Huế bao đời nay gắn liền với vẻ đẹp dịu dàng, cổ kính, đằm thắm của vùng đất kinh kỳ dù đã trải qua hàng trăm năm. Nơi đây có nhiều địa danh đẹp “ngẩn ngơ” lòng người, cũng như công trình kiến trúc nổi tiếng, mang đậm tính văn hóa - lịch sử, làm nên “thương hiệu” trong mắt tín đồ “xê dịch” trong nước và quốc tế, có thể kể đến nào là Đại Nội Huế, Sông Hương, Hồ Truồi… Trong quần thể di tích Cố đô, thì Kỳ Đài gây ấn tượng hơn cả với nhiều du khách khi là nơi chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm của đất nước Việt Nam.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 2

Kỳ Đài chính là địa điểm treo cờ chính của triều đình thời Nguyễn 

Kỳ Đài là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, khi mang trong mình biểu tượng đầy quyền lực của triều đại nhà Nguyễn. Địa điểm này được xây dựng ngay giữa mặt hướng Nam thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh, ở chính giữa mặt trước kinh thành Ngọ Môn.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 3

Kỳ Đài còn được gọi là cột cờ Kinh thành Huế

Vị trí: Nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế, đối diện với Ngọ Môn

Vào mùa hè, Kỳ Đài sẽ mở cửa đón khách từ 6 giờ 30 sáng đến 17 giờ 30 chiều. Tuy nhiên vào mùa đông, thời gian sẽ có chút thay đổi là bắt đầu từ 7 giờ sáng và ngừng nhận lúc 17 giờ.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 4

Kỳ Đài không chỉ nằm ở vị trí trung tâm thành phố Huế, mà còn là biểu tượng của mảnh đất Cố đô

Khi tham quan Kỳ Đài, du khách nên mua vé tham quan ngay lối vào. Vì địa điểm du lịch này nằm trong khu vực Đại Nội Huế, nên sẽ áp dụng giá vé vào cổng của Đại Nội:

- Giá vé cho người lớn: 120.000VNĐ

- Giá vé cho trẻ em: 30.000VNĐ

- Giá vé cho khách nước ngoài: 150.000VNĐ

- Miễn phí cho các bé dưới 6 tuổi

Tất cả check-in Kỳ Đài nào!

Các tín đồ “xê dịch” có thể vi vu tham quan khám phá Huế nói chung, Kỳ Đài nói riêng vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Tuy nhiên là vẫn có những thời điểm không lý tưởng khi thực hiện hành trình đến Cố đô. Đó là vào mùa mưa bão, lũ lụt, bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 2 năm sau. Nếu bạn quyết định đi vào thời gian này thì cần phải xem dự báo thời tiết trước chuyến đi.

Bên cạnh đó, vào mùa “cao điểm” du lịch từ tháng 6 đến tháng 8, Kỳ Đài sẽ đón tiếp hàng ngàn lượt khách đến đây tham quan. Do đó, nếu bạn là người dư dả về thời gian và muốn chuyến đi thêm phần trọn vẹn thì có thể chọn lúc khác.

Trước khi di chuyển đến Kỳ Đài, du khách cần phải có mặt tại thành phố Huế. Hiện nay, bạn có nhiều sự lựa chọn phương tiện phổ biến di chuyển đến mảnh đất Thần Kinh, nào là máy bay, xe khách, tàu hỏa. Bên cạnh đó, tọa độ du lịch này, lại nằm trong trung tâm thành phố nên du khách dễ dàng đến đây mà không sợ phải lạc đường

Xuất phát từ trung tâm nội thành Huế, bạn di chuyển bằng xe máy theo bờ nam sông Hương đi đến cầu Tràng Tiền hoặc cầu Phú Xuân. Sau đó, bạn tiếp tục chạy qua Bạch Hổ rồi men theo đường Quảng Đức là sẽ thấy Đại Nội, rồi mua vé di chuyển vào bên trong là sẽ tới được Kỳ Đài. Nếu du khách đi cùng gia đình hay nhóm bạn và có trẻ nhỏ thì có thể di chuyển bằng taxi đến đây. 

Kỳ Đài được chính thức xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão năm 1807). Lúc đầu còn đơn giản, nhưng cho đến thời vua Minh Mạng thì liên tục được tu sửa nhiều lần vào các năm 1829, 1831 và 1840. Cũng vào thời điểm đó, ở các dịp lễ tiết, chầu mừng tuần du hay cấp báo, Kỳ Đài đều có quy định hiệu cờ thông báo. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu, lâu lâu lính canh phải trèo lên dùng kính Thiên lý để quan sát ngoài bờ biển.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 5

Hình ảnh Kỳ Đài trong quá khứ

Trong giai đoạn từ năm 1945 - 1975, trong vòng 30 năm, Kỳ Đài cũng đã chứng kiến nhiều lần chuyển mình của lịch sử với những lần kéo cờ báo hiệu. Ngày 30/8/1945, trong lễ thoái vị của Bảo Đại, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa được kéo lên, kết thúc chế độ phong kiến.

