Chùa Thầy hay còn gọi là Thiên Phúc Tự là điểm tham quan tại Hà Nội, nằm tựa đầu vào núi Phật Tích. Nơi đây không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014, mà còn là “Địa chỉ đỏ” trong các cuộc kháng chiến. Chùa Thầy là di tích kiến trúc mang lối độc đáo với nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu.

Chùa là một quần thể di tích và danh thắng với nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch. Ba tòa Tiền đường - Điện Phật - Điện Thánh được xếp hình chữ Tam nhìn từ ngoài vào tạo nên sự đồ sộ với rất nhiều cột kèo, trụ...Chùa còn có sự liên kết chặt chẽ với quần thể hang động tạo nên sự phong phú về loại hình trong các dịp lễ hội. 

Lễ hội Chùa Thầy được tổ chức ngay tại chùa Thầy - là một ngôi chùa tựa vào chân núi Phật Tích, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 

Lễ hội chùa Thầy là một lễ hội lớn diễn từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7 tháng 3  Âm lịch hằng năm. Lễ hội này thu hút sự tham gia của nhiều người dân đến khám phá về những nét văn hóa vùng miền. Vì vậy bạn đừng bỏ qua lễ hội thú vị này trong lịch trình khám phá Hà Nội nhé!

Xem thêm: Cùng MIA.vn khám phá lễ hội chùa Hương - Nét đẹp văn hóa dân tộc Việt

Khám phá lễ hội chùa Thầy - Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng Việt Nam 2

Lễ Hội Chùa Thầy được diễn ra ngay bên trong khuôn viên chùa

Chùa Thầy là nơi thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh với 3 kiếp sống của ông. Ông là Tăng, là Phật, là Vua và được nhân dân coi là ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.

Đối với người dân xung quanh xứ Đoài từ già đến trẻ đều biết về sự tích li kì của thiền sư Từ Đạo Hạnh có công chữa bệnh và dạy học cho dân làng. Ngài dạy về văn hóa, đá cầu, đánh vật, múa rối nước… từ đó nhân dân cảm phục cho tài năng và đức độ của thầy. Người dân đến hội chùa Thầy với nhiều mục đích khác nhau: người cầu tình duyên, người cầu may mắn, tiền tài và có những người đến để thưởng ngoạn cảnh vật nơi đây.

Lễ mộc dục hay còn gọi là lễ tắm tượng, hằng năm vào sáng mùng 5 tháng ba, người dân cùng với người trong chùa chuẩn bị nước thơm và khăn mới để tiến hành nghi lễ. Nước tắm tượng là nước mưa được nấu cùng 5 loại lá thơm. Tham gia lễ tắm tượng với sư trụ trì trong chùa là 12 vị bô lão trong làng. Để được chọn tham gia vào nghi lễ này thì các bô lão phải là người có đạo đức tốt, được tính nhiệm và được người dân trong làng kính trọng, gia đình hạnh phúc, tuy lớn tuổi nhưng đầu óc phải minh mẫn. Buổi lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm chỉnh tề dưới sự chứng kiến của khách thập phương và dân làng. 

Khám phá lễ hội chùa Thầy - Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng Việt Nam 3

Lễ Hội Chùa Thầy được thực hiện trên sông

Tiếp theo của phần lễ là lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo từ tòa điện Thánh xuống tòa chùa Trung để đức Thánh có thể chứng kiến những nghi lễ diễn ra trong ba ngày hội. Nghi lễ bắt đầu bằng bài đọc kinh trong làng hương khói nghi ngút. Sau khi đọc bài kinh xin phép thì nhà sư và các bô lão tiến hành tắm tượng thành. Tượng được tiến hành rau rửa cẩn thận, kỹ lưỡng bằng nước thơm và thay áo mới. Mọi hoạt động điều được diễn ra trong sự trang nghiêm và kính cẩn, bài vị của thánh được khiên cẩn thận, dọc lối đi xuống là hàng bô lão đeo tràng hạt, cầm phướn, bài bị được rước yên vị ở tòa chùa Trung. 

Vào ngày 7 tháng 3 được xem là ngày lễ chính của lễ hội, đây được gọi là đại tế. Ngày này 4 thông trong làng ra yết kiến chùa Thầy, đi đầu đám rước là các vải cầm phướn, cụ công đi hộ lệ và sau cùng là cờ ngũ phương, chấp kích, chiêng, trống. Kiệu của 4 làng sẽ tụ họp đông đủ trước sân chùa để làm lễ cúng bắt đầu từ chùa Thầy ra gò Thiêng.

