả vẽ nên bức tranh chùa Hương Tích nhuốm màu linh thiêng, và có đôi chút huyền bí.

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 6

Toàn bộ khuôn viên chùa Hương Tích được chia thành ba khu vực, bao gồm Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu - nơi công chúa Diệu Thiện đắc đạo hóa Phật

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 7

Khung cảnh cổng tam quan chùa Hương Tích trong làn sương mù mờ ảo

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 8

Chùa là một trong các di tích tâm linh nổi tiếng bậc nhất khu vực phía Bắc, đồng thời vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa cũ với vẻ đẹp cổ kính, nhuốm màu thời gian

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 9

Chùa Hương Tích là điểm dừng chân của các tín đồ theo đạo Phật mỗi khi đến vùng đất Hoan Châu.


Lễ hội chùa Hương Tích luôn là một trong những dịp thu hút lượng lớn Phật tử ghé đến ngôi chùa nằm nơi lưng chừng núi này. Hằng năm sau tết Nguyên đán, thì Lễ hội chùa Hương Tích lại được tổ chức trang trọng, và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Thông thường, ngày hội chính sẽ rơi vào ngày 18 tháng 2 Âm lịch, vì người dân tin rằng đây là ngày công chúa Diệu Thiện hóa Phật năm xưa.

Trong những ngày này, tại chùa Hương Tích sẽ diễn ra hàng loạt những hoạt động in đậm văn hóa dân gian, giúp mọi người có được cái nhìn chân thật hơn về vùng đất này. Nếu muốn khám phá vẻ đẹp của đất và người nơi mảnh đất Hoang Châu, thì MIA.vn tin rằng Lễ hội chùa Hương Tích là dịp không thể phù hợp hơn.

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 10

Lễ hội chùa Hương Tích luôn là một trong những dịp thu hút lượng lớn Phật tử ghé đến ngôi chùa nằm nơi lưng chừng núi

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 11

Vào những ngày diễn ra Lễ hội chùa Hương Tích, các Phật tử sẽ quây quần nơi đây dâng hương, cầu nguyện

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 12

Khung cảnh cổng chùa Hương vào những ngày diễn ra lễ hội với những hàng bán lễ vật dọc khắp hai bên đường

Chùa Hương Tích, vẻ đẹp của chốn thờ tự nơi lưng chừng dãy Hồng Lĩnh 13

Những chiếc thuyền nối đuôi nhau đưa dòng người đến vãn cảnh Lễ hội chùa Hương Tích


- Lựa chọn trang phục lịch sự phù hợp

- Hạn chế chụp ảnh, cũng như không tùy tiện động chạm vào đồ vật tại chùa khi chưa được cho phép

- Đi đứng nhẹ nhàng, không chạy nhảy, đùa giỡn, la hét, giẫm đạp lên bàn ghế, cỏ cây

- Không tự ý đánh trống, chuông và các pháp khí

- Không xả rác bừa bãi

Chùa Hương Tích sở hữu vẻ đẹp cổ kính giữa núi rừng đại ngàn, thu hút lượng lớn Phật tử ghé đến chiêm bái, vãn cảnh mỗi năm. Nếu muốn hiểu hơn về văn hóa dân gian nơi vùng đất Hoan Châu, thì MIA.vn tin rằng chùa Hương Tích sẽ là điểm đến không thể phù hợp hơn.