Theo các tài liệu lịch sử, chùa Tứ Kỳ được xây dựng từ thời Lê, đến nay đã có ít nhất hơn 300 năm tồn tại. Ghé thăm chùa Tứ Kỳ Hà Nội bạn sẽ được tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc tinh tế, dâng hương cúng bái và cảm nhận bầu không khí thanh bình, yên tĩnh của chốn tâm linh.

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 2

Nét trầm lặng và bình yên giữa không gian phố thị tấp nập

Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn nhất định nên một lần ghé thăm chùa Tứ Kỳ. Dù không có kiến trúc độc đáo như chùa Một Cột nhưng ngôi chùa này vẫn thu hút du khách bởi dáng vẻ cổ kính, bầu không khí thanh bình cùng bề dày lịch sử hơn 300 năm.

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 3

Khuôn viên xanh mát và thoáng đãng của nhiều cây xanh

Địa chỉ: Đường Ngọc Hồi, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Chùa Tứ Kỳ, hay còn gọi là Linh Tiên Tự, là ngôi chùa cổ nổi tiếng nằm tại địa phận thôn Tứ Kỳ, phía Nam Kinh thành Thăng Long xưa. Khu vực này hiện nay là phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Xưa kia, thôn Tứ Kỳ nằm ở vị trí án ngữ đường thủy vào kinh thành. Mảnh đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Chính vì thế, tại đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó không thể không nhắc đến chùa Tứ Kỳ.

Chùa Tứ Kỳ Hà Nội hiện đang là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của một cộng đồng dân cư tại Thủ đô. Đây cũng là nguồn sử liệu quý giá, góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử phát triển của đạo Phật phái thiền tông trên vùng đất phía Nam Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVIII – XIX.

Dựa trên các nguồn tài liệu thành văn hiện còn lưu giữ tại chùa như tấm bia niên hiệu Chính Hòa (1689), chuông đồng niên hiệu Thiệu Trị (1841), các nhà sử học định đoán rằng chùa Tứ Kỳ có khởi nguồn tạo dựng từ thời nhà Lê, ít nhất là trước năm 1689 và được trùng tu, cải tạo lớn vào thời nhà Nguyễn.

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 4

Một khu vực được nhiều khách du lịch ghé đến chụp hình

Thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách Mạng Tháng 8 năm 1945, Chùa Tứ Kỳ Hà Nội là một căn cứ cách mạng có tiếng của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Đầm sen sau chùa trở thành nơi ẩn náu của các chiến sĩ. Lúc bấy giờ, sư cụ Đàm Dần với lòng yêu nước cũng đã xung phong tham gia vào cách mạng.

Năm 1946, trong đợt “tiêu thổ kháng chiến” chống thực dân Pháp, ngôi chùa đã bị phá hủy.

Sau này, chùa đã được phục dựng, tôn tạo lại để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng. Những công trình hiện nay trong chùa đều đã được đại trùng tu dựa trên đặc trưng của kiến trúc tôn giáo truyền thống để không làm mất đi dáng vẻ nguyên bản.

Ngày 16/01/1995, chùa Tứ Kỳ được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

So với các ngôi chùa thờ Phật khác trong vùng thì Chùa Tứ Kỳ Hà Nội có quy mô khang trang hơn, được quy hoạch theo chiều sâu với không gian rộng lớn.

Chùa bao gồm những ngôi nhà cổ nằm dưới những tán cây ăn quả xanh mướt, với mặt tiền hướng về phía Đông. Giữa không gian rộng lớn, chùa hiện lên vô cùng thâm nghiêm, cổ kính với các công trình bao gồm cổng tam quan, nhà tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, tháp Phật, điện thờ Mẫu.

Chùa Tứ Kỳ sở hữu cổng tam quan xây 2 tầng hướng ra đường lớn, được cải tạo gần nhất vào năm 2013. Kiến trúc của cổng vô cùng độc đáo, với tầng trên được xây theo kiểu bốn mái, tầng dưới là sự kết hợp của ba cửa vòm cuốn. Thân trụ của cổng tạo gờ nổi, bên trên có trạm trổ câu đối chữ Hán.

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 5

Cổng được trang trí vô cùng cầu kỳ với hình lưỡng long chầu nguyệt giữa bờ nóc

Nhà tiền đường chính là khu chùa chính tại chùa Tứ Kỳ. Nhà gồm 5 gian rộng lớn được xây dựng trên nền cao với kết cấu kiểu chồng diêm hai tầng mái. Bộ vì kèo cùng với các cột gỡ được thiết kế tinh xảo, đặt trên chân tảng theo bố cục trên tròn dưới vuông.

Chùa Tứ Kỳ Hoàng Mai Hà Nội sở hữu tòa thượng điện ba gian 3 tầng gồm 12 mái được thiết kế theo kiến trúc hình chữ Đinh. Mái của toà thượng điện được lợp ngói ta, bờ nóc đắp theo kiểu bờ đinh. Giữa thượng điện là nơi bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải, Bồ Tát, A Di Đà tam tôn, Tam Thế nằm trên bệ thờ dọc giữa gian.