Các thôn rước lễ vào quán để nhà sư để sư trụ trì trong coi và làm lễ Thánh. Lúc này áo vàng của Thánh sẽ được thay bằng áo cà sa nhà phật. Người dân gọi màn thay áo này là “đi Thần về Phật” để tái hiện lại quá trình tu luyện của Đức Thánh Từ ban đầu là tu tiên sau đó mới đắc đạo thành Phật. 

Đám rước đi đến địa phận làng nào thì làng đó sẽ làm lễ để đó kiệu thánh để chúc mừng và cầu mong được Thánh che chở, ban phước cho nhân dân trong làng.

Khám phá lễ hội chùa Thầy - Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng Việt Nam 4

Lễ Hội Chùa Thầy ở giai đoạn bưng lễ vào bên trong trong chùa

Phần hội được diễn ra song song với phần nghi thức. Bãi cỏ rộng trước chùa diễn tả lại rất nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đá cầu… hay leo núi ngắm cảnh và vào hang Cắc Cớ. Đây là cơ hội để bạn có những bức hình check-in Hà Nội đấy nhé!

Thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông tổ của nghệ thuật múa rối nước nên chùa Thầy cũng được xem là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước. Trong ngày hội nhà Thủy Đình sẽ được trang hoàng rực rỡ với những tấm vải in hình trang trí long, ly, quy, phụng. Hội múa rối nước được tổ chức ở Thủy Đình như một trò chơi dưới nước. Thực sự thì tham xem nhiều vở diễn múa rối nước nhưng không có nơi nào đặc sắc bằng múa rối ở chùa Thầy. Những hình ảnh làng quê, sinh hoạt đời thường của người dân như được thu nhỏ và sống động trên mặt nước. Các tiết mục múa rối được các nghệ nhân trình diễn khéo léo với sự kết hợp nhịp nhàng giữa tiếng nhạc cùng những lời hát khiến cho các con rối như được thổi hồn và tạo nên sức hút đối với người xem. Phần múa rối nước có một sức hấp dẫn lạ lùng góp phần tạo nên một ngày hội náo nhiệt. 

Bịt mắt đập niêu đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc ở các lễ hội miền Bắc. Thể lệ chơi tương đối đơn giản chỉ cần người chơi bịt mắt lại và có thể đập được những chiếc niêu đang treo thì dành được chiến thắng. Trong tiếng hò reo của mọi người cùng với tiếng hướng dẫn từ đồng đội tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, gây tò mò và hứng thú cho du khách và người dân. Với sự nhiệt tình của người chơi, họ đã góp phần mang đến một không khí vui tươi và tạo nên những nét đặc trưng vùng miền mà không phải lễ hội nào cũng có được. 

Ngoài những trò chơi nổi bật thì lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo và sôi động để thu hút khách du lịch đến tham gia. 

Khám phá lễ hội chùa Thầy - Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng Việt Nam 5

Những mâm lễ lớn và nặng

Nổi tiếng với cảnh vật đẹp đẽ nên trong ngày hội cũng có nhiều du khách đến tham quan để có thể thưởng thức núi rừng hoang sơ và huyền bí. Du khách có thể leo núi để tự do nhìn ngắm cảnh vật, hay tham quan những hang động ở đây. Bạn có thể thả mình vào thiên nhiên để ngắm nhìn những vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc. Quả núi như một khu vườn với nhiều cây cổ thụ lớn và nhiều loại thuốc quý mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng. Chùa Thầy ngày càng là điểm đến được nhiều người lựa chọn để cảm nhận được không gian yên ắng và cầu an yên. 

Khám phá lễ hội chùa Thầy - Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng Việt Nam 6

Hoạt động khám phá các bức tranh bích họa ở đây cũng rất thú vị

- Chùa Thầy nằm ở khu vực đồi núi tương đối gập ghềnh nên du khách không nên mang giày cao gót, khuyến khích mang những loại giày đế bằng và êm chân.

- Một số đồ vật có thể hữu ích cho chuyến đi là khăn ướt, quạt giấy, dầu gió, đồ lễ đi chùa, khẩu trang…

- Cần ăn mặc trang nhã, lịch sự khi tham gia lễ hội.

Lễ hội chùa Thầy được xem là dịp lễ vui nhất của miền Bắc vào mùa hạ. Sự uy nghiêm, huyền diệu của ngôi chùa kết hợp với các phần lễ và phần hội hết sức nhộn nhịp khiến không gian nơi đây luôn hấp dẫn trong mắt du khách. Với mục đích đưa hội chùa Thầy thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh thân thiện và hấp dẫn hơn, lễ hội được hứa hẹn sẽ luôn được đón nhận và có nhiều điểm thú vị hơn trong tương lai.