Nếu đang muốn tìm kiếm các địa điểm tôn giáo để chiêm bái và tìm hiểu về văn hóa khi du lịch Thái Bình, bạn có thể đến Chùa Keo, một trong những cổ tự xinh đẹp nhất Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá vẻ đẹp của Chùa Keo cùng những điều kỳ thú xung quanh.


Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình với quy mô khá lớn. Chùa Keo Thái Bình còn được gọi là Chùa Keo trên để phân biệt với Chùa Keo dưới tọa lạc tại Nam Định. Sự sắp xếp trên dưới này được người đời dựa trên dòng chảy của sông Hồng.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 2

Chùa Keo, địa điểm tôn giáo nổi tiếng tại Thái Bình

Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1630 dưới triều đại vua Lê Trung Hưng. Cho đến thời điểm hiện tại, chùa đã có niên đại gần 400 năm. Đây là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và quy mô tại Việt Nam. Thời gian thi công Chùa Keo Thái Bình lên đến 28 tháng. Hiện nay, Chùa Keo vẫn được giới mộ điệu đánh giá là một trong những cổ tự đẹp nhất Việt Nam. Năm 2012, Chùa Keo vinh dự được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Chùa Keo Thái Bình còn được biết đến với tên Hán Việt là Thần Quang Tự. Ngoài mục đích thờ Phật và Bồ Tát như những ngôi chùa khác, địa điểm tôn giáo này còn thờ Thánh Dương Không Lộ (tức tiền Phật, hậu Thánh). Thánh Dương Không Lộ là một nhà sư thời Lý với kiến thức uyên bác về Phật pháp. Bên cạnh đó, Chùa Keo Thái Bình còn thờ phượng một số nhân vật tiêu biểu có công xây dựng chùa như Nguyễn Văn Trụ, Trịnh Thị Ngọc Lễ, Trần Thị Ngọc Duyên, Lê Hồng Quốc và Hoàng Nhân Dũng.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 3

Đến thời điểm hiện tại, Chùa Keo đã có niên đại gần 400 năm

Đường đến Chùa Keo Thái Bình không quá khó di chuyển. Ngày nay, hệ thống đường sá đã được mở rộng với nhiều tuyến cao tốc nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để tìm đến Chùa Keo.

Từ Thủ đô Hà Nội, bạn sẽ di chuyển đến Chùa Keo Thái Bình theo tuyến đường sau: Cao tốc Hà Nội, Ninh Bình - Nút giao thông Liêm Tuyền - Đường Hà Huy Tập - Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc - Đại lộ Thiên Trường - Cầu vượt Nam Định - Cầu Tân Đệ - Đường Hùng Vương - TL463 - Chùa Keo. Tổng quãng đường di chuyển từ Hà Nội đi Chùa Keo sẽ trong khoảng 110km.

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Keo Thái Bình

Chùa Keo là một địa điểm về văn hóa, tôn giáo nên các tín đồ du lịch có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Bạn có thể tham quan ngôi chùa này vào những dịp đặc biệt mang đậm sắc màu Phật giáo như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan để tham gia nhiều hoạt động như phóng sanh, thả cá hoặc nghe giảng đạo…

Bên cạnh đó, hàng năm vào mùa xuân và mùa thu, lễ hội Chùa Keo được các tín đồ Phật giáo tổ chức nhằm tái hiện lại những dấu mốc lịch sử quan trọng trong cuộc đời của vị Quốc sư Dương Không Lộ. Lễ hội có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn và đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể từ năm 2017. Thời điểm lễ hội diễn ra cũng là lúc Chùa Keo Thái Bình tấp nập các tín đồ thập phương đến tham quan và tìm hiểu văn hóa.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 4

Các tín đồ du lịch có thể ghé thăm Chùa Keo vào bất cứ thời điểm nào trong năm


Nhắc đến Chùa Keo Thái Bình, bạn sẽ không thể bỏ lỡ kiến trúc độc đáo, thuần Việt. Ngôi chùa này sở hữu kiến trúc “nội công ngoại quốc” trên một nền đất rộng lớn, lên đến 58.000 m2 với tất cả 157 gian và 21 công trình lớn nhỏ.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 5

Chùa Keo sở hữu nét kiến trúc thuần Việt

Hai công trình kiến trúc chủ đạo dùng để thờ Phật và Thánh Tổ Dương Không Lộ được xây dựng và bày trí một cách quy mô. Trải dài trong khuôn viên là hệ thống các công trình như chùa Phật, tam quan, toà thượng điện, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá.

Ngoài ra, chùa còn có tam quan nội với đường nét chạm trổ hình rồng chầu tinh xảo và nổi bật. Từ khu vực này, bạn chỉ cần qua sân khách sẽ đến được khu Chùa Phật gồm điện Phật, tòa thiêu hương và Chùa Ông Hộ.

