Tết Trung thu Hàn Quốc là một trong những dịp quan trọng của người dân nơi đây với nhiều ý nghĩa đặc biệt khác nhau. Ẩn chứa trong không gian lễ hội đa sắc màu ấy là nhiều câu chuyện về văn hóa, phong tục, ẩm thực, đời sống mà có thể bạn chưa biết. Hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn vén màn bức tranh văn hóa Hàn Quốc và khám phá những giá trị đặc sắc của ngày Tết Trung thu Chuseok tại đây bạn nhé!

Chuseok còn được hiểu theo Âm Hán Việt là “thu tịch”, nghĩa là đêm thu. Lễ hội này còn có tên gọi khác là Jungchu hay Hangawi. Người dân Hàn Quốc hay gọi lễ hội này là tết trung thu hoặc lễ tạ ơn. Đây cũng là một trong hai ngày lễ, tết quan trọng trong tâm trí người dân Hàn Quốc.

Hầu như vào dịp Chuseok, các văn phòng công sở tại Hàn Quốc đều được đóng cửa vì đây là ngày nghỉ lễ chính thức. Người Hàn thường ăn Chuseok vào dịp rằm tháng Tám âm lịch. Kể từ năm 1989, ngày nghỉ lễ Chuseok đã được tăng lên thành ba ngày là 14, 15, 16 Âm lịch.

Chuseok đã có từ thời Gabae của nước Silla (từ năm 57 TCN cho đến năm 935). Vị vua thứ ba của Silla là vua Yuri đã là người đầu tiên thiết lễ Chuseok nguyên thủy là một cuộc thi tài. Tương truyền, nhà vua đã treo giải thách các đội nữ nhi ở kinh thành dệt vải. Từ ngày 16 tháng 7 Âm lịch đến 14 tháng 8 Âm lịch, ai là người dệt được nhiều vải nhất sẽ được khao một bữa cổ khá thịnh soạn. Kể từ đó, Chuseok được biến đổi dần thành một ngày lễ vui chơi dân dã trong đời sống người dân Hàn Quốc.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 2

Chuseok là một trong những lễ hội quan trọng của văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: kimcmarket

Lễ Chuseok được tạo ra với ý nghĩa mong muốn một mùa màng bội thu. Mùa thu tại Hàn Quốc vốn là mùa gặt nên đa phần các nhà nông thường bày lễ tạ ơn tổ tiên để cầu mong một mùa màng no đủ và cầu mong cho mùa màng năm sau bội thu hơn.

Mùa gặt cũng là lúc gia đình sum họp. Ai ở xa quê cũng tìm về và quây quần bên gia đình để chia sẻ, trò chuyện, ăn uống và tận hưởng những thành quả của vụ mùa thu hoạch duy nhất trong năm.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 3

Lễ Chuseok được tạo ra với ý nghĩa mong muốn một mùa màng bội thu. Ảnh: triparoundkorea

Chuseok là một ngày lễ lớn tại Hàn Quốc gắn liền với văn hóa dân gian bản địa. Vì thế, trong lễ hội này không thể thiếu các hoạt động dân gian truyền thống gắn liền với văn hóa địa phương. Hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn điểm qua một số hoạt động không thể thiếu trong dịp lễ Chuseok bạn nhé!

Một phần quan trọng của dịp lễ Chuseok mà bạn không nên bỏ qua chính là tảo mộ, tương tự hình thức lễ Thanh minh của người Việt. Vào ngày Chuseok, con cháu sẽ quay trở về nguyên quán để thăm mộ tổ tiên và dọn cỏ. Sau đó, người dân sẽ tổ chức cúng lễ cúng bên mộ của người đã khuất. Người trong gia đình sẽ dâng lên tổ tiên một mâm lễ gồm hoa quả, ngũ cốc cùng các sản phẩm đã thu hoạch được để bày tỏ lòng biết ơn ông bà đã phù hộ.

Sau khi cúng và tảo mộ xong, con cháu trong gia đình sẽ tề tựu về và ngồi trước bàn thờ gia đình, cúng thêm một lễ nữa rồi cùng nhau ăn bữa cơm. Mâm cỗ này thường được bày những món ăn truyền thống Hàn Quốc cũng như các món ăn đặc trưng của Chuseok.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 4

Con cháu thường tổ chức lễ cúng gia tiên vào ngày Chuseok. Ảnh: nbpl

Vào dịp Chuseok, người dân Hàn Quốc thường có thói quen treo ngũ cốc từ vụ mùa trước lên cửa chính trong nhà. Đây là hoạt động thường thấy ở các địa phương thuộc vùng nông thôn tại Hàn Quốc. Ngũ cốc treo trước cửa thường là lúa chín, cao lương hoặc hạt kê, tùy vào loại nông sản đã thu hoạch được.

Ý nghĩa của hành động treo ngũ cốc khô trước cửa chính là để cảm ơn trời đất, tổ tiên cho mùa màng bội thu và cầu cho những điều may mắn, bình an, trời đất dung hòa cho vụ mùa mới thêm phần suôn sẻ.

