1Tổng quan đôi nét về Kinh thành Huế
Vị trí: Nằm ở bờ Bắc sông Hương, thuộc địa phận thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Khám phá Huế mộng mơ, tín đồ “xê dịch” đừng quên tạt ngang qua tham quan Kinh thành Huế - một trong những minh chứng lịch sử của thời vàng son của đất nước trong thời phong kiến.
Xem thêm: Khám phá quần thể kiến trúc và văn hóa độc đáo trong khu du lịch Về Nguồn ở Huế
2Một vài điều du khách cần biết khi tham quan Kinh thành Huế
2.1 Giờ mở cửa Kinh thành Huế
Kinh thành Huế sẽ mở cửa đón du khách mỗi ngày từ 7 giờ sáng đến 17h chiều. Bạn nên chú ý thời gian để có thể sắp xếp lịch trình sao cho thích hợp, và chinh phục trọn vẹn các danh lam thắng cảnh trong di tích này.
2.2 Giá vé tham quan Kinh thành Huế
Để vào được Kinh thành Huế, du khách cần phải mua vé tham quan. Bạn có thể tham khảo giá vé như sau (theo theo thuathienhue.gov.vn)
- Giá vé tham quan theo từng điểm (áp dụng từ 01/01/2023)
STT | Điểm tham quan | Người lớn | Trẻ em (từ 7 - 12 tuổi) |
---|---|---|---|
1 | Đại Nội Huế | 200.000 | 40.000 |
2 | Các khu di tích: Lăng vua Minh Mạng; lăng vua Tự Đức; lăng vua Khải Định | 150.000 | 30.000 |
3 | Lăng vua Gia Long | 150.000 | Miễn phí |
4 | Lăng vua Đồng Khánh | 100.000 | Miễn phí |
5 | Các khu di tích: Lăng vua Thiệu Trị; Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; điện Hòn Chén; cung An Định; đàn Nam Giao | 50.000 | Miễn phí |
- Giá vé tham quan theo tuyến (áp dụng từ 01/01/2023)
STT | Điểm tham quan | Người lớn | Trẻ em (từ 7 - 12 tuổi) |
---|---|---|---|
1 | Tuyến 02 điểm: Lăng vua Minh Mạng - Lăng vua Gia Long | 240.000 | 30.000 |
2 | Tuyến 02 điểm: Lăng vua Tự Đức - Lăng vua Đồng Khánh | 200.000 | 30.000 |
3 | Tuyến 02 điểm: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - Cung An Định | 80.000 | Miễn phí |
4 | Tuyến 03 điểm: Đại Nội Huế - Lăng vua Minh Mạng - Lăng vua Khải Định | 420.000 | 80.000 |
5 | Tuyến 03 điểm: Đại Nội Huế - Lăng vua Minh Mạng - Lăng vua Tự Đức | 420.000 | 80.000 |
6 | Tuyến 03 điểm: Đại Nội Huế - Lăng vua Tự Đức - Lăng vua Khải Định | 420.000 | 80.000 |
7 | Tuyến 04 điểm: Đại Nội Huế - Lăng vua Minh Mạng - Lăng vua Tự Đức - Lăng vua Khải Định | 530.000 | 100.000 |
- Giá vé hướng dẫn thuyết minh (Áp dụng từ ngày 01/01/2024)
STT | Điểm di tích | Giá vé hướng dẫn thuyết minh (Áp dụng thống nhất cho khách Việt Nam và khách quốc tế) |
---|---|---|
1 | Hoàng Cung Huế (Đại Nội) | 200.000 đồng/vé/lượt |
2 | Lăng vua Tự Đức | 150.000 đồng/vé/lượt |
3 | Lăng vua Khải Định | 150.000 đồng/vé/lượt |
4 | Lăng vua Minh Mạng | 150.000 đồng/vé/lượt |
2.3 Hướng dẫn cách di chuyển đến Kinh thành Huế
Để đến được Kinh thành Huế, đầu tiên du khách cần phải tới được thành phố Huế. Hiện nay, do hạ tầng giao thông phát triển, bạn có thể di chuyển tới Cố đô bằng nhiều phương tiện như xe máy, xe khách, tàu hỏa, máy bay. Sau khi du khách đến được thành phố Huế, bạn có thể thuê xe máy hoặc chọn taxi uy tín để di chuyển qua cầu Phú Xuân, tiếp tục chạy qua Cửa Ngăn, thì sẽ tới được Kinh thành Huế thôi.
