1Tổng quan sơ lược về Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Vị trí: số 81 đường Huyền Trân Công Chúa, phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu ở miền Trung khi sở hữu bãi biển dài xanh trong, những đặc sản ngon lành cùng điểm Tham Quan hấp dẫn như Bà Nà Hills, Suối khoáng Thần Tài, Làng Bích Họa Tam Thanh... Trong đó có Ngũ Hành Sơn nổi tiếng không thể bỏ qua.
Ngũ Hành Sơn nằm phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An, là một cụm gồm năm ngọn núi đá vôi nhô lên sau một bãi cát ven biển, có diện tích khoảng 2000km2. Năm ngọn núi này lần lượt có tên là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn. Ngũ Hành Sơn không chỉ sở hữu cảnh quan hùng vĩ, phong cảnh hữu tình, mà còn chứa đựng nhiều công trình kiến trúc có giá trị văn hoá tinh thần sâu sắc.
Xem thêm: Xõa banh nóc với trải nghiệm trượt thác dài 3km thót tim ở Thác nước Hòa Phú Thành, Đà Nẵng
2Thời điểm nào lý tưởng để tham quan Ngũ Hành Sơn?
Tham quan Ngũ Hành Sơn lúc nào là hợp lý? Đây là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm. Câu trả lời là bạn có thể ghé thăm bất kỳ lúc nào trong năm, bởi vì tại đây, thời tiết luôn trong lành, mát mẻ, “bonus” thêm phong cảnh đẹp 4 mùa. Lời khuyên của hội đam mê “xê dịch” đã tới Ngũ Hành Sơn “quen mặt” là bạn nên ghé đến đây vào mùa hè, lúc đó còn có thể kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá Đà Nẵng hay tắm những bãi biển mát xanh để “đánh bay” cái nóng mùa hè.
3Hướng dẫn cách di chuyển đến Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn cách trung tâm thành phố Đà Nẵng tầm khoảng 11km. Đường đi đến địa điểm này rất dễ dàng và cũng không quá xa nội thành.
- Xe máy: Nếu di chuyển bằng phương tiện xe máy, bạn có thể ngắm cảnh hai bên đường đi. Du khách có thể thuê xe máy tại trung tâm thành phố Đà Nẵng với giá khá “mềm” là từ 100.000VNĐ - 150.000VNĐ/ xe/ ngày.
- Taxi: Nếu bạn đi cùng nhóm gia đình, bạn bè, hoặc “ngán” phải chạy xe, thì taxi là phương tiện hợp lý nhất. Du khách nên chọn những hãng xe uy tín ở Đà Nẵng như Taxi Sông Hàn, Mai Linh Taxi, Taxi Tiên Sa... để tránh tình trạng “chặt chém” khách nhé
- Xe buýt: Nếu du khách muốn tiết kiệm hơn, có thể chọn di chuyển đến Ngũ Hành Sơn bằng xe buýt với chuyến Đà Nẵng - Hội An, cứ khoảng 30 phút là sẽ có 1 chuyến xe thôi, giá là 15.000VNĐ/ người.
Xuất phát bắt đầu từ cầu Hàn, du khách chạy thẳng theo hướng bờ Đông sông Hàn. Sau đó, bạn rẽ vào đường sông Ngô Quyền (Quốc lộ 14B) và chạy tiếp về hướng Nam. Khi đến được vòng xoay cầu Trần Thị Lý, du khách tiếp tục đi thằng vào đường Ngũ Hành Sơn, tiếp theo là đường Lê Văn Hiến sẽ tìm thấy khu du lịch Ngũ Hành Sơn thôi.
