1Tổng quan về quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ
Địa chỉ: Đoàn Thị Điểm, Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Phủ Nội Vụ là địa điểm tham quan tại Huế gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn và những bí ẩn về hầm vàng của vua Minh Mạng. Phủ nằm ngay trong Hoàng thành Huế và được xây vào đầu thời vua Minh Mạng để làm nơi chế tác, cất giữ các bảo vật đắt giá của hoàng cung.
Phủ cũng là nơi các quan xưởng, những thợ thủ công giỏi nhất kinh thành tập hợp lại để sản xuất đồ dùng trong cung. Sau khi triều Nguyễn thoái trào thì quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ được sử dụng làm cơ sở cho trường Quốc gia Âm nhạc, sau đó là đại học Nghệ thuật và đến nay là không gian trình diễn các nghề truyền thống Huế và tái hiện lại một số nghề thủ công mỹ nghệ cung đình.
Xem thêm: Về cung An Định khám phá lịch sử một thời vàng son của triều Nguyễn
2Hướng dẫn di chuyển đến Phủ Nội Vụ
Quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ nằm ngay cổng Hiển Nhơn, đây là lối ra chính của du khách khi ghé tham quan Đại Nội Huế. Cửa này nằm ở phía đông Hoàng Thành và xưa kia chỉ dành riêng cho quan lại và nam giới ra vào. Tuy nhiên ngày nay chỉ có nhân viên trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế đi vào cổng này được, không mở cửa cho khách tham quan ngoại trừ những ngày lễ hội đông đúc.
Như vậy muốn đến đây du khách sẽ phải di chuyển tới Đại Nội, cụ thể là đi từ phía bờ nam Sông Hương qua cầu Trường Tiền hay cầu Phú Xuân, qua Bạch Hổ rồi men theo hướng đường Quảng Đức đến cung đình nhanh chóng và tiện lợi, không tốn quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó giá taxi ở Huế cũng khá rẻ tài xế không hay nhận tuyến ngắn, do đó nếu ở khách sạn quanh trung tâm bạn nên đi xích lô, một hình thức khá phổ biến cho khách du lịch. Đến được Đại Nội thì chúng ta tiếp tục di chuyển về quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ.
3Khám phá quần thể kiến trúc Pháp có lịch sử hơn 100 năm
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ được xây lên năm từ năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng chuyên chế tác, quản lý và lưu giữ lại các loại vàng bạc, châu báu của nhà Nguyễn. Mãi đến năm 1906 thì công trình mới được trùng tu và xây lại theo kiểu kiến trúc Pháp. Đến nay thì quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ chỉ còn lại tòa nhà chính hai tầng sót lại sau chiến tranh, vị trí gần cửa Hiển Nhơn.
Qua hơn 100 năm tồn tại, đến nay tòa nhà đã được sử dụng cho nhiều việc khác nhau. Hiện tại thì quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ chuyên để cất các vật dụng trang trí sau các buổi biểu diễn nghệ thuật trong Đại Nội, đồng thời cũng là trụ sở điều hành của một doanh nghiệp khai thác dịch vụ xe điện.
3.2 Nét đẹp quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ
Cầu thang dẫn lên tầng của quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ nằm ở hai bên tòa nhà. Tổng diện tích khu vực này lên đến khoảng 2 ha gồm tòa nhà chính vẫn còn nguyên vẹn nguyên kết cấu ban đầu, miếu Tối Linh Từ được trùng tu năm 2012 và những dãy nhà cấp bốn xây dựng hồi còn được sử dụng làm Đại học Nghệ thuật Huế.
Ngày xưa kinh thành Huế có hai công trình kiến trúc Pháp là điện Kiến Trung và Phủ Nội Vụ. Tuy nhiên trong chiến tranh điện Kiến Trung đã bị tàn phá bởi bom đạn, chỉ còn lại nền móng và đang được phục hồi từ năm 2018.Hiện ở tầng 1 của quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ vẫn còn lưu lại các dấu tích của đại học nghệ thuật Huế như là hòm thư, bảng tên phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng…
Năm 1936 đến 1996 khu vực này thay đổi mục đích sử dụng liên tục từ trụ sở của tuần binh bảo vệ hoàng thành, trụ sở trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế cho đến Đại học Nghệ thuật Huế. Tầng hai của tòa nhà thì có hành lang chạy vòng quanh bốn mặt.
3.3 Lý do xuất hiện bí ẩn hầm vàng vua Minh Mạng
Quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ cũng gắn liền với bí ẩn kho báu của vua Minh Mạng. Các phòng rộng, có cửa ra hành lang ở nhiều hướng và các phòng cũng thông với nhau. Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi chép lại, năm 1885 ở tầng dưới Phủ Nội Vụ có cất giữ hơn 91.000 thỏi bạc đĩnh 10 lạng, gần 79.000 thỏi bạc đĩnh 1 lạng, tầng trên cất giữ khoảng 500 lạng vàng, khoảng 700.000 lạng bạc. Sau này cũng đã có ba lần quan lại và binh lính đào được các hầm chứa bạc trong kinh thành.
Bên cạnh tòa nhà chính có những dãy nhà cấp bốn được xây dựng sau này, hiện mang tên là Không gian trình diễn nghề truyền thống Huế. Chủ yếu khu vực này dùng để trưng bày và bán các đồ lưu niệm như nón lá, đèn lồng, áo dài, hoa giấy… bên cạnh đồ ăn uống cho du khách tham quan khám phá Huế sau một ngày đường mệt mỏi.
Tour tham quan kinh thành Huế có hướng dẫn viên sẽ kết thúc tại cổng Hiển Nhơn, nên bạn sẽ có dịp tham quan Phủ Nội Vụ trong hành trình du hí Đại Nội. Hy vọng các thông tin đã được MIA.vn tổng hợp và cung cấp sẽ giúp ích phần nào cho du khách khi đến mảnh đất cố đô. Giá vé đi Đại Nội Huế tham quan cũng khá rẻ mà bạn còn được trải nghiệm và chiêm ngưỡng nhiều công trình lịch sử mang đậm dấu ấn của một thời kỳ vàng son.