1Sơ nét về các làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Khám phá Hà Nội, ắt hẳn chúng ta sẽ luôn được giới thiệu đến với các làng nghề truyền thống ở vùng đất này. Các làng nghề hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực khác nhau, thời gian bắt đầu cũng chẳng làng nào giống làng nào. Chính vì thế nó đã tạo ra một điều đặc biệt rất riêng cho mỗi làng nghề, một số thì vẫn tiếp tục phát triển, một số thì đang trên bờ vực lưu vong, quên lãng. Chắc chắn rằng, đến với Hà Nội thì bạn sẽ chẳng muốn bỏ lỡ những nơi này đâu. Cùng khám phá với MIA.vn thôi nào.
2Top 11 các làng nghề cổ tại thủ đô với lịch sử hàng trăm năm
Làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là một làng nghề truyền thống đã có mặt hơn 500 năm tại hà Thành. Nơi đây trong thời gian hung thịnh đã từng được sử dụng dành riêng cho các viên quan trong triều và vua chúa. Làng gốm Bát Tràng mang vẻ đẹp của truyền thống và hiện đại khi vẫn lưu giữ được vẻ đẹp của gốm, ngoài ra còn tổ chức dạy làm gốm cho các du khách, thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây để học hỏi.

Chợ gốm Bát Tràng là nơi bạn có thể tìm mua được bất kỳ loại đồ vật làm từ gốm nào, từ ly, tách, chén, ấm trà đến cả những chậu cây lớn như thế này đây

Hoạt động làm gốm thú vị này được những du khách du lịch đặc biệt yêu thích. Nhờ kết hợp giữa hiện đại và cổ điển nên đến nay làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được phong độ tốt
Được hình thành từ những ngày của thế kỷ XVII, làng mây tre đan Phú Vinh mang trong mình giá trị lịch sử vô cùng lâu đời và đến nay vẫn còn được thế hệ này đến thế hệ khác lưu giữ. Bạn sẽ chiêm ngưỡng được các món vật dụng trong gia đình quen thuộc đến các món lưu niệm, trang trí thích hợp để mua về làm quà cho bạn bè, người thân.

Làng mây tre đan Phú Vinh và tham vọng xuất khẩu ra thế giới đến nay đã trở thành hiện thực - Một điều rất đáng tự hào phải không nào?

Những sản phẩm được hoàn thành cực kỳ chỉnh chu và tỉ mỉ như thế này đây
Xem thêm: Tham quan chùa Trấn Quốc - Cổ tự ngàn năm tuổi bên hồ Tây
Đây chính là làng truyền thống cung cấp hoa tươi cho thủ đô và các tỉnh lân cận vì thế những dịp Tết đến xuân về, làng hoa Tây Tựu lại vô cùng sôi động và náo nhiệt. Nơi đây cách Hà Nội khoảng 15km, mang trong mình truyền thống trồng hoa lâu đời nên mọi người dân cũng đều rất chịu khó “lặn lội” tìm đến Tây Tựu để mua hoa về trưng các dịp Lễ, Tết.

Làng hoa bạt ngàn chờ được thu hoạch trước Tết. Khung cảnh cực kỳ nên thơ phải không?

Nụ cười chân chất của cô đúng là quá đáng yêu phải không nào?
Chuồn chuồn tre của làng Thạch Xá bên cạnh chè lam cũng đều xuất phát từ một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi Tây Phương. Vì thế, đến đây bạn sẽ “đi 1 được 2” vô cùng hời, và tiết kiệm thời gian. Các chú chuồn chuồn này được chế tác tỉ mỉ, và phủ một lớp sơn bóng, bên trên vẽ các hình thù tùy thích. Điểm đặc biệt là bạn có thể cho các bạn chuồn chuồn, bươm bươm đậu trên bất kỳ bề mặt nào mà chẳng sợ “bị té” vì đã được thiết kế cân bằng rất hay.

"Á, chuồn chuồn mổ lên tay mình rồi". Ấy là chuồn chuồn đang kiếm cách để giữ thăng bằng đấy bạn ơi. Ảnh: Người đưa tin
Nếu là một người chơi hệ Thần Đồng Đất Việt, bạn hẳn chẳng còn xa lạ gì với làng lụa Vạn Phúc – Địa điểm thường xuyên xuất hiện trong bộ truyện. Tại làng có rất nhiều sản phẩm như: lụa, là, gấm, vóc, the, lĩnh, bằng… và đặc biệt nhất chính là lụa tơ tằm thiên nhiên mềm mại và tinh tế.

