1Vài nét về Hội Bài Chòi Nha Trang
Theo những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, họ cho rằng trò chơi đánh bài chòi (hay còn gọi là hô bài chòi) và hát bài chòi đã trở thành loại hình nghệ thuật dân gian gần gũi, đặc sắc, thể hiện tình cảm, tâm tư và có cả đời sống sinh hoạt của người dân duyên hải miền Trung ngay từ khi bắt đầu hình thành với hình thức sơ khai.
Tuy nhiên, chúng ta lại có thêm một lời kể khác của những người nghệ nhân qua truyền thuyết dân gian. Đó là vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỳ XVII, cuộc sống dân lành bị quấy nhiễu khi nhiều thú dữ trên rừng thường về đây để phá hoại mùa màng. Để chống lại những loài thú dữ này, người dân đã dựng nên những chiếc chòi cao ở ven rừng và trên mỗi chiếc chòi sẽ có một thanh niên trai tráng canh khác, khi có thú dữ thì họ sẽ đánh trống lảng hoặc hô to để đuổi chúng đi. Trong quá trình đấy, những tiếng hô đã được “biến tấu” độc đáo thành những câu hát, câu hò dân gian để giảm đi sự buồn chán. Cũng vì lẽ đó mà bài chòi đã dần xuất hiện và quen thuộc với mọi người.
Chưa dừng ở đó, song song với những câu hô – hát đối đáp giữa chòi này với chòi khác, người dân còn sáng tạo ra cách ngồi bài tứ sắc (giống như ngồi chơi tam cúc ở ngoài Bắc). Sự kết hợp này được mọi người gọi chung là hô bài chòi - Một chương trình nghệ thuật không nên bỏ lỡ khi du lịch tại Nha Trang.
Xem thêm: Ngắm nhìn toàn cảnh Lễ hội Đền Hùng đặc sắc ở Nha Trang
Bài chòi, hiểu theo một cách đơn giản nhất đấy là một kiểu ngồi đánh bài trên chòi, nhưng ở đây nó không dừng lại ở một trò chơi bài thuần túy mà còn được tổ chức tại một không gian mở, gắn liền với nghệ thuật diễn xướng hô bài chòi với những người quản trò (nghệ nhân chính) và vai trò “anh Hiệu” hoặc “chị Hiệu”.
Trải qua thời gian dài, Hội Bài Chòi ngày càng ít phổ biến hơn và số người biết hô hát hát Bài Chòi cũng không còn nhiều. Tuy nhiên, nhiều địa phương đang có kế hoạch phục dựng lại Hội Bài Chòi. Cho đến thời điểm hiện tại, Khánh Hòa là một trong những địa phương tổ chức Hội Bài Chòi Nha Trang thường xuyên qua các năm, góp phần bảo tồn và lưu giữ loại hình văn hóa truyền thống này.
2Thông tin về chương trình
Địa điểm: ở khu vực công viên bờ biển phía Nam Quảng Trường 2/4 Nha Trang (có thể thay đổi).
Thời gian: Buổi tối vào những ngày cuối tuần hay các dịp lễ đặc biệt.
Mức giá: 50.000 VND/người/2 lượt.
3Hội Bài Chòi Nha Trang diễn ra như thế nào?
Vào những ngày tổ chức Hội Bài Chòi, không khí ở công viên 2/4 Nha Trang (hoặc địa điểm khác) như sôi động, rộn rã hơn rất nhiều. Hình ảnh những lá cờ hội được gắn trên 9 chòi đang tung bay, “vùng vẫy” trong ngọn gió đêm mát lạnh. Giữa sân có một ống đựng bao gồm 27 con bài với những tên gọi khác nhau: Tứ móc, tám dừng, cửu điều, bảy thưa, lục chạng, tám miếng, tứ tượng, ba bụng, bát bổng, bát hai, chín cụ, tam quăng, ông ấm, bảy liều, năm dụm, nhức trỏ, cửu chùa… Và trên mỗi chòi sẽ được chuẩn bị một chiếc mỏ tre cùng ống để đựng quân bài.
