Thông thường, mỗi lễ hội đều được gắn với một truyền thuyết về một đấng thần linh có công cứu giúp người dân trong cơn hoạn nạn và  lễ hội bà Thu Bồn Hội An cũng không ngoại lệ.

Có khá nhiều phiên bản khác nhau để kể về nguồn gốc của lễ hội này nhưng câu chuyện thường được người dân truyền tai nhau nhất là câu chuyện kể rằng, bà là con gái của một bá hộ giàu có trong làng Thu Bồn. Từ lúc bà sinh ra đã luôn nở nụ cười trên môi, luôn mang đến niềm vui cho mọi người, với vẻ bề ngoài xinh đẹp, khả ái, mái tóc đen dài đến ngang thắt lưng.Khoảng 5 tuổi, thì bà bộc lộ tài năng y thuật cứu người đầy cao siêu.

Kể từ đó, cả cuộc đời bà chỉ cống hiến cho y học và sự nghiệp cứu giúp những con người khốn khổ khỏi cơn bạo bệnh mà không hề lấy một đồng xu nào. Đến năm 50 tuổi, bà được tôn làm Đức Bà Hằng Cứu Thế.

Truyền thuyết còn kể rằng bà đã “nhập Bồng lai” vào đúng giờ Ngọ ngày 12/2 âm lịch. Sau đó, người dân tổ chức buổi tẩm liệm cho bà tuân theo ý nguyện, chỉ sử dụng gồm hoa và cỏ để ướp, xác bà được để trong đình 7 ngày 7 đêm.

Sau 7 đêm, người ta nghe được thoang thoảng trong không khí hương thơm của hoa sứ, khi vào kiểm tra thì thấy nắp áo quan đã bị mở tung và bên trong chứa đầy hoa sứ trắng còn thân xác bà và những loại lá cỏ dùng để tẩm liệm thì đã biến mất.

Từ đấy, mỗi khi con sông Thu Bồn xảy ra lũ lụt hay hạn hạn thì bà đều hiển linh giúp đỡ để người dân vượt qua và có cuộc sống sung túc hơn, thời tiết mưa thuận gió hòa.

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 2

Không khí tưng bừng và nhộn nhịp của Lễ hội bà Thu Bồn Hội An

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 3

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An thu hút hàng ngàn người đến tham gia và đi theo đoàn rước

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An thường được các xã huyện ven sông Thu Bồn tổ chức.

Thời gian diễn ra : Ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm.

Phần lễ thường có 3 phần chính là lễ rước sắc, lễ rước nước và cuối cùng là lễ đại tế.

Lễ rước sắc: thường sẽ được tổ chức vào ngày 11/2 âm lịch, bao gồm 9 nhóm là lân, cờ đại, cờ ngũ sắc, kiệu rước Sắc, nhạc cổ, trống chiêng, lính hộ tống, đội hình phụ nữ và bô lão.

Lễ rước nước sẽ được tổ chức từ sáng sớm ngày 12/2, đoàn người sẽ mang theo nguồn nước tinh khiết di chuyển từ thượng nguồn sông Thu Bồn đến dinh Bà để bắt đầu phần lễ cuối cùng.

Lễ đại tế Dinh Bà là phần lễ quan trọng nhất của toàn bộ lễ hội. Lễ phải sử dụng phần nước đã được mang từ thượng nguồn sông Thu Bồn xuống. Bên cạnh đó, vật phẩm không thể thiếu là một con trâu đực đã được làm sạch lông và được quét một lớp máu đỏ thẩm cùng mâm xôi trắng lớn và nhiều loại bánh đặc trưng của xứ Quảng.

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 4

Đội hình đây long trọng và hoành tráng của lễ rước sắc

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 5

Mỗi người khi đi dự lễ đều mang theo nhiều lễ vật để đang lên bà Thu Bồn

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 6

Con trâu đực cạo sạch lông và tắm huyết đỏ là lễ vật không thể thiếu

Nếu phần lễ đầy long trọng với cờ hoa rực rỡ thì phần hội đầy sôi động với hàng loạt các hoạt động từ văn nghệ đến thể dục thể thao rèn luyện thân thể. Nếu đến đây bạn có thể chứng kiến những nhóm thi hát bài chòi, hát tuồng,... hoặc tham gia lễ hội thả hoa đăng đầy sống động cùng nhiều cuộc thi quan trọng khác.

Đặc biệt nhất phải kể đến là cuộc thi đua thuyền Lệ Bà trên sông Thu Bồn, được trông đợi nhất lễ hội và đốt lửa thiêng trên bãi bồi của sông Thu Bồn.

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 7

Thưởng thức những buổi trình diễn hát bài chòi vô cùng đặc sắc khi đến với Lễ hội bà Thu Bồn Hội An

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 8

Cuộc thi đua thuyền Lệ Bà nổi tiếng thu hút hàng ngàn người đến xem và cổ vũ

Bên cạnh đó, đến với lễ hội bà Thu Bồn Hội An bạn chắc chắn không thể bỏ qua những món ăn được làm từ cá mòi - một loại cá đặc trưng có nhiều tại sông Thu Bồn, như gỏi cá mòi, mì quảng cá mòi, ram cá mòi, chả cá mòi vô cùng thơm ngon, đậm đà và hấp dẫn.

Đây cũng là một trong những cơ hội hiếm hoi để bạn tận hưởng món ăn này, được tận tay người dân nơi này chế biến từ những con cá mòi tươi ngon đầy đậm đà và hấp dẫn.

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 9

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An được các địa phương ven biển tổ chức vào ngày 12/2 âm lịch, mỗi nơi mỗi khác phụ thuộc vào văn hóa và tập quán nơi đó

Lễ hội bà Thu Bồn Hội An - Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với người Mẹ xứ Quảng 10

Những món lễ vật được người dân chuẩn bị công phu để dâng lên bà Thu Bồn


Thưởng thức trọn vẹn lễ hội bà Thu Bồn Hội An với những hình ảnh sống động và chân thực nhất. Nguồn: Quang Nam Tourism

Dù đã trải qua hơn 300 năm nhưng lễ bà Thu Bồn Hội An vẫn được lưu giữ được những nét đặc trưng riêng gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần và văn hóa người dân xứ Quảng. Lễ hội không những chỉ nổi tiếng với những người dân ven sông Thu Bồn mà còn thu hút hàng ngàn lượt tham gia của nhiều người dân từ các vùng miền khác ghé đến để cầu mong cho gia đình bình an, mùa màng bội thu và no ấm. Nếu có dịp ghé đến Hội An vào những ngày giữa tháng 2 âm lịch thì bạn nên ghé đến để cảm nhận thử lễ hội bà Thu Bồn Hội An nhộn nhịp và linh thiêng như thế nào nhé.