Nhắc đến Tây Ninh, bạn có nghĩ ngay đến chiến công hiển hách của 3 anh hùng nhà họ Huỳnh năm ấy? Dù có hay không thì khi du lịch Tây Ninh bạn cũng nên đến Đền thờ Quan lớn Trà Vong một lần. Vì đây chính là địa điểm tâm linh mang giá trị truyền thống văn hóa và cả lịch sử.
1 Sơ lược về Đền thờ Quan lớn Trà Vong
Nơi chôn cất Quán lớn Trà Vong - Ông Huỳnh Công Giảng tại ấp Trà Hiệp xã Trà Vong, Tân Biên. Nhưng đền thờ của ông thì được lập tại nhiều nơi trên đất Tây Ninh để tiện cho nhân dân đến cúng kiếng. Đây còn là nơi diễn ra 1 trong 7 lễ hội Tây Ninh quan trọng nhất.
Theo tư liệu lịch sử ghi lại, khi 3 ông anh em nhà họ Huỳnh hay tin vùng biên cảnh Tây Ninh đang bị giặc Miên xâm phạm, cướp bóc người nghèo thì đã cùng nhân dân nơi đây rèn luyện võ nghệ để bảo vệ xóm làng. Năm 1749, Triều Đình Huế đã đề cử ba anh em là ông Huỳnh Công Thắng, Huỳnh Công Giảng và Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Nhờ vào đội binh hùng hậu cùng với mưu trí hơn người nên ba ông đã thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và gìn giữ biên cương một cách trọn vẹn. Vào năm 1782, khi quân Miên đánh chiếm thành Trà Vong, ông Huỳnh Công Giảng quyết tử để bảo vệ bờ cõi. Sau cuộc chiến quyết liệt đó, tuy có nhiều mất mát nhưng sự hy sinh của các ông là vô cùng ý nghĩa đối với người dân Tây Ninh và cả đất nước.
Theo Ban cúng tế Miếu Trà Vong, dù không được triều Nguyễn sắc phong thần cho ông. Nhưng nhân dân vẫn lập miếu thờ và phong thần cho ngài để nhớ đến công đức khi xưa. Hằng năm, nơi đây đều có nhiều người đến chiêm bái, múa lân bên miếu để tưởng niệm về công ơn của các bậc tiền nhân. Đồng thời, đây cũng là nơi người dân đến để cầu cho mưa thuận gió hòa, gia đình bình an, làm ăn suôn sẻ. Thật tuyệt vời khi nét đẹp văn hóa này cần được giữ gìn và phát huy.
Xem thêm: Đến nông trại Nam Trạng, trải nghiệm một ngày làm nông dân
2 Kiến trúc độc đáo của từng Đền thờ Quan lớn Trà Vong
Đền thờ Quan lớn Trà Vong được xây trên gò đất cao với nhiều cây dầu cổ thụ bao quanh ở phía trước. Cấu trúc 3 gian, hình chữ nhị (2 lớp), tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương tuy quen mà lạ. Kích thước đền có chiều dài khoảng 14m, ngang tầm 10m.
Chánh điện có sắc phong chữ thân cùng những món đồ thờ cúng trang trọng như lư hương, chân đèn, lễ bộ… Điểm đặc sắc mà sẽ thu hút ánh nhìn của bạn chính là trên nóc là hoành phi và bức đại tự sơn son thếp vàng "Đáp tạ thần ân" vô cùng tinh vi và đẹp mắt. Cùng với đó là câu đối thể hiện rõ nét tấm lòng tri ân của nhân dân Tây Ninh:
"Nhật tảo xuất anh tài vị quốc vong ân
Trứ trứ phương danh thuỳ trúc bạch
Tà dương trữ mạn tặc, ưu quân trí mạng
Nguy nguy chính khí quán sơn hà"
Đền thờ Quan lớn Trà Vong nằm gần Quốc lộ 22B gần trung tâm xã Mỏ Công. Nơi đây có cái tên thân thuộc hơn là "Dinh ông lớn Trà Vong".
Cổng vào có chút khác biệt hơn lối xây dựng theo hình chữ nhị 5m x 9m. Dinh thờ bao gồm phần tiền đền và chính đền. Tương tự như các Đền thờ Quan lớn Trà Vong khác, phần chính đền có hoành phi đề "Quan lớn Trà Vong", ở giữa và bên trái "Long phi niên Đinh dậu" còn bên phải là "Quan đại thần chuyển binh" tất cả đều được ghi bằng hán tự.
