Địa chỉ: 461 đường Hùng Vương, phường 1, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Chùa Phước Hưng hay còn gọi là Chùa Hương Sa Đéc (tên rút gọn của chùa Minh Hương) không chỉ được biết đến là ngôi chùa cổ kính nhất nhì Đồng Tháp mà còn là nơi lưu giữ nhiều pháp bảo quý giá, trong đó có chiếc mõ cổ gắn liền với câu chuyện độc đáo. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, phản ánh sự phát triển của Phật giáo ở Sa Đéc từ 300 năm trước.

Mỗi năm, vào ngày 19 tháng 7 âm lịch, chùa tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ Hòa thượng Thích Minh Phước - Vị trụ trì đầu tiên.

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 2

Chùa Phước Hưng không chỉ được biết đến là ngôi chùa cổ kính nhất nhì Đồng Tháp. Ảnh: Chùa Việt Toàn Cầu

Theo MIA.vn tìm hiểu, chùa Phước Hưng được xây dựng bởi nhóm người Hoa thuộc hội Minh Hương khi họ đến Sa Đéc lập nghiệp vào năm 1838. Sau đó, cộng đồng người Hoa và người Việt đã cùng nhau trùng tu, tạo nên một ngôi chùa khang trang hơn, còn giữ lại tên gọi chùa Hương Sa Đéc. Chùa đã trải qua sáu đời trụ trì.

- Năm 1854, Hòa thượng Minh Phước mở rộng Đông lang, Tây lang.

- Năm 1882, Hòa thượng Như Diệu trùng tu chánh điện.

- Năm 1919, Hòa thượng Vạn Hiển cho in kinh Kim Cang, Phổ Môn, Địa Tạng bằng chữ Hán khắc gỗ.

- Năm 1938, Hòa thượng Vĩnh Tràng đến Hà Nội để thỉnh chiếc mõ lớn nặng khoảng 15 kg.

- Từ năm 1962, Hòa thượng Vĩnh Đạt đã trùng tu, mở rộng ngôi chùa, xây lại Tây lang, đài Quan m, cổng tam quan. Ông còn đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp trong hai nhiệm kỳ từ 1981 đến 1987.

- Từ năm 1987, Thượng tọa Thích Thiện Huệ tiếp tục công cuộc trùng tu và xây dựng thêm hội trường Trường cơ bản Phật học Đồng Tháp.

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 3

Chùa Phước Hưng đã trải qua gần 200 năm tuổi với nhiều thăng trầm. Ảnh: Lục Tùng

Chùa Phước Hưng được thiết kế theo hình chữ Sơn - một phong cách kiến trúc truyền thống của cả người Trung Hoa và Việt Nam từ lâu đời.

Chùa có tổng cộng 8 mái với cấu trúc hai cấp, lợp ngói âm dương truyền thống như các ngôi chùa cổ. Xung quanh là những hình ảnh nổi bật của cỏ cây, hoa lá, chim muông, cùng tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng theo phong cách Trung Hoa. Tất cả tạo nên sự hài hòa giữa màu sắc và vật liệu, biểu thị sự kết hợp âm dương trong cả đời lẫn đạo, tựa như ánh trăng huyền ảo lung linh.

Bên ngoài chùa là khoảng sân rộng rãi, trang trí tiểu cảnh thiên nhiên tạo nên không gian thanh bình, thoáng đãng. Khi đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, buông bỏ mọi lo toan đời thường.

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 4

Các bức tường được chạm khắc đẹp mắt. Ảnh: Thám Hiểm Mekong

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 5

Mái chùa được trạm khắc bằng gốm màu, tạo dáng hình long, lân, quy, phụng tinh xảo. Ảnh: iVIVU

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 6

Chùa có 8 mái và 2 cấp và được lợp ngói âm dương cổ kính. Ảnh: iVIVU

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 7

Chùa có nhiều hạng mục được trang trí bằng miểng chén kiểu nhiều màu sắc. Ảnh: Lục Tùng

Khi bước qua cổng Đông Lang để vào chính điện, bạn sẽ thấy hai câu đối vang vọng chí nguyện của tiền nhân. Bên trong Đông Lang là nơi tiếp đón khách thập phương, kế đó là tổ điện gồm 5 gian, bố trí 3 hàng để các chư tăng có thể dùng bữa mỗi ngày.

Trong tổ điện, ở giữa trai đường là bàn thờ chư tổ sư và các vị trụ trì. Di ảnh và linh vị đều được đặt trong những chiếc khánh gỗ sơn son thếp vàng, chạm khắc hoa văn tinh xảo.

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 8

Khu vực bên trong chùa. Ảnh: Thám Hiểm Mekong

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 9

Cách thức thờ phượng của chùa theo lối cổ, đơn giản nhưng trang nghiêm. Ảnh: Chùa Việt Toàn Cầu

Trong số các pháp khí quý giá, phải kể đến chiếc mõ tụng kinh chạm hình song ngư tuyệt đẹp. Chiếc mõ làm từ gỗ quý, chạm khắc tinh xảo, nặng khoảng 15kg, âm thanh vang vọng đặc biệt nhờ chất liệu dày và lớn.

Chiếc mõ được Hòa thượng Thích Vĩnh Tràng (1881-1963), trụ trì đời thứ 4, thỉnh từ miền Bắc về cách đây gần 90 năm. Vào năm 1938, để kỷ niệm 100 năm thành lập chùa, Hòa thượng đã phát nguyện hành hương ra Bắc, chiêm bái danh lam thánh tích và thỉnh một chiếc mõ từ Tổ đình Thiên Phúc Tự (chùa Thầy, Hà Nội). Sau đó, ngài đội mõ trên đầu, vừa đi vừa niệm Phật suốt hành trình xuyên Việt trở về. Từ đó chiếc mõ với câu chuyện đặc biệt đã trở thành pháp bảo quý giá của chùa.

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 10

Chiếc mõ "xuyên Việt" được chạm hình song ngư tuyệt đẹp. Ảnh: Thám Hiểm Mekong

Chùa vẫn giữ nguyên cách thờ cúng cổ xưa với hai bộ tượng Tam Thánh Tây Phương Cực Lạc (Phật A-Di-Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí). Đặc biệt, chùa có một pho tượng A-Di-Đà bằng đất sét thếp vàng, đã hơn trăm năm tuổi, dù không nung nhưng vẫn còn vững chắc đến nay.

Các tượng gỗ khác như Chuẩn Đề, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng, Tiêu Diện Đại Sĩ, Thiện Hữu (tiền thân Phật Thích Ca), Ác Hữu (tiền thân Đề Bà Đạt Đa), Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu và tượng Hộ Pháp bằng đồng, đều được chế tác vào năm 1838.

Trước tổ điện chùa có treo một bức hoành phi với đường nét chạm khắc công phu, nổi bật là ba chữ "Bát Nhã Đường" trên nền hoa văn mai, lan, trúc, bướm, quạt, cuốn thư và giấy bút. Bên trái chính điện là Tây Lang, nơi vừa tiếp tăng khách vừa là nơi lưu giữ kinh sách.

Chùa Phước Hưng: Ngôi chùa cổ gần 200 tuổi ở Sa Đéc 11

Bức hoành phi với đường nét chạm khắc công phu. Ảnh: Lục Tùng

Chùa Phước Hưng đặc biệt còn giữ những bản gỗ khắc chữ dùng để in các kinh, luật từ thời Hòa thượng Vạn Hiển, trụ trì đời thứ 3. Ngài đã xuất bản các kinh như: Kim Cang, Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn), Địa Tạng trọn bộ, A Di Đà, Tỳ Ni Nhật Dụng Yếu Lược, Sa Di Luật Giải... Hiện nay, chùa vẫn còn bảo quản một bản kinh Kim Cang có tuổi đời gần một thế kỷ nhưng chữ vẫn rõ, giấy vẫn trắng và bền nhờ được làm từ loại gỗ tốt.

Chùa Phước Hưng là một trong những ngôi già lam cổ kính linh thiêng bậc nhất Sa Đéc. Nếu có dịp du lịch về Đồng Tháp, bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa để tận hưởng không gian thanh tịnh cùng vẻ đẹp kiến trúc tuyệt đẹp của chùa nhé!