1 Thời điểm tổ chức Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột là khi nào?
Buôn Ma Thuột là thành phố sinh sống của đa dạng các đồng bào dân tộc, từ người Kinh cho đến người Ê Đê, M’nông, Gia Rai, v.v. Tất nhiên, điều này đã góp phần giúp cho nơi này sở hữu vô số những lễ hội đậm đà nét đẹp văn hóa của riêng từng dân tộc. Nếu như đồng bào Gia Rai có Lễ Pơ Thi (bỏ mả) Buôn Ma Thuột như một hình thức tiễn đưa người thân đã qua đời về cõi vĩnh hằng; hay người Ê Đê với Lễ cúng bến nước Buôn Ma Thuột độc đáo, vậy thì người M’nông cũng có một lễ hội đặc biệt chẳng kém: Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột.
Xem thêm:Choáng ngợp với Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đậm đà sắc màu văn hóa
Theo thông lệ, cứ vào khoảng tháng 11 Dương lịch hoặc sau Tết âm lịch, đồng bào dân tộc M’nông lại cùng nhau tổ chức Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột. Chính vì thế nên theo cuốn sổ tay Cẩm nang du lịch của MIA.vn, nếu bạn muốn một lần trải nghiệm bầu không khí lễ hội đặc biệt này thì đây là khoảng thời gian lý tưởng nhất.
2Ý nghĩa của Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột
Từ lâu, Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột đã trở thành phong tục của các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên. Đây là dịp để mọi người tôn vinh hạt thóc của thần Yang đã ban cho dân làng, đồng thời là dịp để họ cầu cho một năm mới sung túc, đủ đầy, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trong đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào dân tộc M’nông, Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Theo họ, thần Lúa chính là linh hồn của vạn vật, vì thế nên đây cũng chính là vị thần được tôn thờ nhất. Vì thế nên cứ tới khoảng cuối tháng 11 hoặc sau Tết âm lịch, đồng bào dân tộc M’nông lại tổ chức Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột một cách trang trọng. Đây là cách để họ tôn vinh hạt thóc của thần Yang đã ban cho, đồng thời là dịp thờ phượng, bày tỏ lòng biết ơn với các thần khác gồm nhiều các hoạt động, bao gồm: lễ cúng trời đất, cúng thần sông, suối, mưa, sấm và mùa màng.
Ngoài ra, Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột còn là dịp để gắn kết mọi người, các thành viên trong gia đình, bản làng với thế giới tâm linh. Đây còn là dịp để người M’nông bày tỏ sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên theo quan niệm “vạn vật hữu linh” vốn tồn tại từ bao đời nay.
3Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột được tổ chức như thế nào?
Trước ngày chính thức diễn ra Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột, người dân sẽ cùng nhau chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để cúng thần linh, bao gồm: 1 cây nêu, 3 ché rượu cần, 1 con gà, 1 con heo, bếp lửa, v.v. Ngoài ra, họ cũng chuẩn bị các vật dụng hàng ngày cũng như những nông cụ trong sản xuất, bao gồm giống lúa, hạt giống cây trồng được thu hoạch trên nương rẫy.
Trong ngày chuẩn bị các lễ vật cho Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau dậy sớm và chuẩn bị mọi thứ. Con trai sẽ đi bắt heo, gà và làm thịt, trong khi nhóm con gái sẽ đảm nhận vai trò nhóm lửa, luộc măng chua, nấu cơm, giã bột gạo và măng chua. Ngoài ra, những người tham gia lễ còn có thể mang theo lễ vật để góp với gia đình. Các món lễ vật là tấm lòng của họ, đồng thời thể hiện mong muốn mọi thành vien trong gia đình đều khỏe mạnh, mùa màng sắp tới bội thu.
Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột sẽ chính thức bắt đầu với nghi thức cúng thần linh, bao gồm Yang đất, Yang núi, Yang trời. Trong phần lễ này, thầy cúng sẽ dâng lời cầu nguyện cho lúa rẫy không bị sâu bệnh, trời ban mưa thuận gió hòa để gia đình, buôn làng có được mùa màng bội thu, sung túc trong năm mới.
Trong nghi thức này, sau khi dâng lời cúng xong, già làng sẽ bôi máu gà lên tất cả vật dụng trong gia đình, sau đó nhỏ máu vào tô bột gạo, giao cho hai người khác đảm nhận vai trò bôi máu lên cổ tất cả các thành viên trong gia đình như một lời chúc sức khỏe, bình an trong năm mới.
Kết thúc nghi lễ cúng thần linh cũng là lúc bắt đầu phần chính trong Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột: tổ chức nghi lễ cúng lúa mới. Lúc này, thịt heo, gà đã chín và các món ăn khác sẽ được bày đầy đủ ở khu vực cầu thang tại kho lúa. Thầy cúng và già làng sẽ tiến hành làm lễ cúng. Kết thúc lễ, già làng sẽ nhận một sừng trâu rót đầy rượu cần cùng một miếng cơm với thịt heo và mang đặt lên kho lúa, sau đó đổ rượu xuống kho. Ở dưới kho, vợ già làng sẽ mời một người phụ nữ có uy tín trong dòng tộc một chén cơm có thịt heo, gà để hứng rượu từ trên kho lúa chảy xuống.
Kết thúc các nghi thức cúng thần trong Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột, mọi người sẽ quây quần cùng nhau ăn uống, trò chuyện và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp về mùa màng bội thu, sung túc, đầy ắp niềm vui, sức khỏe.
Trong phần hội, mọi người còn tổ chức diễn tấu cồng chiêng, múa Xoang với các tiết mục tươi vui, thể hiện niềm hân hoan của mọi người sau mùa thu hoạch bội thu. Cuối cùng, mọi người sẽ thưởng thức rượu cần và các món ăn truyền thống trước khi kết thúc Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột.
Là vùng đất có đông đảo các dân tộc thiểu số sinh sống, không quá ngạc nhiên khi nền văn hóa tại Buôn Ma Thuột cũng rất đặc sắc với vô số những lễ hội thú vị. Bên cạnh Lễ mừng lúa mới Buôn Ma Thuột, bạn nhất định không thể bỏ qua Lễ hội đua voi Buôn Đôn cũng đặc sắc và thú vị không kém. Hy vọng với những chia sẻ của MIA.vn thì bạn sẽ có được chuyến đi thật vui nhé.