Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc địa phận thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với diện tích lên đến 1030 hecta. Đây là một trong những trung tâm du lịch văn hóa, tâm linh nổi tiếng được các tín đồ du lịch đặc biệt yêu thích.

Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, cách trung tâm Việt Trì khoảng 7 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km. Vì thế, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai để có thể đến đây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc di chuyển bằng phương tiện cá nhân theo hướng dẫn của Google Maps hoặc đi theo cung đường MIA.vn gợi ý: Thành phố Việt Trì - Quốc lộ 2 - đường 309 - Đền Hùng. Tổng thời gian di chuyển sẽ khoảng 10 đến 15 phút, tùy theo mật độ giao thông khu vực.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 2

Đền Hùng mang vẻ đẹp linh thiêng của một vùng đất văn hóa. Ảnh: Hoài Hương

Lễ hội Đền Hùng thường được diễn ra vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương hàng năm (tức ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Lễ hội này có thể được tổ chức trước đó vài ngày, thường là vào khoảng mùng 1 tháng 3 Âm Lịch. Để hiểu rõ hơn về Lễ hội Đền Hùng, mời bạn cùng MIA.vn khám phá các hoạt động trong phần lễ và phần hội tại đây.

Phần lễ của Lễ hội Đền Hùng bao gồm nhiều nghi thức đặc biệt và mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống Việt Nam.

- Lễ dâng hương: nghi thức quan trọng nhất, nhằm thể hiện lòng thành kính của con cháu với các vị vua Hùng và mong cầu quốc thái dân an

- Lễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng.

- Lễ dâng hương tưởng niệm tổ mẫu Âu Cơ tại đền thờ tổ mẫu thuộc khu di tích Đền Hùng.

- Lễ rước kiệu: các đoàn kiệu từ làng, xã xung quanh vùng sẽ đến diễu hành lên Đền Hùng trong không khí trang nghiêm.

- Lễ dâng hoa tại phù điêu “Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong” tại khu di tích Đền Hùng.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 3

Phần lễ của Lễ hội Đền Hùng gồm nhiều nghi thức trang trọng. Ảnh: Tạp chí Tòa án

Phần hội tại khu di tích của Lễ hội Đền Hùng hàng năm thường bao gồm các hoạt động sau:

- Trưng bày các hiện vật, tư liệu và sách báo, tranh ảnh về di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ tại Bảo tàng Hùng Vương và thư viện tỉnh.

- Tổ chức hội trại văn hóa và trưng bày, quảng bá các sản phẩm, sản vật địa phương tại khu vực đồi Phú Bùng.

- Trưng bày hoa lan nghệ thuật tại ngã năm thuộc khu vực Đền Giếng

- Tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ tại sân trung tâm lễ hội thuộc khu di tích Đền Hùng. Tổ chức các buổi biểu diễn dân ca cũng như một số loại hình nghệ thuật truyền thống

- Tổ chức các hoạt động đâm đuống, đánh trống đồng tại khu vực Đồi Công Quán.

- Trình diễn lân sư rồng tại khu vực trục hành lễ thuộc trung tâm của lễ hội Đền Hùng. Tổ chức các buổi biểu diễn múa rối nước, festival võ thuật.

- Tổ chức hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ. Những sản phẩm đạt giải Nhất của các địa phương sẽ được dâng cúng trước.

- Một số hoạt động khác ở khu vực trung tâm thành phố Việt Trì.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 4

Phần hội của Lễ hội Đền Hùng khá sôi động, náo nhiệt. Ảnh: Báo Phú Thọ

Mỗi năm, phần nghi thức và các hoạt động vui chơi, văn nghệ của Lễ hội Đền Hùng đều được niêm yết trên các trang thông tin, đại chúng để bạn có thể theo dõi. Những hoạt động được MIA.vn tổng hợp trên đây hầu như được diễn ra thường niên, mỗi năm sẽ có những thay đổi nhỏ trong phần hội.

Đền Hùng mang vẻ đẹp linh thiêng và là nơi tập trung nhiều địa điểm tham quan văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá một vài địa điểm tham quan nổi tiếng tại Đền Hùng bạn nhé!