2.4 Trang phục khi tham quan Kinh thành Huế
Do các tín đồ “cuồng chân” phải di chuyển khá nhiều trong Kinh thành Huế, vì thế bạn nên lựa chọn những bộ quần áo thoải mái để dễ dàng vận động, tránh mang giày cao gót vì sẽ đau chân. Ngoài ra, Kinh thành Huế còn là di tích lịch sử có nhiều lăng tẩm, chùa chiền, đình, do đó du khách nên lựa chọn trang phục sao cho kín đáo và tránh hở hang, phản cảm.
3Lịch sử Kinh thành Huế
Vào năm 1802, ngay sau khi thống nhất đất nước và lên ngôi, vua Gia Long - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, quyết định chọn Huế là nơi để xây dựng Kinh thành Huế. Do thời bấy giờ, người dân chỉ di chuyển bằng voi, ngựa nên nhà vua mới nghĩ rằng kinh đô phải nằm giữa hai đầu của đất nước thì mới thuận tiện cho việc trao đổi thông tin liên lạc. Sau đó, việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra, và bắt đầu xây dựng từ mùa hè năm 1805. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận.
Một số làng mạc đã bị xóa mất, vài dòng sông chảy qua Huế cũng vậy, chỉ còn vào cái tên trong sử sách. Ngày nay nhìn lại, hẳn là sẽ ít ai nghĩ là Huế đã có sự thay đổi như: lấp sông, đào hào, lấp hố, đào kênh, mà nghĩ rằng Kinh thành Huế được xây dựng trên vùng đất có sẵn như vậy.
4Thiết kế của Kinh thành Huế
4.1 Kiến trúc Kinh thành Huế
Kinh thành Huế có dạng hình vuông, chu vi 11km, và diện tích 520ha. Bạn biết không, để có mảnh đất rộng như vậy, thì ngày xưa nhà vua đã phải ra lệnh cho di dời 8 ngôi làng trên khu vực này để xây dựng kinh đô, gồm: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu. Và sau đó đền bù cho họ 8 cuộc đất mới để dựng lại làng.
Nhờ vào việc áp dụng khéo léo sao cho phù hợp với địa hình, nên Kinh thành Huế trở thành một trong những tác phẩm kiến trúc độc đáo, có sự thay đổi và khác biệt so với những kinh đô trước đó.
4.2 Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?
Có tất cả 13 cổng thành, trong đó 10 cửa sẽ thông ra bên ngoài, 1 cửa thành nội bộ và 2 cổng thành đường thủy.
Trong đó, 10 cửa thành chính của Kinh thành Huế bao gồm:
5Các di tích trong Kinh thành Huế hấp dẫn du khách ghé thăm?
5.1 Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng của Kinh thành Huế. Nơi đây được xây dựng vào năm 1804 dành riêng cho vua và gia đình hoàng tộc.
Bên trong thành bao gồm gần 50 công trình lớn nhỏ như: Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành...
5.2 Hoàng thành (Đại Nội)
Hoàng thành (Đại Nội Huế) là vòng thành thứ 2 của Kinh thành Huế, được thiết kế làm nơi ở của vua và hoàng gia, cũng như nơi làm việc của triều đình thời phong kiến. Đây cũng là nơi thờ tự các tổ tiên và những vị vua nhà Nguyễn đã quá cố.
Hoàng thành có trên dưới hơn 100 công trình được xây dựng bắt đầu từ năm 1804 dưới thời vua Gia Long, và hoàn chỉnh vào năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng. Ngoài ra, bên trong Hoàng thành còn có Cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các…
5.3 Điện Thái Hòa - Biểu trưng quyền lực của triều Nguyễn
Trong hành trình khám phá Kinh thành Huế, Điện Thái Hòa là một trong những nơi thu hút nhiều du khách khi chứng kiến các vị vua triều Nguyễn đăng quang lên ngôi, ngự trên ngai vàng cai trị đất nước.
5.4 Ngọ Môn - Điểm nhấn đặc trưng của Kinh thành Huế
Cổng Ngọ Môn là cổng chính, nằm ở cửa Nam của Kinh thành Huế. Đây là cửa ra vào của các vị của triều Nguyễn hay là nơi tổ chức những đại lễ quan trọng.
Cửa Ngọ Môn cùng với hệ thống cung điện bên trong tạo thành tác phẩm kiến trúc tráng lệ và nguy nga.
Bên cạnh đó, Kinh thành Huế còn có một số di tích khác như Lầu Ngũ Phụng, Kỳ Đài, Trường Quốc Học Huế, Điện Long An, Phố cổ Bao Vinh… Với nét đẹp cổ kính, lộng lẫy, uy nghiêm, Kinh thành Huế chắc chắn là tọa độ du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều tín đồ “xê dịch” đến với mảnh đất Thần Kinh này.