Vào những ngày diễn ra Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, nơi đây có nhiều hoạt động rất sôi nổi thu hút mọi người tham gia. Ngoài ra còn những lễ hội khác như: Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam, Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu,... tất cả được xem như một phần của đời sống tinh thần của người dân nơi đây nên nếu bạn muốn hiểu hơn thì về văn hóa, con người An Giang thì hãy tham gia những lễ hội này nhé!

Kỳ yên nghĩa là cầu an, đây là lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần.  Theo phong tục của của đình làng Nam Bộ thì mỗi năm có 2 lệ cúng: Thượng Điền và Hạ Điền. Trong đó, kỳ yên có thể được tổ chức vào cả hai thời điểm Thượng Điền và Hạ Điền. Việc tổ chức có thể làm một buổi lễ riêng biệt hoặc gộp chung tùy theo phong tục của từng địa phương.

Nét tín ngưỡng này đã in sâu vào lòng bao thế hệ để mỗi khi đến dịp thì người người, nhà nhà đổ xô về các ngôi đình để tỏ lòng kính nhớ, biết ơn các vị thần ngự trị nơi đó. 

Lễ hội Kỳ Yên bắt nguồn từ việc thờ lễ thần của người Việt. Cái tên “Kỳ Yên” nghĩa là cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ngày xưa, lễ này chỉ diễn ra tại khu vực phía Bắc nhưng về sau, do di dân vào Nam và gặp không ít khó khăn phong tục này tiếp tục được thực hiện tại đây. Dần dần, Lễ hội kỳ yên trở thành văn hóa lâu đời của vùng Nam Bộ hình và nhờ đó thể hiện đậm đà màu sắc tâm linh đình làng của người dân nơi đây.

Đình Bình Đức được xây dựng cách đây gần 200 năm, nơi đây được vua Tự Đức ban cho sắc phong Chánh thần Nguyễn Hữu Cảnh năm 1852 và được UBND tỉnh An Giang xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật vào  tháng 2 năm 2000.

Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức là một trong những ngày trọng đại của người dân phường Mỹ Bình. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống có lịch sử lâu đời tại An Giang để mọi người cầu bình an, mưa thuận gió hòa, quốc gia thịnh vượng. Ngoài lễ tế các vị thần bảo hộ cho nông nghiệp, đây cũng là ngày tế Tiền Hiền - Hậu Hiền, Tiền Bối - Hậu Bối… Nghi lễ này bắt nguồn từ nếp nghĩ quý trọng công lao của tổ tiên đã khai hoang vùng đất phía Nam, ngoài ra nó còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Xem thêm: Lễ hội hành xác ở Quan Đế Miếu, nghi thức huyền bí ở vùng Tân Châu

Thời gian: Ngày 14/5 - 16/5 âm lịch hằng năm.

Địa điểm: Đình Bình Đức, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Lưu ý: Ngoài địa điểm vừa nêu trên thì cũng có một nơi khác tổ chức, đó là Lễ Hội Kỳ Yên Đình Thần Mỹ Thới đấy! Bạn có thể chọn nơi nào thuận tiện cho chuyến du lịch của mình nhé!

Tất cả các nghi thức của lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức đều được thực hiện theo tục lệ cổ truyền Tây Nam Bộ. Phần lễ và phần hội diễn ra với rất nhiều nghi thức, hoạt động sôi nổi. Do đó, không gian khu vực xung quanh đình trong những ngày này hứa hẹn rất nhộn nhịp và vui tươi để chào đón mọi người đến tham dự.

Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức diễn ra với các hoạt động chính gồm: Lễ Cung Nghinh Sắc Thần, Lễ Tế Thần Nông, Lễ Túc Yết - Xây Chầu - Hát Đại Bội, Lễ Chánh Tế và An Vị Sắc Thần.

Trong đó, hát tuồng hát bội là những hoạt động thu hút đông đảo người đến xem nhất. Các vở tuồng được CLB tuồng cổ Minh Ngọc biểu diễn. Đây là CLB nổi tiếng lâu năm ở An Giang nên bạn hãy lưu những mốc thời gian dưới đây lại để đến đúng ngày nhé!

Lễ Cung Nghinh Sắc Thần và Lễ Tế Thần Nông diễn ra vào ngày 14/5 âm lịch.

Ngày 15/5 âm lịch, cử hành lễ Túc yết - Xây Chầu - Hát Đại Bội. 

Ngày 16/5 âm lịch là lễ Chánh tế diễn ra, chính thức khép lại mùa Đại Lễ Kỳ Yên Đình Thần Bình Đức. 

Phần hội được diễn ra trước so với phần lễ, bắt đầu từ tối ngày 12 - 13/5 âm lịch với những hoạt động sôi nổi như hát lô tô và tái hiện lại các không gian cúng đình ngày xưa giữa lòng phố thị. Ngoài ra còn tổ chức các trò chơi dân gian như bắt vịt, cướp cờ, đi cầu kiều, bịt mắt đập heo đất,…

Khi đến An Giang tham gia lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

- Chú ý giữ tài sản cẩn thận vì lễ hội là nơi đông người, khó kiểm soát được kẻ gian trà trộn.

- Cập nhật ngày giờ các phần lễ, hội muốn tham gia để không bỏ lỡ.

- Trước khi tham dự lễ thì bạn cũng nên chuẩn bị nhang, đèn trước khi đến hành hương, hạn chế mua của những người bán rong để đảm bảo an toàn.

- Ngoài ra, sau khi hành hương tại Đình, bạn có thể ghé quán cơm tấm Long Xuyên gần đó để thưởng thức và nạp lại năng lượng.

Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, văn hóa truyền thống của người An Giang 2

Cổng đình Bình Đức trong ngày tổ chức Lễ hội kỳ yên được trang trí cẩn thận với những ngọn cờ đầy sắc màu

Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, văn hóa truyền thống của người An Giang 3

Khung cảnh xung quanh của Đình Bình Đức tĩnh lặng và tôn nghiêm

Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, văn hóa truyền thống của người An Giang 4

Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức thu hút sự quan tâm và tham gia của những tín đồ tôn giáo

Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, văn hóa truyền thống của người An Giang 5

Không khí trang nghiêm, thanh tịnh bên trong chánh điện của Đình Bình Đức

Theo những thông tin về Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, bạn có thể thấy rằng đây chính là món ăn tinh thần và góp phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây. Vậy nên, nếu có dịp đến với An Giang vào dịp lễ hội này đang diễn ra thì đừng ngần ngại tham gia và ghi lại cảm nhận của mình vào cẩm nang du lịch nhé! Có rất nhiều hoạt động thú vị trong lễ hội đang chờ đón bạn đấy!