Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Ngọc Hoàng mở cửa từ: 07:00 - 19:00, tất cả các ngày trong tuần

Là ngôi cổ tự linh thiêng giữa lòng Sài thành, chùa Ngọc Hoàng thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người, không chỉ người dân địa phương mà còn của khách du lịch các nước.

Có tên chữ là Phước Hải Tự, chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng là nơi linh thiêng, dành cho những ai muốn cầu tình duyên hoặc các cặp vợ chồng hiếm muộn đến đây cầu con.

Từ lâu nhờ sự linh thiêng cùng kiến trúc in đậm dấu ấn Trung Hoa cổ, chùa Ngọc Hoàng còn trở nên nổi tiếng hơn khi cựu Tổng thống Mỹ Obama viếng thăm vào ngày 24/5/2016. Đặc biệt, chùa Ngọc Hoàng còn được công nhận là Công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cấp Quốc gia vào năm 1994, biến nơi đây trở thành điểm tham quan nổi bật trên bản đồ du lịch Sài thành.

Theo nhiều bạn chia sẻ cùng MIA.vn, từ đầu năm đến giữa tháng Giêng hoặc dịp lễ Vía Ngọc Hoàng, rơi vào khoảng mùng 9 Âm lịch hàng năm là thời điểm lý tưởng để bạn có thể đến vãn cảnh chùa. Bầu không khí tại chùa Ngọc Hoàng vào những thời điểm này luôn tấp nập người ra kẻ vào, vì thế, nếu ngại đông người, bạn có thể thu xếp đi vào dịp khác, vì chùa luôn có nhiều người tham quan, viếng bái quanh năm.

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 2

 Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng là nơi linh thiêng, dành cho những ai muốn cầu tình duyên hoặc các cặp vợ chồng hiếm muộn đến đây cầu con

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 3

 Chùa Ngọc Hoàng còn được công nhận là Công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cấp Quốc gia vào năm 1994

Địa chỉ chùa Ngọc Hoàng ở ngay khu vực trung tâm thành phố, vì thế, bạn có thể viếng chùa bằng nhiều phương tiện, từ xe khách, xe hơi đến xe máy đều được. Tuy nhiên, lưu ý rằng đường Mai Thị Lựu tương đối hẹp, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc taxi.

Hiện nay có những tuyến bus 18, 93 và 150 ghé tại các trạm gần chùa Ngọc Hoàng, như đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng, Đài Truyền hình thành phố, Nhà thờ Mạc Ti Nho, v.v. Từ đây, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi để đến chùa Ngọc Hoàng.

Hoặc nếu di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi theo lộ trình như sau: Trương Định - Nguyễn Thị Minh Khai - Phùng Khắc Khoan - Điện Biên Phủ - Mai Thị Lựu.

- Wink Hotel Saigon Centre, 75 Nguyễn Bình Khiêm, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Giá tham khảo: từ 2.250.000 VND/ đêm

- Pullman Saigon Centre, 148 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Giá tham khảo: từ 2.775.000 VND/ đêm

- InterContinental Saigon, góc đường Hai Bà Trưng và Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Giá tham khảo: từ 4.700.000 VND/ đêm

- Hotel Nikko Saigon, 235 Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Giá tham khảo: từ 4.520.000 VND/ đêm

Ngôi cổ tự cổ kính giữa lòng Sài Gòn do một người Trung Hoa Lưu Minh, tự Lưu Đạo Nguyên xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Vốn trước kia, đây là điện thờ Ngọc Hoàng Thương đế, đồng thời là nơi Lưu Minh sử dụng làm căn cứ họp bàn kế hoạch lật đổ triều Mãn Thanh.

Năm 1982, điện được Hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản, trở thành một phần cua Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, điện chính thức được đổi tên thành Phước Hải Tự, tức chùa Ngọc Hoàng như ngày nay.

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 4

Ngôi cổ tự cổ kính giữa lòng Sài Gòn do một người Trung Hoa Lưu Minh, tự Lưu Đạo Nguyên xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 5

Năm 1984, điện chính thức được đổi tên thành Phước Hải Tự, tức chùa Ngọc Hoàng như ngày nay

Ngày nay, chùa Ngọc Hoàng là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế cùng các thiên binh thiên tướng. Ngoài ra, ngôi cổ tự còn là nơi thờ kính bà Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở của con người trần gian. Bên cạnh đó, chùa Ngọc Hoàng còn thờ các thần theo tín ngưỡng văn hóa Trung Hoa ngày trước.