Ngoài kiến trúc ấn tượng, điểm nhấn của Chùa Keo Thái Bình còn nằm ở các pho tượng. Tại đây có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, La Hán, Tuyết Sơn có niên đại từ Thế kỷ XVII, XVII. Bên cạnh đó, chùa còn sở hữu hai dãy hành lang Đông, Tây dài rộng được xây dựng uốn quanh khu chùa Phật, đền Thánh. Mặt trước của hành lang đi qua tam quan nội và hàng dậu, mặt sau gắn liền với gác chuông tạo thành hình chữ “quốc”. Ngoài ra, chùa còn có các khu phụ trợ như nhà khách ở hai bên Đông, Tây.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 6

Chùa Keo có quy mô kiến trúc khá lớn

Trong khuôn viên chùa có một giếng nước được xây dựng từ lâu đời. Giếng nước này có phần miệng được xếp ngay ngắn bằng những chiếc cối đá đã tồn tại vài thế kỷ. Hiện tại, hạng mục này đã được rào chắn bọc lại để bảo tồn di tích được nguyên vẹn. Các tín đồ du lịch khi tham quan chỉ có thể ngắm nhìn từ bên ngoài.

Ngoài ra, phía cuối con đường Thần Đạo trong khuôn viên chùa tọa lạc một công trình ấn tượng là tòa gác chuông. Tòa tháp bao gồm 4 tầng, trong đó tầng 1 treo khánh đá, tầng 2 đặt chuông đồng lớn, tầng 3 và tầng thượng đặt 2 chuông đồng cỡ nhỏ.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 7

Trải qua bao nhiêu năm tháng, Chùa Keo vẫn giữ được vẻ đẹp sừng sững, uy nghi


Lễ hội Chùa Keo diễn ra hai lần vào mùa xuân và mùa thu hàng năm. Lễ hội này ngoài tôn vinh vị Quốc sư Dương Không Lộ còn thể hiện được tinh thần nông nghiệp, yêu quý cây lúa của người dân Thái Bình.

Lễ hội Chùa Keo mùa xuân được diễn ra vào ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm. Ngoài các nghi thức lễ Phật, lễ Thánh, hội xuân tại Chùa Keo còn bao gồm các cuộc tranh tài với các cuộc thi như bắt vịt, nấu cơm. Đặc điểm chung của các cuộc thi này là lấy đề tài gắn liền với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp tại đất Thái Bình.

Lễ hội Chùa Keo mùa thu được diễn ra vào ngày 10 - 15/9 Âm lịch hàng năm. Bên cạnh những trò chơi, hội lễ nông nghiệp, các cuộc thi còn mang tính chất của một lễ hội lịch sử xâu chuỗi lại câu chuyện về Quốc sư Dương Không Lộ. Hiện nay, lễ hội mùa thu tại Chùa Keo đã được tinh giản hơn. Song, những giá trị văn hóa cơ bản như các nghi thức trong đám rước hay điệu múa ếch vồ, múa chải cạn vẫn còn được lưu giữ.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 8

Lễ hội Chùa Keo là nét văn hóa đặc trưng mà bạn nên tìm hiểu nếu có dịp

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 9

Lễ hội Chùa Keo thường diễn ra vào hai mùa xuân, thu

Chùa Keo Thái Bình là một địa điểm tôn giáo linh thiêng. Vì thế, các tín đồ du lịch khi đến tham quan hay chiêm bái tại chùa cần phải tôn trọng một số quy tắc sau:

- Không ăn mặc phản cảm, tránh mặc váy/quần quá ngắn, áo ba lỗ hoặc các trang phục không phù hợp khác.

- Không cười đùa, nói chuyện lớn tiếng trong không gian chùa.

- Không giẫm đạp lên hoa cỏ hoặc tự ý bẻ cành, hái hoa trong chùa khi chưa được sự cho phép của các sư thầy.

- Vứt rác đúng nơi quy đụng, không tùy tiện phóng uế trong không gian chùa.

Chùa Keo Thái Bình, cổ tự trăm năm nơi tả ngạn sông Hồng 10

Các tín đồ du lịch khi tham quan Chùa Keo cần lưu ý các phép tắc để gìn giữ vẻ đẹp uy nghiêm

Có thể thấy, Chùa Keo là một điểm đến lưu giữ nhiều giá trị độc đáo về văn hóa mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến với Thái Bình. Ngoài Chùa Keo, Thái Bình còn có nhiều điểm đến đặc biệt khác mà bạn nên khám phá thêm. Nếu cần khám phá về vùng đất yên bình này, hãy truy cập Cẩm nang du lịch MIA.vn để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé!