- Địa chỉ: Đường Đào Tấn, phường Cửa Nam, thành phố Vinh, Nghệ An

- Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00

- Giá: Vào cửa tự do

Thành cổ Vinh hay còn gọi là thành cổ Nghệ An là một di tích lịch sử ấn tượng có từ thời vua Gia Long. Từ năm 1998, nơi đây được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia nhờ lưu giữ những dấu vết quan trọng của lịch sử và lối kiến trúc độc đáo của dân tộc ta thời trước.  

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 2

Thành cổ Vinh vẫn mang dáng dấp của một thành lũy uy nghi. Ảnh: Quang Huy Tạ 

Hiện tại, thành cổ Vinh chỉ còn lại 3 cổng thành là Tiền Môn (cổng chính), Tả Môn và Hữu Môn cùng các đoạn hào thành. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng Tiền Môn hầu như vẫn còn nguyên vẹn so với hai cổng còn lại. 

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 3

Thành cổ Vinh hình lục giác được nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Nghệ An 

Nếu có dịp du lịch Nghệ An, bạn nhất định phải đến thành cổ Vinh để chiêm ngưỡng lối kiến trúc đồ sộ nằm trong một mảnh đất hình lục giác được bao quanh bởi hào nước sâu. Ngoài ra, đây còn là nơi lý tưởng để bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh trong suốt chiều dài lịch sử của nước ta. 

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 4

Tòa thành kiên cố vẫn đứng vững sau hàng trăm năm. Ảnh: VnExpress 

Thăm quan thành cổ Vinh vào mùa nào trong năm cũng đều tuyệt vời vì tùy thời điểm nơi đây lại khoác lên mình vẻ đẹp khác nhau. Tuy nhiên, để tránh nắng nóng, bạn nên lựa chọn mùa xuân (tháng 3-5) hoặc mùa thu (tháng 9-11). Trong những khoảng thời gian này, thời tiết ở Vinh thường mát mẻ và dễ chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho bạn thỏa sức khám phá thành cổ và tận hưởng không khí xanh tươi xung quanh.

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 5

Thành cổ nổi bật trên nền trời xanh ngắt. Ảnh: Báo Thanh Niên 

Trong khuôn khổ bài viết này, MIA.vn chủ yếu hướng dẫn phương tiện di chuyển từ Hà Nội đến Vinh để các bạn dễ theo dõi nhé. 

Với giá cả phải chăng, sự thuận tiện và chất lượng ngày càng được cải thiện, xe khách là phương tiện phổ biến được nhiều du khách lựa chọn khi muốn di chuyển từ Hà Nội đến Vinh. 

Bạn có thể mua vé của một trong những nhà xe uy tín như Sao Nghệ Limousine, Nam Quỳnh Anh Limousine, Hồng Vinh Limousine đến thành phố Vinh tại các bến xe như Yên Nghĩa, Nam Thăng Long, Sơn Tây hoặc Nước Ngầm. Giá vé dao động từ 170.000 - 325.000 đồng/lượt tùy vào chất lượng phục vụ của từng nhà xe. 

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 6

Từ trung tâm thành phố Vinh, bạn chỉ cần đi bộ thêm một đoạn ngắn là đến được thành cổ. Ảnh: VnExpress 

Hiện tại, sân bay Vinh đã hoạt động với khả năng phục vụ lên đến 1.000 khách/giờ, và đang được các hãng hàng không hàng đầu như Vietnam Airlines, Bamboo Airlines, Vietjet Air mở chuyến bay từ Vinh đến nhiều thành phố khác. Nếu bạn dự định xách vali lên và khám phá thành phố xinh đẹp này thì đừng quên đặt vé trực tuyến trên trang web chính thức của các hãng hàng không mà bạn ưa thích nhé. 

Với khoảng cách 320km, hành trình đi từ ga Hà Nội đến ga Vinh sẽ mất khoảng 6 tiếng. Bạn có thể chọn một trong các chuyến tàu như SE7, SE5, SE9, SE19, SE1, NA1, NA3, QB1, QB3 với giá vé khoang ghế ngồi cứng từ 200.000 đồng và vé khoang giường nằm từ 400.000 đồng (giá vé cập nhật tháng 11/2023). Từ Ga Vinh, bạn có thể đi bộ khoảng 2,5km theo hướng dẫn của Google Maps là đến được thành cổ Vinh. 

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 7

Đến được thành cổ bạn sẽ cảm thấy vui sướng trước vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm của tòa thành này. Ảnh: VnExpress 

Ngoài các phương tiện di chuyển trên thì bạn có thể đi từ Hà Nội đến Vinh bằng xe máy. Tuy nhiên, đoạn đường này dài đến gần 300km tương đương với hơn 8 tiếng lái xe. Vì đi đường dài sẽ dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nên MIA.vn không thực sự khuyến khích phương án di chuyển này đâu nhé. 

Người xưa chọn đất và hướng xây thành cổ dựa trên thuyết phong thủy của người phương Đông. Phía đông thành cổ tựa lưng vào dãy núi Hồng Lĩnh - nơi gắn liền với câu chuyện huyền thoại về 100 chú chim phương hoàng đi tìm tổ ấm. Phía tây thành là dãy Thiên Nhẫn trùng trùng điệp điệp trong như hình lưỡi cưa hướng lên trời. 

Khi mới bắt đầu được xây dựng, vua Gia Long huy động 1.000 lính Thanh Hóa cùng 4.000 lính Nghệ An xây dựng thành bằng đất. Nhưng sau đó, vua Minh Mạng đã cho nâng cấp thành cổ với những bức tường bằng đá ong kiên cố hơn. 

Đến thời vua Tự Đức, thành cổ lại một lần nữa được trùng tu với 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía và 8.599 phiến đá sò. Đây được xem là thành lũy có quy mô nhất từ trước đến nay, góp phần cho thấy vị thể quan trọng của thành cổ Vinh trong việc bảo vệ an nguy tổ quốc lúc bấy giờ. 

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 8

Một cảnh sắc tuyệt đẹp bên trong thành cổ Vinh ngày nay. Ảnh: Traveloka 

Tường thành của thành cổ Vinh có chiều cao 4,8m được bảo vệ bởi hào sâu và rộng. Hiện tại, di tích thành cổ Vinh chỉ còn lại có 3 cửa ra vào: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu và không có cửa Hậu. 

Thành được thiết kế hình lục giác, với diện tích khoảng 420.000m2 và chu vi là 2.520m bao gồm 2 vòng thành: vòng thành trong và vòng thành ngoài. Hệ thống thành cao kèm theo hệ thống hào sâu được xây để đối phó với bất kỳ tình huống tấn công nào. Hào còn được sử dụng để thả sen lấy hạt cống nạp triều đình mỗi năm.  

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 9

Ngày nay, bên trong thành cổ được quy hoạch khá tốt. Ảnh: VnExpress 

Cửa Tiền của thành cổ Vinh hướng về phía nam và là nơi dành riêng cho vua ngự giá. Cửa Tả hướng về phía đông trong khi Cửa Hữu hướng về phía tây. Để đi qua bất kỳ cổng nào, người ta phải vượt qua một cái cầu. 

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 10

Một phần di tích của cửa Hữu. Ảnh: Báo Nghệ An 

Bên trong thành, công trình lớn nhất là hành cung với dinh thống đốc ở phía đông, dinh bố chánh, án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học ở phía nam và trại lính cùng nhà ngục ở phía bắc. Sau này, phía tây được thêm vào để làm nhà giám binh của quân đoàn người Pháp. Toàn bộ thành được trang bị 65 khẩu thần công trong đó 47 khẩu đặt ở các vọng gác, còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 11

Cổng Tả Môn kiên cố trên đường Quang Trung. Ảnh: VnExpress 

Kiến trúc của các cổng thành khác độc đáo khi đều được thiết kế dạng mái vòm nhằm tạo cảm giác như đang đi qua một ngôi nhà nhỏ và kiên cố. Đứng giữa cổng thành, bạn sẽ cảm nhận được sự vững chắc và uy nghiêm như đang đứng giữa một lô cốt chắc chắn. Có thể nói, Thành Nghệ An được thiết kế như một pháo đài quân sự, với khả năng phòng thủ cực kỳ cao.

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 12

Mái vòm của cửa Hữu. Ảnh: VnExpress 

Hệ thống hào của thành cổ Vinh rộng 28m và sâu 3,4m được liên kết với sông Vĩnh (sông Cửa Tiền) thông qua một con ngòi rộng 2m, sâu 1,6m và đáy rộng 1,2m. Hào được đào sâu phía ngoài thành để lấy đất phục vụ việc đắp lũy bờ thành. Đồng thời, hệ thống hào còn đóng vai trò là một phần của hệ thống bảo vệ bên ngoài tường thành, hạn chế khả năng xâm chiếm của quân địch. 

Khám phá thành cổ Vinh, chứng nhân lịch sử qua hàng trăm năm 13

Thành cổ Vinh được bao bọc bởi hào nước sâu và rộng. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam 

Trên đây là những nét đặc sắc mà bạn sẽ được thỏa sức khám phá khi có dịp ghé thăm thành cổ Vinh. Là một thành lũy lâu đời và đã chứng kiến bao nốt thăng trầm của lịch sử dân tộc nhưng nơi đây vẫn sừng sững giữa đất trời như muốn nhắc nhở thế hệ con cháu ghi nhớ sự hào hùng của cha ông ta. MIA.vn tin rằng nơi đây sẽ để lại trong bạn nhiều cảm xúc khó quên. Hãy lưu lại những kinh nghiệm tham quan thành cổ Vinh vào cẩm nang du lịch Nghệ An của bạn ngay và lưu để có một chuyến đi trọn vẹn nhé.