Cho tới sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trong 26 ngày đêm. Ngày 24 tháng 2 năm 1968, đại đội Hắc Báo, thuộc sư đoàn bộ binh 1 Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chiếm lại Kỳ Đài và hạ lá cờ này xuống. Đến ngày 26/03/1975, sau khi giành chiến thắng trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lại một lần nữa được kéo lên Kỳ Đài.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 6

Hiện nay, trên đỉnh cột cờ vẫn là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, nhắc lại tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Một trong những điểm nhấn chính khiến Kỳ Đài thu hút rất nhiều tín đồ “cuồng chân” check-in chính là kiến trúc độc đáo của nó. Kỳ Đài gồm 2 phần chính, đó là đài cờ và cột cờ. Về phần đài cờ gồm 3 tầng chóp cụt, hình chữ nhật, được xếp chồng lên nhau. Tầng 1 có chiều cao 5.5m, tầng 2 cao khoảng 6m, còn tầng trên cùng thứ 3 cao khoảng 7m. Tổng chiều cao của cột cao sẽ rơi vào tầm 17.5m.

Nằm ở phía bên trái Kỳ Đài, du khách sẽ thấy có một lối nhỏ để di chuyển lên cao. Còn ở ngay đỉnh xung quanh mỗi tầng đều có lan can cao khoảng 1m, được trang trí bằng những miếng gạch hoa rỗng, nền 3 tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có cả hệ thống thoát nước mưa xuống dưới.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 7

Mặt nền của các tầng Kỳ Đài đều lát gạch Bát Tràng

Về phần cột cờ, khi xưa được làm bằng gỗ, gồm 2 tầng, cao gần 30m. Đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), cột cờ được thay bằng một cây cột gỗ dài (Tân kiến trụ) suốt hơn 32m. Đến năm Thành Thái 16 (1904), một trận bão lớn xảy ra ở Huế gọi là trận bão năm Thìn (Giáp Thìn), khiến cột cờ lại bị gãy, nên sau phải đổi làm bằng ống gang. Đầu năm 1947, khi quân Pháp tái chiếm Huế, cột cờ lại bị pháo bắn gãy một lần nữa. Đến năm 1948, Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung Kỳ cho xây dựng cột cờ bằng cốt thép với tổng chiều cao 37m, và chính là công trình hiện nay, đã được Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế trùng tu từ giữa năm 1994 đến năm 1995.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 8

Đây còn là tọa độ sống ảo bất chấp của các bạn trẻ

Nhằm góp phần tạo điểm nhấn cho du lịch Huế, nên Kỳ Đài thường diễn ra hoạt động “Thắp sáng Kỳ Đài” mỗi đêm sau 19h.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 9

Cụ thể, 1.000 chiếc đèn led với công nghệ hiện đại, đã được bố trí xung quanh Kỳ Đài sẽ được bật lên, khiến không gian nơi đây trở nên lung linh và huyền ảo

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 10

Hoạt động “Thắp sáng Kỳ Đài” diễn ra mỗi đêm

Ngoài ra, các khẩu Thần công dựng trên Kỳ Đài cũng sẽ được “tái” khai hỏa, mang đến những trải nghiệm thú vị cho các du khách đến đây tham quan. Đây cũng là hoạt động giúp tín đồ “cuồng chân” thưởng ngoạn một trong những hoạt động thời xưa dưới triều vua Nguyễn, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa ngàn đời của Huế.

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 11

Tái hiện bắn đại bác trên Kỳ Đài

Đã đến check-in Kỳ Đài, thì hẳn là tín đồ “xê dịch” khó mà bỏ qua những điểm du lịch đặc sắc gần đây:

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 12

Ngọ Môn nằm ngay phía đối diện Kỳ Đài, là di tích có lối kiến trúc và vật liệu từ thời nhà Nguyễn

Kỳ Đài - Nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ở Cố đô 13

Đại Nội Huế chính là kinh đô của nước ta. Bên trong còn rất nhiều công trình có giá trị như cung Diên Thọ, điện Thái Hòa…

Kỳ Đài là một biểu tượng tự hào của dân tộc Việt Nam. Vì thế, khi đến đây tham quan du khách cần lưu ý những điều bên dưới:

- Bạn không được xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung trong Kỳ Đài.

- Du khách nên tôn trọng nét đẹp văn hóa dân tộc.

- Lưu ý là bạn không được phép vẽ bậy lên bục đài, cột cờ.

- Du khách không được tự ý thả kéo cờ khi không có sự cho phép.

Kỳ Đài không chỉ đơn giản là biểu tượng  của di sản Huế gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, mà trải qua biết bao bể dâu, nay đã trở thành điểm du lịch sáng của mảnh đất Cố đô. Còn chần chờ gì mà không nhanh chân đến đây nào! Đừng bỏ qua những điểm tham quan tại Huế nhé!