Những dải màu lụa sắc màu

Bạn có thể tìm mua rất nhiều loại vải khác nhau
Nghề kim hoàn Định Công là một trong 4 làng nghề truyền thống của vùng đồng bằng Bắc bộ được hình thành từ rất sớm – Vào khoảng thế kỷ thứ VII thời tiền Lý. Cũng vì lý do đó nên đến nay, làng nghề này cũng đã bị mai mốt và dần trôi vào quên lãng. Hiện tại chỉ còn hai anh em nhà Quách Văn là còn theo được nghề.

Bạn có ngờ được chiếc túi này được làm từ kim loại không? Quả là xứng danh làng nghề truyền thống tại Hà Nội
Các nghề truyền thống thường là những nghề đòi hỏi độ tinh xảo, tỉ mỉ cao và trong đó thì thêu ren Quất Động cũng không ngoại lệ. Làng Quất Động đã hoạt động được hơn 400 năm, bắt đầu từ thế kỷ XVII, đến nay đã tạo ra vô cùng nhiều tác phẩm tinh xảo và có tiếng. Khám phá làng ren, bạn sẽ thêm yêu nét đẹp lao động cũng như sự khéo tay, văn hóa cha truyền con nối của người Việt. Làng cũng có bán tranh để bạn mua về làm quà cho gia đình và bạn bè.

Thêu thùa yêu cầu độ tỉ mỉ và kiên nhẫn cao

Một cửa hàng tranh thêu tại Quất Động
Làng đúc đồng Ngũ Xã được hình thành từ những ngày của thế kỷ XVII, là 1 trong 4 làng nghề truyền thống quận Ba Đình mang tính nghệ thuật đỉnh cao của thời Thăng Long xưa. Hiện tại thì làng Ngũ Xã cũng dần có chung số phận với làng kim hoàn nhưng may mắn được người dân yêu mến và chính phủ hỗ trợ nên vẫn còn duy trì ổn định đến ngày nay.

Các đồ vật đúc thường được sử dụng để thờ cúng

Tâm huyết với nghề vẫn sôi sục trong lòng mỗi người nghệ nhân
Nắng hạ đến Hà Nội thì ghé ngay làng quạt Chàng Sơn để tìm ngay “nàng thơ” quạt dính liền với mình thôi. Từ những ngày đầu thế kỷ XIX, những chiếc quạt Chàng Sơn đã được người Pháp yêu thích đến mức đem đi làm vật triển lãm tại thủ đô Paris. Đến nay, làng quạt vẫn còn hoạt động rất mạnh mẽ, giá cả lại vô cùng phải chăng cho khách du lịch, chỉ từ 5 đến 20 nghìn một chiếc.

Bức tranh vô cùng đẹp về Hồ hoàn Kiếm

Thằng bờm có cái quạt mo - Quạt mo này 3 size tha hồ cho phú ông lựa luôn nha

Tỉ mỉ và tinh xảo đến từng đường nét
Làng nón chuông Chương Mỹ mang tính nghệ thuật cực kỳ cao khi đã từng được tiến vua, dâng lên hoàng cung. Đến bây giờ, làng vẫn còn giữ được nét truyền thống đẹp đẽ khi hàng thàng vẫn diễn ra thường xuyên các phiên họp chợ. Hoạt động làng nón chuông đã hơn 3 thế kỷ và vẫn lưu truyền được đến ngày nay, hẳn chẳng còn lý do nào khiến bạn bỏ qua làng nón chuông Chương Mỹ - Một làng nghề truyền thống ở Hà Nội.

Làng nón chuông với vẻ đẹp yên bình

Các hoạt động đặc sắc tại phiên họp chợ
Làng rối nước Đào Thục đến nay đã “thổi” được hơn 300 cây nến sinh nhật rồi đó nha! Tọa lạc tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thủ đô Hà Nội, nơi đây vẫn còn thu hút được rất nhiều du khách địa phương và du lịch đặc biệt vào các mùa lễ hội sôi động đặc sắc. Còn nếu chẳng may đến thăm Đào Thục vào thời gian bình thường thì chớ vội buồn khi bạn có thể chứng kiến quá trình biến khúc gỗ vô tri vô hồn thành các hình rối sống động, màu sắc.

Múa rối nước những mùa lễ hội tại làng Đào Thục
Thế là MIA.vn đã giới thiệu đến bạn Top 11 các làng nghề cổ tại thủ đô với lịch sử hàng trăm năm rồi đấy! Hiểu biết thêm về văn hóa, giá trị nghệ thuật đặc sắc của miền Bắc, ta lại càng thêm yêu quý mảnh đất này phải không? Đừng quên khám phá thêm những địa điểm vui chơi tại Hà Nội cùng MIA.vn nhé!