Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nổi tiếng là nơi sinh sống của đông đảo các đồng bào dân tộc ít người. Nếu như người Gia Rai có Lễ Pơ Thi (bỏ mả) Buôn Ma Thuột với ý nghĩa tiễn đưa linh hồn người đã khuất về bên kia thế giới, Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột lại là ngày hội tế thần linh, ăn mừng chiến thắng của đồng bào dân tộc Ba Na. 

Xem thêm: Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột, nét đẹp văn hóa đặc sắc của người M'nông

Được tổ chức vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột là một trong những ngày hội gắn liền với đời sống tâm linh, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Ba Na. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lễ hội này đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều khi có những hành động ngược đãi động vật. Vì thế nên các thông tư đã được ban hành với mục đích cân bằng giá trị văn hóa và xoa dịu dư luận, từ đó hạn chế các hành vi mô tả cảnh bạo lực với động vật. Chính vì thế nên theo Cẩm nang du lịch của MIA.vn, nếu bạn là người hơi nhát gan một xíu thì tụi mình không khuyến khích bạn tham gia ngày hội này để tránh mang tâm lý ám ảnh sau khi về. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về nét đẹp của đất và người nơi đây, vậy thì Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên với không gian sống động chắc chắn vẫn sẽ giúp bạn cảm nhận được trọn vẹn đời sống văn hóa, tinh thần đặc sắc của vùng đất này.

Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột và những điều có thể bạn chưa biết 2

Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột là ngày hội có ý nghĩa lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, tính chất bạo lực trong ngày hội này lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều

Là lễ hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc sinh sống nơi dải Trường Sơn – Tây Nguyên, Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột là dịp bày tỏ lòng tôn kính của mọi người dành cho Giàng (Trời). Đây là dịp để đồng bào dân tộc Ba Na, Ê đê có thể bày tỏ sự biết ơn dành cho vị thần đã bảo hộ cho họ có được một mùa màng bội thu, sung túc cũng như gửi gắm những lời cầu chúc tốt đẹp trong năm mới. 

Trước ngày chính thức tổ chức Lễ hội đâm trâu Buôn ma Thuột, mọi người sẽ lựa chọn nơi có không gian rộng lớn, chẳng hạn như sân trước nhà rông hoặc nơi tụ họp của người dân làm điểm tổ chức lễ. Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau chuẩn bị lễ vật với cây nêu được trang trí bằng những họa tiết hoa văn quen thuộc như tượng chim thú. Ngoài ra, các thanh nhiên trai tráng sẽ dùng dây thừng bện bằng vỏ cây thật chắc, sau đó lên rẫy tìm bắt trâu mang về cột ở gốc cây nêu.

Trong ngày diễn ra Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột, già làng sẽ bắt đầu với nghi thức cúng hồn lúa với Giàng, sau đó hát bài khóc trâu. Kế đó, một chàng trai sẽ dùng cây lao nhảy múa quanh trâu và tiến hành Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột. Sau đó, mọi người sẽ tổ chức hát múa, ăn mừng, uống rượu cần và thưởng thức lễ vật.

Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột và những điều có thể bạn chưa biết 3

Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột ắt hẳn không dành cho những người không đủ can đảm. Nếu muốn hiểu rõ hơn về đất và người nơi đây, khu vực này vẫn còn nhiều lễ hội để bạn khám phá

Lễ hội đâm trâu Buôn Ma Thuột có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc, tuy nhiên lại không quá phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về nét đẹp của đất và người nơi đây, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột với không gian đậm đà sắc màu văn hóa sẽ là gợi ý phù hợp hơn.