Xem thêm: Độc đáo Lễ hội Cá Voi ở Nha Trang - Nét đẹp văn hoá của người dân làng chài
Vài phút trước khi giờ hô hát bắt đầu, những làn điệu bài chòi sẽ được xướng lên để khuấy động bầu không khí thêm náo nhiệt. Những người vào vai “anh Hiệu” ra sức thay nhau cất lên những lời ca ngọt ngào, mùi mẫn và không quên pha chút sự hóm hỉnh để thu hút người chơi tập trung lại đông hơn. Khi bầu không khí đã đông đúc hơn cũng là lúc Hội bài Chòi Nha Trang chính thức bắt đầu.
Anh Hiệu vừa hát vừa đưa các thẻ bài cho người mua thẻ để có thể tham gia chơi Hội Bài Chòi, mỗi thẻ có mức giá 50.000 VND/người/2 lượt chơi. Nếu bạn thắng cuộc sẽ được anh Hiệu hát lời chúc phúc, mời trầu rượu và còn được nhận tiền thưởng. Tuy nhiên, tiền thưởng và số tiền mua thẻ được đề cập ở đây chỉ là ảo, mang tính chất vui là chính bởi có một số người đã dùng số tiền thắng của mình tặng lại cho anh Hiệu.
Hội bài Chòi Nha Trang bắt đầu khi tất cả các chòi đều đủ 9 người. Anh Hiệu sẽ lần lượt đi đến từng ống đựng bài để có thể rút từng con bài ra. Mỗi khi rút được một con bài, Hiệu sẽ lập tức hát một câu liên quan đến con bài để người chơi lắng nghe và dò xem trong thẻ bài có hay không. Nếu bạn có con bài trùng với tên trong thẻ bài thì bạn nhớ gõ mõ để báo hiệu cho Hiếu biết nhé.
Một ví dụ cụ thể như thế này, khi rút được “con khỉ nghèo” , Hiệu sẽ hát ngay đoạn:
“Ngày thường thiếu áo thiếu cơm
Đêm nằm không chiếu, lấy rơm làm giường
Dép dơi, dép bướm, chật đường
Màn loan, gối phượng, ai thương kẻ nghèo”
Và nếu bạn rút được con lục chạng, nó sẽ có câu:
“Bậu khoe giỏi, sao chẳng chịu đi
Cứ ăn xó bếp, ngủ thì chuồng trâu
Bậu ơi! Tôi chẳng ưng đâu
Trạng thì như thế, có hầu cũng uổng công”
Có thể thấy, tuy câu hát khác nhau nhưng nó không đơn thuần mô tả tên con bài mà đó còn là nỗi niềm tâm sự của dân gian xưa được bộc lộ qua trò chơi này. Cứ như thế, hội hô bài chòi sẽ được luân phiên từ lượt chơi này đến lượt chơi khác. Mỗi lượt chơi, người thắng cuộc sẽ là người đầu tiên có đủ 3 con bài được ghi trên thẻ. Thêm vào đó, người thắng cuộc sẽ được chủ trò và Hiệu đến chòi chúc mừng bằng cách dâng rượu và cùng nhau hát những lời chúc tụng tốt đẹp.
Thay vì đến Nha Trang chỉ để du lịch biển, thưởng thức hải sản tươi ngon, tại sao bạn không thử kết hợp chung với Hội Bài Chòi Nha Trang luôn nhỉ? Biết đâu khi đấy chuyến du ngoạn của bạn lại càng đáng nhớ nhờ có những hoạt động thú vị tại đây đấy. Hội Bà Chòi ngày nay được diễn ra những ngày cuối tuần trong năm với mục đích mở thêm cơ hội để du khách có thể hiểu thêm về Bài Chòi - Món ăn tinh thần truyền thống của người Việt nên bạn bạn cũng dễ dàng tham gia được nhé.