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 6

Mọi góc ngách tại ngôi chùa đều có kiến trúc rất tinh xảo

Nhà tổ ba gian với mái lợp ngói ta được thiết kế theo kiểu thường hồi bít đốc, nằm ở phía sau chùa. Đây là nơi thờ hai pho tượng Tổ trong tư thế ngồi. Lần tu sửa mới nhất của nhà thờ Tổ là vào năm 1993.

Là địa điểm để các Phật tử và nhân dân đến học tập, toà tháp Phật được xây dựng với tháp đáy rộng hình bát giác. Toà gồm 9 tầng được trạm trổ hoa văn và đầu đao theo kiểu hiện đại.

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 7

Trong tòa tháp này được đặt một quả chuông cổ từ năm Thiệu Trị 1

Mặt bằng Điện thờ Mẫu được kết cấu theo hình chữ Đinh, bao gồm 5 gian tiền bái và hai gian hậu cung. Bộ khung đỡ mái sử dụng gỗ lim vững chắc, kết cấu vì kèo chặt chẽ.

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 8

Trên thượng lương có dòng chữ Hán “Hoàng triều Bảo Đại vạn vạn niên chi thập tuế thứ”. Trên hai thân câu đầu khắc dòng chữ “Càn nguyên hanh lợi trinh” và “Phú quý thọ khang ninh”. Bốn đầu bẩy chạm nổi hình rồng, sen, lân và hoa dây.

Hai gian giữa được trang trí các bức cốn chạm nổi hình rồng và tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Ban thờ chính giữa đặt tượng Ngũ Vị Tôn Ông, phía trong là ban thờ Tam Thánh Mẫu.

Gian bên phải điện thờ Mẫu đặt các tượng hậu. Gian bên trái đặt tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo và ba tấm bài vị thờ ba vị phu nhân thời Hậu Lê.

Nằm ở thủ đô Hà Nội, có rất nhiều cách thức để du lịch tại chùa Tứ Kỳ, MIA.vn sẽ gợi ý đến bạn một số phương tiện di chuyển đến Hà Nội để ghé thăm chùa Tứ Kỳ nhé!

- Từ Đà Nẵng: bạn tham khảo một số hãng bay như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines, Bamboo Airways với mức giá từ 926.000 VND/chiều.

- Từ thành phố Hồ Chí Minh: bạn có thể tham khảo các hãng bay như Vietjet Air, Bamboo Airways... với mức giá giao động từ 1.337.000 VND/chiều.

Bạn cũng có thể linh động các phương tiện di chuyển như xe khách, tàu hỏa, xe ô tô... tùy thuộc vào nhu cầu và kinh phí của mỗi người.

Để có một hành trình khám phá chùa Tứ Kỳ trọn vẹn và đong đầy cảm xúc nhất, MIA.vn sẽ gợi ý đến bạn một số lưu ý cần thiết sau: 

Chùa Tứ Kỳ: chốn thanh tịnh, bình yên giữa lòng Hà Nội 9

Hoạt động sinh hoạt vào mỗi buổi sáng cuối tuần của các phật tử

- Lựa chọn những loại trang phục lịch sự, kín đáo, không lòe loẹt. Bạn nên đi giày bệt hoặc dép để thuận lợi di chuyển trong khuôn viên chùa. 

- Chuẩn bị sẵn tiền lẻ và lễ vật thành tâm, đồ lễ nên chuẩn bị đồ chay, quả, trầu cau, hương, hoa, xôi chè hay oản. Nếu có dự định lễ đền Mẫu thì chuẩn bị đồ chay, mặn tuỳ tâm, đồ mặn có thể là giò lụa, gà cúng.

- Giữ yên lặng và không được nói chuyện quá to, đùa giỡn hay la hét.

- Không tự ý đi vào những khu vực không cho phép tham quan.

Ngoài ra, khi du lịch Hà Nội, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá tọa độ vui chơi đình đám hàng đầu Thủ đô - Thuỷ cung Vinpearl Aquarium và khu vui chơi dành cho trẻ nhỏ VinKE nằm tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City.

Thủy cung Times City là một đại dương thu nhỏ huyền bí giữa lòng Hà Nội, ngôi nhà chung của hơn 30 ngàn sinh vật biển. Ở đây có các phân khu tham quan bao gồm khu cá nước ngọt, khu cá nước mặn, khu hang động bò sát, khu trưng bày mẫu vật các loại thực vật thủy sinh,...

Hy vọng thông qua những tổng hợp phía trên của Cẩm nang du lịch MIA.vn thì trong chuyến du lịch sắp tới tại Thủ đô, bạn đừng quên ghé thăm chùa Tứ Kỳ để vãng cảnh, dâng lễ cầu những điều tốt đẹp và tự mình tìm hiểu về những giá trị tâm linh, văn hóa, tôn giáo sâu sắc của nơi này.