4 Giá vé khi tham quan Ngũ Hành Sơn
Hiện nay, khi du khách tham quan Ngũ Hành Sơn, bạn có thể tham khảo giá vé bên dưới:
- Điểm tham quan Ngọn Thuỷ Sơn:
+ Người lớn: 40.000VNĐ/ người/ lần
+ Học sinh, sinh viên: 10.000VNĐ/ người/ lần
+ Trẻ em dưới 6 tuổi hoàn toàn miễn phí
Du khách nên lưu ý nhỏ là khi ghé thăm Ngọn Thuỷ Sơn, du khách có thể mua vé tại cổng 1 hoặc cổng 2. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng hệ thống thang máy giúp du khách dễ dàng di chuyển, nhất là những cụ già. Giá vé thang máy là 15.000VNĐ/ người/ lượt (khứ hồi là 30.000VNĐ/ người). Còn nếu du khách muốn được nghe giới thiệu sự tích ở đây, thì sẽ có người thuyết minh đi theo đoàn với giá là 50.000VNĐ/ đoàn.
- Điểm tham quan Động Âm Phủ:
+ Người lớn: 20.000VNĐ/ người/ lần
+ Học sinh, sinh viên: 7.000VNĐ/ người/ lần
+ Trẻ em dưới 6 tuổi hoàn toàn miễn phí
5Khám phá các địa điểm, nổi tiếng ở Khu du lịch Ngũ Hành Sơn?
Đến Ngũ Hành Sơn thì nên đi đâu, chơi gì? Du khách có thể tham khảo những điểm tham quan nổi tiếng mà bạn không thể bỏ lỡ bên dưới.
5.1 Thủy Sơn - Ngũ Hành Sơn
Đầu tiên là Thuỷ Sơn, còn có “nik-name” khác là núi Tam Thai, bởi có 3 đỉnh nằm ở 3 tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai vậy. Trong 5 ngọn núi thì Thủy Sơn là đẹp và lớn nhất, rộng khoảng 15ha, cao 160m. Cùng với đó, đây cũng là nơi tập trung rất nhiều hang động và công trình chùa chiền đáng chú ý được nhiều tín đồ du lịch tâm linh ghé thăm như chùa Non Nước, chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng, Động Huyền Không, động Âm Phủ…
5.2 Chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn
Đã vi vu đến được Thuỷ Sơn thì hội “cuồng chân” không thể bỏ qua chùa Linh Ứng đâu nha. Chùa tọa lạc ở phía Đông đỉnh Hạ Thái, rộng hơn 150m và được xây dựng từ thời vua Minh Mạng 1825. Trải qua bao nhiêu năm thiên tai, chiến tranh, trùng tu nhiều lần, nhưng chùa Linh Ứng vẫn còn giữ được kiến trúc độc đáo của mình. Tượng phật Thích Ca cao 10m được đặt trang trọng ở phía giữa trung tâm của chùa, cùng hai bên là Quan Thế Âm Bồ Tát và Bồ Tát Địa Tạng.
5.3 Động Huyền Không ở Ngũ Hành Sơn
Bạn biết không, Động Huyền Không được xếp vào danh sách những hang động đẹp nhất Ngũ Hành Sơn đó. Động nằm lộ thiên, có cấu trúc rất độc đáo với các vòm hình tròn thông ra bên ngoài. Chính vì thế, nơi đây luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên, tạo nên một khung cảnh hết sức lung linh, không khí cũng mát mẻ và trong lành.
5.4 Động Âm Phủ ở Ngũ Hành Sơn
Là một trong những hang động lớn nhất và huyền bí nhất trong cụm Ngũ Hành Sơn, Động Âm Phủ nằm trong lòng Thuỷ Sơn. Đây là hang động tự nhiên và được chia thành hai ngã là Thiên Đường, Địa Ngục, trước cửa động là chiếc cầu Âm Dương. Có lẽ vì sự âm u đó, nên người dân địa phương đã tái hiện lại nhiều hình phạt của con người sau khi xuống Âm Phủ như đầu trâu mặt ngựa đang tra khảo tội nhân, suối Giải Oan, cân Công Lý để nhắc lại tội lỗi lúc còn sống, nấu dầu… nhằm giáo dục và hướng con người đến cuộc sống thiện hơn.
