Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, cũng là nhờ thờ chính của Tổng giáo phận Huế. Nhà thờ được xây dựng trên đỉnh đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, Thừa Thiên Huế.

Giữa không gian thiên nhiên bao la, bên bờ Nam của sông Hương tĩnh lặng, nhà thờ vươn mình kiêu hãnh, bề thế và vô cùng ấn tượng. Nhà thờ gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc pha trộn hài hòa, thể hiện nét đặc trưng nghệ thuật phương Tây cùng kết cấu kiến trúc hiện đại, lạ mắt.

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 2

Nhà thờ Phủ Cam là điểm nhấn nổi bật giữa những kiến trúc Hoàng thành, chùa chiền mang đậm chất truyền thống Việt Nam

Nhờ vị trí khá gần trung tâm thành phố nên đường đi tới nhà thờ Phú Cam cũng tương đối đơn giản, dễ đi. Bạn có thể tham khảo cung đường đi từ Đống Đa, rẽ trái vào Hai Bà Trưng, tiếp tục rẽ phải vào Phan Đình Phùng, sau đó rẽ trái tiếp vào đường Nguyễn Trường Tộ. Khi đến ngã ba Hàm Nghi giao Đoàn Hữu Trưng, du khách rẽ phải nữa là tới nơi.

Phủ Cam được coi là cái nôi của Công giáo tại Huế, cũng là giáo đường lớn nhất mảnh đất kinh kỳ, là điểm sinh hoạt tôn giáo của hàng ngàn giáo dân. Theo ghi chép lịch sử, nhà thờ Phú Cam đã được xây dựng lần đầu tiên năm 1682, bên cạnh sông An Cựu. Sau đó hai nhà thờ được rời lên đồi Phước Quả, cũng là vị trí của nhà thờ hiện nay. Cho đến năm 1698, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu nhà thờ đã bị triều đình triệt giải hoàn toàn. 

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 3

Quá trình xây dựng nhà thờ Phú Cam đã trải qua rất nhiều thăng trầm

2 thế kỷ sau đó, năm 1898 nhà thờ Phú Cam được tái khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1902 với lối kiến trúc Gothique thịnh hành ở Tây Âu từ thời kỳ Trung cổ. Cùng với sự phát triển của Công giáo và số lượng giáo dân ngày càng tăng, đến những năm 60 của thế kỷ 20, nhà thờ một lần nữa được thay thế để phù hợp với thời đại. 

Nhà thờ mới được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, với bản kế hoạch rành mạch, rõ ràng, sự kết hợp hài hòa của lối kiến trúc đặc trưng cho nhà thờ Công giáo tại châu Âu và sự phát triển của kỹ thuật xây dựng lúc bấy giờ. Thế nhưng quá trình xây dựng đã vấp phải những trục trặc, thời gian thi công kéo dài do những biến động chính trị và lịch sử. Đến tận năm 2000, tức là sau đúng 37 năm khởi công xây dựng, nhà thờ Phủ Cam mới chính thức hoàn thành, cũng vừa kịp kỷ niệm 150 năm ngày ngày thành lập của Giáo phận Huế. 

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 4

Nhà thờ Phủ Cam cũ cũng khá kiên cố và đồ sộ

Dù vấp phải rất nhiều biến cố, đến cuối cùng nhà thờ Phủ Cam cũng đã hoàn thiện, giống như quá trình Công giáo phát triển tại Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Những xung đột thời đại, xung đột tôn giáo khó có thể tránh khỏi trong quá trình tiếp nhận những văn hóa mới. Thế nhưng đến cuối cùng, nhà thờ cổ kính này vẫn cùng kiến trúc cổ kính của Kinh Thành Huế, chùa Thiên Mụ, đền đại lăng tẩm trở thành những điểm du lịch nổi tiếng tại Cố đô, như một sự ngầm khẳng định những giá trị tôn giáo luôn luôn được đón nhận và trân trọng.

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 5

Những hình ảnh hiếm hoi của Nhà thờ Phủ Cam thời kỳ đầu thế kỷ 20 được ghi lại

Thiên đường Phủ Cam có thiết kế rất đặc biệt, được kiến trúc sư xây dựng dựa trên những tư duy hiện đại và đổi mới của thế kỷ 20. Toàn bộ nhà thờ áp dụng những định luật vật lý cùng kết cấu mới. Các bức tường được hỗ trợ bằng trụ đỡ nên vừa có độ cong mềm mại vừa vô cùng chắc chắn.

Thiết kế nhà thờ Phủ Cam còn khiến chúng ta liên tưởng đến hình một cây thánh giá với đỉnh hướng phía Nam, chân hướng phía Bắc. Mặt tiền nhà thờ có bố cục đăng đối, phần sảnh và thánh đường ở giữa, hai bên là tháp chuông vươn thẳng lên bầu trời. Mặt phía trước công trình là hai bức tượng đúc lớn của thánh Phêrô và thánh Phaolô, được coi là những bổn mạng của xứ Phủ Cam.

