1Chùa Thiên Ấn linh thiêng trên đỉnh núi
1.1 Chùa Thiên Ấn ở đâu?
Địa chỉ: đỉnh Thiên Ấn, xã Tịnh Ẩn, huyện Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi
Là ngôi chùa cổ hơn trăm năm tuổi tại vùng đất Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn sở hữu vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính của chốn tu tập. Đặc biệt, vì nằm trên đỉnh núi cao bên bờ dòng Trà Khúc, thế nên, cảnh quan tại chùa tựa bức tranh sơn thủy hữu tình, ai nấy từng có cơ hội ghé đến đều đem lòng yêu mến.
1.2 Lịch sử xây dựng chùa Thiên Ấn
Ban đầu, chùa Thiên Ấn vốn là một thảo am nhỏ, được hình thành vào năm 1716. Vốn ngày ấy, chùa vốn ít người lui tới.
Vốn trước kia, núi Thiên Ấn là nơi rừng thiêng nước độc với rất nhiều thú dữ, thế nên, người dân quanh vùng không ai dám đặt chân đến. Có một dạo, một đoàn người phát hiện ra con đường mòn dẫn từ chân lên đỉnh núi đã men theo đi lên. Họ gặp Thiền sư Tháp Hóa, tổ sư dựng am thảo và tu thiền tại đây. Họ được ngài giảng giải về Phật pháp và thế thái nhân sinh rất hay, nên dâng dà thu hút đông đảo người dân trong vùng đến nghe giảng.
Tiếng lành đồn xa, cả chúa Nguyễn Phúc Chu cũng biết đến ngôi chùa cổ trên đỉnh Thiên Ấn. Đến năm 1717, chùa được vua ban biển ngạch ‘Sức Tứ Thiên Ấn Tự’. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, am thảo đã bị hư hoại nặng nề. Năm 1946, chùa được Thiền sư Hoàng Phúc trùng tu lại, và đến năm 1965 đã chính thức trở thành một ngôi chùa như hiện nay.
Chùa trải qua 5 lần trùng tu, mở rộng để sở hữu dáng dấp hiện tại. Khuôn viên chùa Thiên Ấn rộng hơn 1 ha, trải qua 15 đời trụ trì trong suốt hơn 300 năm tồn tại. Với bề dày lịch sử cùng những giá trị kiến trúc đắt giá, năm 1990, chùa Thiên Ấn được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
1.3 Giếng Phật tại chùa Thiên Ấn có gì đặc biệt?
Không chỉ là ngôi cổ tự linh thiêng tại vùng đất Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn còn được biết đến là nơi sở hữu giếng Phật linh thiêng.
Tương truyền, thời ấy, khi phật tử, tăng ni lên núi càng ngày càng đông, sư trụ trì đã cho đào giếng để lấy nước sinh hoạt. Lúc bấy giờ, ngài nằm mơ thấy được thần linh chỉ đào giếng ở phía đông sẽ gặp một tảng đá bàn, bên dưới tảng đá sẽ có nước.
Tuy nhiên, thời ấy, việc cạy tảng đá khổng lồ là điều rất khó khăn. Bỗng có một vị sư trẻ đến chùa Thiên Ẩn và nói sẽ hỗ trợ đào giếng. Lúc này, khi đào đến mạch nước ngầm, vị sư trụ trì vục mặt uống nước, khi ngẩng đầu lên đã không còn thấy vị sư trẻ ban nãy đâu nữa. Đây cũng là nguồn gốc của hai câu thơ dân gian: “Ông thầy đào giếng trên non/ Đến khi có nước không còn tăm hơi.”
Ngày nay, giếng vẫn còn đầy ắp nước ngọt lành để sư thầy trong chùa sử dụng. Giếng sâu tầm 21 mét, đường kính hơn 2 mét và được lát hoàn toàn bằng đá ong.
1.4 Chiếc chuông thần tại chùa Thiên Ấn
Bên cạnh giếng Phật quanh năm cho nước ngọt lành, thì chùa Thiên Ấn còn nổi tiếng với giai thoại liên quan đến chiếc chuông thần.
Đây là chuông được đúc tại làng Chí Thượng. Tương truyền, khi mới hoàn thành, chuông đánh mãi không kêu. Lúc này, thiền sư Bảo Ẩn tổ sư thứ ba của chùa nằm mộng thấy một vị hộ phấp. Ngài bảo vị sư đến làng Chí Thượng thỉnh quả chuông về. Khi về đến chùa, chuông đã đánh lên tiếng và vang vọng khắp đỉnh núi.
2Hướng dẫn di chuyển đến chùa Thiên Ấn
Cung đường từ trung tâm thẨnh phố Quảng Ngãi đến chùa Thiên Ẩn tương đối dễ đi, bạn có thể di chuyển bằng xe máy sẽ phù hợp hơn cả. Bạn có thể tham khảo lộ trình MIA.vn gợi ý ngay sau đây: trung tâm thành phố Quảng Ngãi - cầu Trà Khúc - Quốc lộ 24B. Từ đây, bạn chạy thẳng tầm 20 phút là sẽ đến chân núi Thiên Ấn.
Cung đường đi từ chân lên đỉnh núi Thiên Ấn rất đẹp, thế nên bẨn có thể thong thả leo núi, tản bộ, ngắm cảnh, sau đó đến chùa bái Phật. Đặc biệt, khi đứng từ đỉnh Thiên Ẩn và phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi từ trên cao cũng như dòng sông Trà Khúc hiền hòa thấp thoáng bên dưới.
3Khám phá kiến trúc của Chùa Thiên Ấn
Chùa Thiên Ấn được xây dựng theo kiến trúc chùa chiền truyền thống, với họa tiết chạm trổ tinh xảo. Phần mái chùa là họa tiết lưỡng long chầu nguyệt, cuốn thư và hệ thống câu đối, liễn sinh động.
Phía trên cổng tam quan của chùa là nơi đặt một bức tượng thần Hộ pháp oai vệ. Đi vào bên trong, bạn sẽ nhìn thấy dãy tượng La Hán đặt hai bên, và chính giữa là tượng Phật hiền từ.
Khu vực phía đông chùa là Viên mộ với công trình bửu tháp 5 và 9 tầng. Đây chính là nơi an táng các thiền sư, trụ trì của chùa Thiên Ẩn, và gần đó là tượng Đức Thích Ca Mâu Ni Phật cao hơn 3 mét, được đúc hoàn toàn từ đồng nguyên khối. Đây là địa điểm tập trung đông đảo mọi người ghé đến thắp nhang, cúng bái, cầu nguyện.
Đi chếch về phía bắc chùa Thiên Ấn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống. Ở đây có một ao sen rộng lớn tỏa hương thơm lựng, tạo không khí thoáng đãng, mát mẻ cho khuôn viên chùa.
Ngoài ra, tại khu vực phía tây nam chùa Thiên Ấn là nơi an nghỉ của nhà chiến sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng. Bạn có thể đến đây thắp nén nhang thơm để bày tỏ lòng biết ơn đến vị anh hùng.