Ngày Tết Chuseok thường gắn liền với các mâm cỗ cùng những món ăn nổi tiếng được dâng lên tổ tiên. Hãy cùng MIA.vn tìm hiểu xem những món ăn đặc biệt được dâng lên trong dịp lễ này bạn nhé!

Bánh Songpyeon là một trong những món ngon không thể thiếu khi tổ chức lễ Chuseok của người Hàn Quốc. Bánh Songpyeon còn được biết đến với tên gọi khác là bánh thông phiến. Món bánh này được tạo nên từ những loại nguyên liệu quen thuộc như bột gạo, nhân lá vừng cùng các loại đậu.

Một chiếc bánh Songpyeon đạt tiêu chuẩn thường có màu sắc bắt mắt cùng mùi thơm thanh tao từ lá thông. Khi ăn bánh, bạn có thể cảm nhận được vị ngọt và sự bùi béo của bánh.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 5

Bánh Songpyeon là một trong những món ngon không thể thiếu khi tổ chức lễ Chuseok của người Hàn Quốc. Ảnh: guide.michelin

Rượu trắng Baekju với hương vị ấn tượng chính là món đồ uống quen thuộc trong dịp Chuseok. Đây cũng là món rượu được đông đảo người Hàn Quốc ưa thích thưởng thức trong dịp Tết trung thu này. Rượu được nấu và ủ từ gạo mới thu hoạch sau vụ mùa nên sở hữu mùi thơm dễ chịu. Hậu rượu sẽ có vị ngọt, mang lại cảm giác khó quên cho người thưởng thức.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 6

Rượu trắng Baekju với hương vị ấn tượng chính là món đồ uống quen thuộc trong dịp Chuseok. Ảnh: chuseok

Canh khoai sọ Toranguk đã khiến cho bữa tiệc Chuseok của người Hàn Quốc thêm phần trọn vẹn và đậm đà hương vị dân tộc. Đây là một món ăn được chế biến khá đơn giản nhưng mang lại hương vị thơm ngon ấn tượng.

Khoai được gọt sạch vỏ và mang đi chà muối để sạch lớp nhớt. Sau đó, người nấu sẽ mang khoai đi ninh nhừ sau nhiều giờ đồng hồ liền cùng với gân bò hoặc ức bò. Một tô canh khoai sọ Toranguk ngon thường được dùng nóng với nước dùng ngọt thanh, khoai và thịt bò mềm nhừ. Đây là món ăn ngon giúp mọi người sưởi ấm cơ thể nhanh chóng.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 7

Canh khoai sọ Toranguk đã khiến cho bữa tiệc Chuseok của người Hàn Quốc thêm phần trọn vẹn và đậm đà hương vị dân tộc. Ảnh: amec

Một lễ hội dân gian nổi tiếng như Chuseok không thể nào thiếu đi các trò chơi dân gian thú vị. Vậy đâu là những trò chơi nổi tiếng trong ngày tết trung thu của người Hàn Quốc, bạn cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn khám phá nhé!

Vũ khúc ganggangsullae là một trong những hoạt động vui chơi thưởng ngoạn tiêu biểu của người Hàn Quốc trong Chuseok. Trong điệu múa này, những người thiếu nữ Hàn Quốc sẽ mặc hanbok, nắm tay nhau xếp thành vòng tròn dưới ánh trăng và hát ca nhảy múa.

Theo quan điểm của xã hội nông nghiệp tại Hàn Quốc, đêm rằm trung thu vốn mang ý nghĩa phồn thực lúc vạn vật kết trái, nên ngày này cũng là lúc nữ giới thăng hoa. Vũ khúc trong đêm rằm này còn là cách ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và phụ nữ vào mỗi dịp Chuseok.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 8

Vũ khúc ganggangsullae là một trong những hoạt động vui chơi thưởng ngoạn tiêu biểu trong Chuseok. Ảnh: photoren

Juldarigi là trò chơi kéo co để nêu cao sức khỏe và tinh thần thượng võ. Đây là hoạt động được tất cả dân làng tham gia và các thôn giáp thi đua nhau. Tiếng la ó và tiếng trống dồn dập sẽ góp thêm không khí sôi động cho ngày lễ.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 9

Juldarigi là trò chơi kéo co để nêu cao sức khỏe và tinh thần thượng võ. Ảnh: dayhoctienghan

Một trong những trò chơi không thể thiếu trong dịp lễ Chuseok chính là đấu vật. Đây là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh của mình bằng hình thức đối kháng. Người thắng trò chơi đấu vật sẽ được xưng tụng là tráng sĩ và được tặng bò đực, thóc gạo làm giải thưởng.

Lễ trung thu Chuseok, bản sắc văn hóa độc đáo xứ kim chi 10

Đấu vật là một trong những bộ môn quen thuộc tại Chuseok. Ảnh: bambooairways

Chuseok là một trong những lễ hội quan trọng của Hàn Quốc mà bạn có thể khám phá nếu may mắn đến đây vào dịp này. Lễ hội này không chỉ là dịp để các gia đình Hàn Quốc tề tựu, quây quần bên nhau mà còn là phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa của người dân bản địa.