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 6

Nhà thờ Phủ Cam từ trên cao như một cây thánh giá khổng lồ

Những bức tường của nhà thờ Phủ Cam được xây theo hướng pha trộn cổ điển và hiện đại, có chút Latin hòa với châu Âu. Các dãy cửa gương hai bên được thiết kế để đón nắng, khiến ánh sáng khi chiếu vào không gian nhà thờ thay đổi màu sắc. Mái vòm của nhà thờ được thiết kế đặc biệt, vừa đảm bảo khả năng chống chịu lực vừa tạo âm vọng rất lớn, phục vụ các hoạt động tôn giáo bên trong nhà thờ. 

Khu vực trung tâm nhà thờ là một cây thánh giá cao đến 10 mét, từ vật liệu gỗ thông của đồi Thiên An - ngọn đồi rất nổi tiếng tại Huế. Loại gỗ đặc biệt này vừa có khả năng chống chịu được thời tiết, ngày càng bóng đẹp, toát lên cái hồn của Thánh giá, sự trang nghiêm của nhà thờ lâu đời nhất xứ kinh kỳ.

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 7

Nhà thờ Phủ Cam ở mỗi góc lại mang những vẻ đẹp khác nhau, khiến du khách sống ảo đến mỏi mệt

Kiểu thiết kế đặc biệt của nhà thờ Phủ Cảm khiến từ mỗi góc nhìn lại thấy nhà thờ có hình dáng khác nhau. Nếu nhìn từ phía trước nơi đây giống như một hàm hồng đang há rộng miệng. Nhưng về tổng thể công trình lại như mũi tên đang vươn thẳng lên bầu trời, rất thanh thoát nhẹ nhàng.

Lối kiến trúc độc đáo tại nhà thờ Phủ Cam tạo cho du khách một không gian check-in sống ảo như giữa trời Tây. Đứng từ phía trực diện, phía sau lưng bạn nhờ thờ sẽ như một cuốn kinh thánh đang được mở rộng. Các bức tường phủ màu thời gian, lấm tấm những vết rêu phong. Nhờ vậy du khách sẽ những bức ảnh siêu chất, mang tính nghệ thuật cao.

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 8

Nhà thờ Phủ Cam mang vẻ đẹp cổ điển, rêu phong như trời Âu

Ở mặt khác, nhà thờ vươn thẳng lên bầu trời, hai đường lượn phía trước tiền đỉnh được xây bằng đá, uốn cong mềm mại, khiến nhà thờ vừa uy nghi vừa thanh thoát. Đến từng chi tiết bên trong nhà thờ cũng được bày trí rất tỉ mỉ, chú trọng tính thẩm mỹ và thể hiện đặc trưng của Công giáo. Các bức tranh treo tường được đóng khung gỗ cẩn thận, thể hiện cuộc đời Chúa Giêsu, khắc họa lại lịch sử đạo Công giáo đến với con người. Không gian thánh lễ tại đây khiến không chỉ giáo dân mà cả những người không theo Công giáo cũng phải ngỡ ngàng  vì sự kì công và rực rỡ.

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 9

Vòm nhà thờ được trang trí rất kỳ công

Nhà thờ Phủ Cam là công trình tôn giáo trang nghiêm, là nơi tề tựu đông đảo giáo dân, vì vậy khi đến tham quan, điều đầu tiên du khách cần lưu ý đó là trang phục phải lịch sự, trang nhã. Bên cạnh đó lưu ý cách hành xử nhẹ nhàng, không cười đùa huyên náo, không tùy tiện trạm vào những món đồ bên trong không gian nhà thờ.

Cuối tuần, đặc biệt là chủ nhật, rất đông đảo giáo dân sẽ có mặt tại nhà thờ làm lễ. vì thế để có thể tham quan hoặc chụp ảnh, bạn nên chọn những ngày trong tuần thì không gian sẽ vắng người hơn.

Khám phá nhà thờ Phủ Cam - Điểm nhấn của tôn giáo và du lịch tại Cố đô Huế 10

Buổi tối cả không gian nhà thờ được thắp sáng rực rỡ

Khi chọn góc chụp ảnh, bạn có thể tham khảo những góc chụp từ bên ngoài nhà thờ để lấy toàn bộ cảnh. Không gian vừa tráng lệ vừa uy nghi nơi đây chắc chắn sẽ cho bạn một bộ ảnh để đời.

Trên đây là những thông tin về nhà thờ Phủ Cam mà MIA.vn muốn mang lại cho du khách. Hi vọng bạn sẽ có cơ hội ghé thăm nơi đây và có những bức ảnh thật tuyệt vời nhé. Chúc bạn có chuyến đi khám phá Huế trọn vẹn và thật nhiều kỉ niệm đẹp.