Không chỉ vậy, ngôi cổ tự còn nổi tiếng với bức tượng ông Tơ bà Nguyệt chùa Ngọc Hoàng, phù hợp dành cho những ai muốn cầu tình duyên, gia đạo suôn sẻ.

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 6

Chùa Ngọc Hoàng là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế cùng các thiên binh thiên tướng

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 7

Tượng Ngọc Hoàng Thượng đế được đặt trang nghiêm ở khu vực chánh điện chùa

Ngôi cổ tự gây ấn tượng mạnh mẽ với vẻ đẹp in đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa xưa. Với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, chùa Ngọc Hoàng không chỉ là nơi lui tới cầu bình an, tình duyên hay gia đạo, con cái, đây còn là điểm tham quan dành cho những ai yêu thích kiến trúc xưa cũ.

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng hoàn toàn từ gạch nung, kết hợp mái lợp ngói âm dương và các bờ nóc, góc mái được khảm tượng màu ấn tượng. Bên ngoài chùa Ngọc Hoàng sở hữu vẻ đẹp cổ kính với những đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa, còn bên trong các điện thờ đã được trùng tu, toát lên vẻ đẹp đầy ấn tượng.

Tổng thể khuôn viên chùa Ngọc Hoàng được chia thành ba gian chính: Tiền điện, nơi thờ thần Thổ Địa và thần Môn Quan, Trung điện thờ Thanh Long Đại Tướng, Phật Dược Sư và Phục Hổ Đại Tướng. Và Chánh điện là nơi đặt tượng Ngọc Hoàng Thượng đế, bên trái là tượng Huyền Thiên Bắc Đế, bên phải là tượng thờ Phật Chuẩn Đề.

Trong khi đó, gian bên trái chùa Ngọc Hoàng là nơi thờ phượng nhị vị Song Án, Thành Hoàng Lỗ Ban, tượng Mã Tướng Quân, Thái Tuế. Ngoài ra, còn có một gian dành để thờ Thập Điện Diêm Vương với điểm nhấn là 10 bức chạm gỗ tương ứng 10 cửa ải địa ngục. Điện thứ ba đặt bức tượng ông Tơ bà Nguyệt chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng linh thiêng cùng 12 bà mụ, 13 đức thầy.

Và cuối cùng là không gian phía sau chùa Ngọc Hoàng. Vốn trước kia, nơi đây từng có một miếu cổ của người Khmer. Khi chùa Ngọc Hoàng trùng tu, ngôi miếu cổ đã được cải tạo thành miếu thờ Ông Đá. Bên trong miếu đặt một viên đá chữ nhật lấy từ núi Thái Sơn, phía trước là lư hương, bên phải là đá Thanh Long, bên trái là đá Bạch Hổ.

Nếu tham quan khắp khuôn viên chùa Ngọc Hoàng, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những câu đối, hoành phi, bài vị, biển ngạch và bảng chữ được viết hoàn toàn từ tiếng Hán. Các bức hoành phi tại chùa Ngọc Hoàng được chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ quý, có giá trị nghệ thuật cao, tái hiện chân thật tư tưởng tôn giáo, tín ngưỡng của đạo Minh ngày trước.

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 8

Chùa Ngọc Hoàng gây ấn tượng mạnh mẽ với vẻ đẹp in đậm dấu ấn kiến trúc Trung Hoa xưa

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 9

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng hoàn toàn từ gạch nung, kết hợp mái lợp ngói âm dương và các bờ nóc, góc mái được khảm tượng màu ấn tượng

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 10

Mái lợp ngói âm dương là hình ảnh bạn dễ dàng bắt gặp nếu có dịp đến chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 11

Khung cảnh chùa Ngọc Hoàng với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian khiến bao người yêu thích

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 12

Vẻ đẹp xưa cũ của chùa Ngọc Hoàng. Kiến trúc của chùa vẫn được giữ nguyên, duy chỉ có khu vực điện thờ được phục chế

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 13

Mái lợp ngói âm dương với màu xanh rêu cùng phần mái vuốt cong

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 14

Bể nuôi rùa tại chùa Ngọc Hoàng

Từ lâu, chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng là nơi cầu duyên, gia đạo. Khi đến chùa và muốn cầu duyên, bạn có thể thắp hương, khấn tên mình và người trong lòng, sau đó sờ vào tượng ông Tơ bà Nguyệt chùa Ngọc Hoàng để xin viên mãn. Tương truyền, lúc này Thánh Mẫu sẽ thỏa ước nguyện, để ông Tơ, bà Nguyệt kết duyên tơ hồng cho bạn và nửa kia được viên mãn.

