1 Hagia Sophia – Biểu tượng lâu đời của Thổ Nhĩ Kỳ
Hagia Sophia là một công trình kiến trúc khổng lồ ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ban đầu là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương gần 1.500 năm trước, sau đó là thánh đường Hồi giáo và hiện tại trở thành viện bảo tàng. Giống như Tháp Eiffel ở Paris hay Parthenon ở Athens, Hagia Sophia là biểu tượng lâu đời của Istanbul.
Được xây dựng ba lần ở cùng một vị trí, nhà thờ Hagia Sophia là nhà thờ lâu đời nhất và được hoàn thiện nhanh nhất trên thế giới. Với những mái vòm ngoạn mục như lơ lửng trên không, những cột đá cẩm thạch nguyên khối và những bức tranh khảm vô song, nơi đây được xem là một trong những kỳ quan của lịch sử kiến trúc thế giới.
Khi mới xây dựng, nơi đây được đặt tên là Megale Ekklesia (Nhà thờ lớn); tuy nhiên, sau thế kỷ thứ năm, nó được gọi là Hagia Sophia. Trong tiếng Hy Lạp, “Sophia” có nghĩa là trí tuệ, có thể dịch là 'Trí tuệ thần thánh' hoặc 'Trí tuệ thánh'.
2 Lịch sử đầy biến động tại Thánh đường Hagia Sophia
Nhà thờ đầu tiên được Hoàng đế Konstantios (337-361) xây dựng vào năm 360, được lợp mái bằng gỗ nhưng đã bị thiêu rụi sau cuộc bạo loại năm 404 do bất đồng quan điểm giữa hoàng hậu Eudoksia, vợ của Hoàng đế Arkadios (395-408) và tộc trưởng của İstanbul Ioannes Chrysostomos, người đã bị lưu đày.
Nhà thờ thứ hai được Hoàng đế Theodosios II (408-450) xây dựng lại vào năm 415 với năm gian giữa, một lối vào hoành tráng cùng mái nhà bằng gỗ. Nhà thờ bị phá bỏ vào ngày 13/1/532 sau cuộc bạo loạn công khai (cuộc nổi dậy của Nika) diễn ra vào năm thứ năm dưới triều đại của Hoàng đế Justinianos (527-565).
Hagia Sophia ngày nay (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Ayasofya) là tòa nhà thứ ba được xây dựng ở cùng một nơi với kiến trúc khác với những tòa nhà trước đó, được xem là hiện tại của kiến trúc Byzantine. Theo lệnh của Hoàng đế Justinianos, nhà thờ Hagia Sophia được xây dựng bởi Anthemios (nhà toán học) từ Tralles (Aydin ngày nay) và Isidoros (nhà hình học và kỹ sư) từ Miletos (Balat ngày nay). Việc xây dựng bắt đầu vào năm 532, hoàn thành trong 5 năm và mở cửa để thờ cúng vào ngày 27/12/537 với nghi lễ trọng đại.
Suốt thời kỳ Byzantine nhà thờ thường được tu tạo do thời gian dài sử dụng và các hư hại khác từ động đất, hỏa hoạn. Dưới thời kỳ Ottoman, vẻ đẹp của Hagia Sophia đã hạ gục Sultan, người đã quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng nhà thờ thành thánh đường Hagia Sophia. Về mặt tôn giáo, sự cải tạo này là shahada (tuyên ngôn về đức tin), đồng thời tổ chức buổi cầu nguyện vào thứ 6 tại Hagia Sophia. Về kiến trúc, một mihrab (hốc cầu nguyện nằm trong bức tường qibla hướng về Mecca) đã thay thế bàng thờ Thiên Chúa giáo, còn một minbar (bục giảng có cầu thang cho các bài thuyết pháp) cũng được thêm vào.
Năm 1953, chín năm sau khi Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập bởi Ataturk, Hagia Sophia được chính phủ chuyển đổi trở thành viện bảo tàng sau nhiều cuộc tranh chấp quyết liệt giữa các phe phái Hồi giáo và Chính thống giáo quá khích. Vào tháng 7 năm 2020, Hội đồng Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Erdoğan đã phân loại lại Hagia Sophia là một nhà thờ Hồi giáo. Hagia Sophia thuộc quần thể lịch sử tại Istanbul và được UNESCO chứng nhận là di sản thế giới năm 1985.