5.5 Kim Sơn ở Ngũ Hành Sơn
Hành trình tiếp theo trong Ngũ Hành Sơn là Kim Sơn, nằm ở phía Đông Nam bên bờ sông Cổ Cò. Nếu du khách có cơ hội được du ngoạn di chuyển bằng thuyền trên sông, bạn sẽ được phóng tầm mắt thấy bóng của ngọn núi đang đổ xuống mặt nước trông rất yên tĩnh và phẳng lặng. Ngoài ra, ngôi chùa Quan Thế Âm và động Quan Âm huyền bí lại nằm tựa lưng vào ngọn Kim Sơn, độc đáo quá đúng không nào?
5.6 Mộc Sơn
Cùng khám phá “anh em” khác của Ngũ Hành Sơn là Mộc Sơn hay còn được biết với cái tên núi Mồng Gà bởi hình dáng trông như “chú” gà trống. Mặc dù có tên là Mộc, nhưng ngọn núi này có ít cây cối nhất, cũng không có đền hay chùa nào. Trên ngọn núi có một khối đá cẩm thạch trắng giống hình một người đang ngồi,được người dân bản địa gọi là Bà Quan Âm hay Cô Mụ.
5.7 Hỏa Sơn - Chốn nguyên sơ của Ngũ Hành Sơn
Điểm dừng chân tiếp theo ở Ngũ Hành Sơn là Hỏa Sơn, nằm ở phía Tây Nam, đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh. Nơi đây có một ngọn núi đôi cùng hai đỉnh nối với nhau là Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Trong đó, ngọn Dương Hỏa Sơn, nằm bên bờ sông Cổ Cô có chùa Thiên Tài, sau chùa thì có động Huyền Vy. Bên trong Hỏa Sơn có hang động và chùa Phổ Đà Sơn. Nếu du khách yêu khám phá những nơi thanh tịnh và tĩnh mịch thì sẽ thích nơi này bởi phong cảnh rất u buồn. Bạn còn được lắng nghe nhiều tích xưa về em gái vua Minh Mạng nữa đó.
5.8 Thổ Sơn - “Núi Đá Chồng” tại Ngũ Hành Sơn
Ngọn núi cuối cùng của Ngũ Hành Sơn là Thổ Sơn, tọa lạc tại phía Bắc núi Kim Sơn và phía Tây núi Thuỷ Sơn. Đây chắc là “người em út” trong Ngũ Hành Sơn vì là ngọn núi thấp nhất, nhưng cũng là ngọn dài nhất. Nhìn từ trên cao trông giống như một con rồng đang nằm trên cát. Ở phía Đông của Thổ Sơn có một hang khá sâu khoảng 20m, và một đường dẫn lên cao hang Bồ Đề (Địa đạo núi Đá Chồng). Khi xưa, lúc còn chiến tranh, khu vực này là nơi ẩn nấp và hoạt động của các chiến sĩ cách mạng. Còn ở các sườn phía Bắc có vách đá dốc, hẹp và thấp.
5.9 Chiêm ngưỡng điêu khắc tại làng đá Mỹ nghệ Non Nước
Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, có một làng làm đá mỹ nghệ vô cùng đặc sắc. Đây là điểm đến được đông đảo hội “xê dịch” ghé thăm. Bạn có thể tới đây khám phá rất nhiều tượng đá được chạm khắc bằng tay với nhiều hình thù khác nhau. Đặc biệt có thể kể đến những tượng Phật làm bằng đá bởi sự chỉnh chu, tỉ mỉ qua từng mũi khoan được khéo léo làm nên.
Bên cạnh đó, khi tới tham quan địa điểm Ngũ Hành Sơn, du khách nên chú ý ăn mặc gọn gàng, trang nghiêm vì có khá nhiều chùa chiền và nơi linh thiêng nhé! Còn nếu đi vào buổi tối thì nên mang theo đèn pin. Còn chờ gì mà không check-in Đà Nẵng và du hí đến Ngũ Hành Sơn? Đừng bỏ lỡ những điểm đến khác của Đà Nẵng của MIA.vn.