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 15

Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng là nơi cầu duyên, gia đạo

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 16

Văn khấn cầu tự được đặt tại bàn thờ

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 17

Người dân sẽ đến cầu nguyện trước tượng Ngọc Hoàng Thượng đế

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 18

Khung cảnh điện thờ bên trong chùa Ngọc Hoàng với vẻ đẹp linh thiêng, huyền bí

Là nơi thờ bà Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở, vì vậy, chùa Ngọc Hoàng là chốn được các cặp vợ chồng nương nhờ khi hiếm muộn con cái.

Cách cầu con ở chùa Ngọc Hoàng rất đơn giản, lại được hướng dẫn cụ thể nên bạn hoàn toàn có thể an tâm.

Bạn sẽ khấn trước Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ. Nếu cầu con trai thì treo vòng chỉ vào tượng bên phải, còn con gái thì treo vào tượng bên trái. Sau đó, bạn sẽ xoa bụng mình ba cái, và xoa bụng bức tượng trẻ dưới chân bà mụ ba cái, sau đó lại tự xoa bụng thêm ba cái là hoàn tất.

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 19

Bạn sẽ khấn trước Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ nếu có ý định cầu con tại chùa Ngọc Hoàng

Không chỉ là nơi cầu tình duyên hoặc con cái, chùa Ngọc Hoàng là điểm đến nhiều người lựa chọn khi muốn cầu bình an, tài lộc hoặc sức khỏe trong cuộc sống.

Để cầu bình an, bạn có thể đến cầu tại điện thờ Phật Dược Sư. Trong khi đó, cầu tại điện Thần Tài cách hướng dẫn cầu tài lộc ở chùa Ngọc Hoàng bạn cần nắm rõ.

Còn đối với cầu sức khỏe, bạn có thể đến chùa Ngọc Hoàng để cầu khấn trước tượng Hoa Đà Tiên sư. 

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 20

Để cầu bình an, bạn có thể đến cầu tại điện thờ Phật Dược Sư

Dinh Độc Lập: Đây là điểm tham quan có giá trị lịch sử to lớn, đồng thời vẫn còn trưng bày các hiện vật để mọi người hiểu hơn về các giai đoạn lịch sử của thành phố mang tên Bác

Chợ Bến Thành: Được xem là biểu tượng của Sài Gòn, chợ Bến Thành là nơi buôn bán sầm uất với đa dạng các mặt hàng. Đặc biệt, khu vực ẩm thực tại chợ rất được lòng thực khách với sự góp mặt của hàng loạt các món ăn nổi tiếng, như bún bò, bún thịt nướng, bánh canh cua, bánh xèo, bánh khọt, gỏi cuốn và các loại chè, sinh tố rất ngon

Nhà thờ Đức Bà: Đây là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất Sài thành, với vẻ đẹp kiến trúc in đậm dấu ấn Roman và Gothic. Bạn có thể đến tham quan, cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Hòa Bình hoặc tham dự các Thánh lễ

Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Đây là tụ điểm vui chơi của các bạn trẻ, đặc biệt khi đêm về lại càng sôi động, náo nhiệt hơn. Thiên đường ẩm thực với ti tỉ quán ăn, nhà hàng hấp dẫn đang chờ bạn tại phố đi bộ

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi cổ tự lâu đời bậc nhất đất Sài Gòn 21

Nhà thờ Đức Bà là công trình tôn giáo nổi tiếng bậc nhất Sài thành, với vẻ đẹp kiến trúc in đậm dấu ấn Roman và Gothic

Từ lâu, chùa Ngọc Hoàng nổi danh là điểm cầu tự linh thiêng giữa lòng Sài thành. Nếu là người yêu thích các công trình kiến trúc cổ xưa hoặc muốn hiểu hơn về văn hóa bản địa, bạn đừng bỏ qua cơ hội vãn cảnh chùa Ngọc Hoàng nhé.