Cổng Đền là điểm bắt đầu của buổi hành hương về miền đất tổ với không gian cổ kính. Cổng được trang trí theo lối kiến trúc mái vòm với phần nóc được trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt. Cổng gồm 2 tầng và có độ cao khoảng 8,5 mét, tạo nên vẻ đẹp uy nghiêm, hùng tráng.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 5

Cổng đền tạo nên sự uy nghiêm, hùng tráng của khu di tích. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Đền Hạ được xây dựng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18 và đã trải qua nhiều đợt trùng tu và vẫn giữ vẹn nguyên kết cấu ban đầu. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng gắn với truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. Đây là nơi người dân thường cầu nguyện những điều may mắn về gia đình, con cái.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 6

Đền Hạ hầu như vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp như ngày đầu dù đã nhiều lần trùng tu. Ảnh: Thang Nguyen

Chùa Thiên Quang gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ hạ sinh trăm trứng. Tương truyền nơi đây đã có một luống ánh sáng chiếu thẳng từ trên trời xuống lúc mẹ Âu Cơ hạ sinh. Hiện nay, bên trong chùa Thiên Quang đang lưu giữ 32 pho tượng Phật bằng gỗ được sơn son thếp vàng.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 7

Chùa Thiên Quang sở hữu lối kiến trúc cổ kính. Ảnh: Tạp chí Du lịch TP. Hồ Chí Minh

Đền Trung nằm ở khu vực lưng chừng núi Nghĩa Lĩnh và còn có tên chữ là Hùng Vương Tổ miếu hay miếu thờ tổ vua Hùng. Tương truyền, đây là nơi mà vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng thường xuyên luận bàn việc nước. Đền Trung cũng từng là địa điểm gắn với truyền thuyết bánh chưng bánh giầy của Hoàng tử Lang Liêu.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 8

Đền Trung gắn liền với câu chuyện Bánh chưng Bánh giầy. Ảnh: Thang Nguyen

Đền Thượng nằm ở vị trí cao nhất trên núi Nghĩa Lĩnh với tên chữ là Kính thiên lĩnh điện. Tương truyền, Đền Thượng là nơi các vua Hùng thường lập đàn tế trời để cầu quốc thái dân an. Đây cũng là địa điểm chính diễn ra các nghi thức quan trọng nhất trong ngày giỗ Tổ.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 9

Đền Thượng thường xuyên diễn ra các nghi lễ quan trọng. Ảnh: Viethavvh

Đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung nổi tiếng với các câu chuyện sử Việt. Đền nằm dưới chân núi với phần mái được đắp tứ linh long, lân, quy, phụng. Ở giữa tiền sảnh đến là ba bức đại tự lớn về chủ đề uống nước nhớ nguồn và tình yêu non sông, quê hương.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 10

Đền Giếng mang vẻ đẹp uy nghiêm giữa núi rừng Phú Thọ. Ảnh: Khương Việt Hà

Khu vực Đền Hùng không có nhiều khu ăn uống phục vụ cho nhu cầu đa dạng của thực khách. Nếu muốn tham quan hết di tích Đền Hùng, bạn có thể chọn ăn trưa tại các nhà hàng bên trong khuôn viên khu di tích. Nếu chỉ tham quan đền thờ các vua, bạn có thể cân nhắc về lại thành phố Việt Trì để có thêm nhiều sự lựa chọn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thử và mua các món về làm quà như quả cọ, thịt chua với giá từ 40.000 VND. Bên cạnh đó, các món ăn như bánh sắn, gà nhiều cựa, xôi ngũ sắc tại đây cũng khá hấp dẫn, bạn nên thử qua.

Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng: Vùng đất tổ nơi núi thiêng Nghĩa Lĩnh 11

Bạn có thể mua đặc sản Phú Thọ tại Đền Hùng để làm quà cho gia đình. Ảnh: Tạp chí Du lịch TP. Hồ Chí Minh

Vẻ đẹp rạng rỡ và linh thiêng của Đền Hùng luôn là một trong những điều đặc biệt thu hút các tín đồ du lịch đến với Phú Thọ. Nếu có dịp đến với đất tổ Phú Thọ, mời bạn một lần ghé qua Đền Hùng để tận hưởng vẻ đẹp nơi giao điểm của văn hóa và thiên nhiên, con người.

Chuyến du lịch Phú Thọ của bạn sẽ không thể nào thiếu đi một chiếc vali tiện lợi với nhiều chức năng phù hợp. Hãy thử ghé qua MIA.vn để tậu ngay cho mình một chiếc vali mới toanh cùng nhiều chương trình ưu đãi tuyệt vời nhất.