3 Những nét đặc sắc của Hagia Sophia
3.1 Kiến trúc hoành tráng và ấn tượng
Hagia Sophia vẫn thường được ví như báu vật vô giá của giới nghệ thuật và kiến trúc, khi không chỉ mang những câu chuyện lịch sử, bí ẩn chưa có lời giải đáp mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều công trình hiện đại sau này. Đặc trưng của kiến trúc Byzantine được thể hiện ở những cột đá cẩm thạch chống đỡ cho mái vòm rộng, nối tiếp với dãy cửa sổ nhỏ. Khách du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nhìn từ dưới lên sẽ phải thán phục trước thiết kế độc đáo này, mở ra một không gian đa chiều độc đáo.
Đặc biệt những ô cửa sổ được trang trí ấn tượng với kính trong suốt đã giúp không gian bên trong trở nên lung linh hơn. Cấu trúc Hagia Sophia bao gồm 4 ngọn tháp hùng vĩ và mái vòm trung tâm rộng lớn nằm nổi bật trên đường chân trời Istanbul. Theo kinh nghiệm du lịch, sau khi đi qua cổng mở vào hiên bên trong bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tranh ghép từ thế kỷ thứ 9 cùng các bức bích họa từ thế kỷ thứ 10 theo tín ngưỡng Kitô giáo.
Trên các mái vòm thánh đường Hagia Sophia là những dòng chữ như các câu kinh Qur’an của người Hồi giáo. Bên cạnh đó bạn cũng có thể ghé góc phía đông khu vườn của bảo tàng để viếng thăm lăng mộ của một số vua (sultan) Thổ Nhĩ Kỳ.
3.2 Nhiều bí ẩn thú vị xung quanh Hagia Sophia
Ngoài nhiều câu chuyện biến động trong lịch sử hay kiến trúc ấn tượng, Hagia Sophia cồn có cây cột luôn ẩm ướt quanh năm. Lịch sử ghi lại cây cột này được mang về từ đền Artemis ở Ephesus và làm bằng đá cẩm thạch trắng. Dưới chân cột là những tấm đồng bao quanh, ở đó có một cái lỗ nhỏ, nếu để ngón tay vào xoay một vòng và thấy bị ướt thì lời cầu của tín đồ sẽ thành hiện thực. MIA.vn khuyến khích bạn đọc có thể thử một lần nếu đến Hagia Sophia.
4 Một số lưu ý khi tham quan Hagia Sophia
4.1 Giá vé tham quan Hagia Sophia
Vé tham quan có hướng dẫn: 15 Euro/1h
Bảo tàng Lịch sử Hagia Sophia: 25 Euro
Combo Cung điện Topkapi + Nhà thờ Hagia Sophia + Nhà thờ Hồi giáo Xanh: 65 Euro
Giờ mở cửa Hagia Sophia: Quanh năm
Giờ đóng cửa: Hagia Sophia đóng cửa với những người không thờ phượng trong giờ cầu nguyện và trong buổi cầu nguyện buổi trưa vào các ngày thứ Sáu.
4.2 Một số lưu ý khi ghé tham quan Hagia Sophia
Vì Hagia Sophia là nơi thờ cúng nên khách tham quan phải tuân theo quy định về trang phục. Cả nam giới và phụ nữ đều phải mặc trang phục phù hợp và tôn trọng, che vai, ngực và đầu gối. Phụ nữ cũng cần che tóc bằng khăn quàng cổ. Bạn hãy ghi nhớ những điều trên để mang theo trang phục phù hợp trong vali hành lý.
Hagia Sophia là một nhà thờ Hồi giáo đang hoạt động nên nó đóng cửa đối với những người không thờ phượng trong thời gian làm lễ, cầu nguyện.
Những ngày cuối tuần chắc chắn Hagia Sophia sẽ đông đúc, vậy bạn nên lên kế hoạch cho chuyến thăm nhà thờ Hồi giáo vào các ngày trong tuần và buổi sáng cuối tuần.
Bạn có thể mua vé vào cửa Hagia Sophia tại cổng hoặc đặt mua vé trực tuyến trước khi ghé thăm để tiết kiệm thời gian.
MIA.vn mách khách tham quan có thể chuyến tàu điện T1 đến ga Sultanahmet, sau đó bắt xe thêm một đoạn nữa là đến được Hagia Sophia.
Istanbul có xu hướng rất nóng trong tháng 5 và tháng 6, bạn nên thăm Hagia Sophia vào khoảng mùa đông để có được nhiều trải nghiệm thật dễ chịu. Hy vọng những kinh nghiệm du lịch đã được MIA.vn tổng hợp trên đây sẽ hữu ích cho chuyến hành trình khám phá một trong những niềm tự hào của Thổ Nhĩ Kỳ này.