Địa chỉ: Quốc lộ 22, ấp Cầy Xiêng xã Thái Bình (Châu Thành).
Đây là nơi còn lại giữ được phần hậu đền dù đã được xây dựng cách nay hơn 100 năm. Đền thờ Quan lớn Trà Vong có kiến trúc theo hình chữ tam, mái lợp ngói, tường gạch thể hiện sự cổ kính, nghiêm trang. Phần tiền đền rộng 6m x 6m, còn phía sau chỉ khoảng 3m x 3m. Một điểm nổi bật khác ở nơi đây chính là phần chánh điện có thờ bài vị và tượng quan lớn cao 1m đứng đeo gươm trận vô cùng lẫm liệt. Đây cũng chính là nơi được chọn để tổ chức Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong.
Nơi đây được đặt sát chân núi Bà Đen nên có khí hậu nóng. Theo tương truyền, đây chính là nơi luyện tập binh mã của quan lớn Trà Vong. Năm 1995 do mở rộng lộ giới nên dân bản địa đã xây dựng lại Đền thờ Quan lớn Trà Vong một cách khang trang hơn. Đây cũng là Đền thờ Quan lớn Trà Vong lớn nhất hiện nay, với kiến trúc theo chữ hình tam, cột bê tông chắc chắn, tường gạch và cả mái lợp ngói đỏ ngay ngắn.
Ngoài ra còn có các nền thờ ông Huỳnh Công Nghệ và Huỳnh Công Thắng ở những nơi khác như:
Mộ và đền thờ ông Huỳnh Công Nghệ nằm cạnh khu dân cư tại Vàm Bảo, Bến Thứ rạch Vịnh xã Hảo Đước, Châu Thành. Ngôi đền thờ ông Huỳnh Công Thắng tại thành Bảo Quang Hoá, xã Cẩm Giang, Gò Dầu. Trước đây, nhân dân có xây dựng đền thờ rải rác khắp nơi nhưng do chiến tranh ác liệt kéo dài nên nhiều ngôi đền bị tàn phá và chưa có điều kiện để trùng tu hay xây dựng lại.
3 Sự thay đổi của Đền thờ Quan lớn Trà Vong theo thời gian
Ngay trước, Đền thờ Quan lớn Trà Vong có một chiếc bàn to khoảng 4m2 xếp đầy các đĩa trái cây hấp dẫn. Tại gian vỏ ca trước đền thờ, nay đã có chút thay đổi và được ghi là Nhà tưởng niệm Quan lớn Trà Vong. Những năm 90 khi vừa mới khánh thành ngôi mộ, người ta đã xây lăng nhưng vẫn giữ nguyên vẹn gò mối bên trên bằng cách úp lên một lồng kính có thông hơi. Đầu mộ và một bên có hai gốc trâm già ba trăm năm tuổi lẻ, nhưng nay chỉ còn một cây.
Đến nay, quy mô khu Đền thờ Quan lớn Trà Vong đã lớn hơn gấp cả chục lần. Do được nhiều người đến để viếng thăm, nên bên ngoài khu đền, người ta dựng vài dãy nhà rạp bằng tôn để làm nơi buôn bán và ăn uống.
Nếu bạn có tham gia vào những dịp quan trọng tại Đền thờ Quan lớn Trà Vong vào 12/2 âm lịch (ngày giỗ) và ngày 15 - 17/3 thì sẽ thấy nghi thức của nơi này gần giống như Lễ Kỳ Yên. Lễ vật chủ yếu là hoa, trái cây các loại, hương, đèn nến… Ngoài ra còn có ban nhạc, gánh hát đờn ca tài tử được tổ chức biểu diễn cho bà con xem.
Sau những điều thú vị mà MIA.vn vừa cung cấp về Đền thờ Quan lớn Trà Vong, bạn có muốn đến đây không? Nếu có thì hãy lựa chọn vào thời điểm đầu năm khoảng tháng 2 - 3 để có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội được tổ chức tại đây nhé. Ngoài ra, bạn đừng quên mang theo cẩm nang du lịch để lưu lại những cảm nhận sau khi đến địa điểm độc đáo này nhé!