Trong các sản vật ở Kon Tum, có thể nói măng là một thức quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người và ẩm thực nơi này. Kon Tum có rất nhiều loại măng như măng nứa, sâm lũ… nhưng nổi tiếng và phổ biến nhất ở đây phải kể đến măng le. Măng le Kon Tum cùng với những sản vật nổi tiếng khác như Sâm Ngọc Linh đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây nói riêng và cả vùng Tây Nguyên nói chung.
1Giới thiệu về măng le Kon Tum - Món quà quý từ đại ngàn
Măng le Kon Tum là sản vật mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên khu vực này, đặc biệt là các làng ở các huyện Kon Rẫy, Đắk Tô, Đắk Hà. Để thu hoạch được những nguồn măng le Kon Tum tốt, người dân nơi đây còn đi ngược lên thượng nguồn của con sông Đắk Bla, vốn là nơi tập trung nhiều Măng Le. Theo chia sẻ của người dân bản địa, có những ngày họ đến đây và đào được hơn chục ký lô măng tươi. Măng khi đào được có thể bán cho thương lái để làm măng khô hoặc có thể mang ra chợ bán với giá thành khá tốt.
Măng le Kon Tum vốn là loại măng ngon tại vùng Tây Nguyên nên bán được với giá thành khá tốt so với các loại măng khác. Măng le Kon Tum thường được bày bán với 3 hình thức khác nhau. Đầu tiên là măng tươi mới đào, chưa luộc. Loại măng này thường được bày bán với giá từ 9.000 - 10.000 VNĐ/kg. Nếu măng đã luộc rồi, giá sẽ nhỉnh hơn chút đỉnh, thường là từ 12.000 đến 13.000 VNĐ/kg. Đó cũng là loại măng thứ hai được bày bán.
Loại thứ ba thường đắt hơn nhiều, đó chính là những sợi măng đã được sấy, thường được mọi người biết đến với thương hiệu Măng khô Kon Tum. Tại các khu vực như làng Đắk Mong, xã Đắk Trăm thuộc huyện Đắk Tô hay các làng trên xã Đắk Ruồng và xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, người ta thường thu mu nhưng bụi măng tươi chưa luộc để tiến hành sấy khô. Tại các làng này, có nhiều hộ gia đình có những lò sấy thủ công hoạt động cả ngày lẫn đêm để sấy tại chỗ và mang đi bán hoặc xuất khẩu. Theo lời chia sẻ của những người dân bản địa, để sấy được 1 kg măng khô, người sấy cần phải dùng tới 15 kg măng tươi và chế biến qua nhiều công đoạn. Một ký măng khô ngon thường được bày bán với giá thành không dưới 200.000 VNĐ.
Xem thêm: Sim Măng Đen, món quà trời ban cho mảnh đất vùng cao
2Măng le Kon Tum và hành trình lớn lên và phát triển cùng người dân nơi đây
Đối với người dân địa phương khác, măng le chỉ là một món ăn ngon trong bữa cơm hằng ngày. Nhưng đối với người dân Kon Tum nơi đây, măng le là một sản vật có ý nghĩa không chỉ trong ẩm thực mà còn đối với đời sống kinh tế của họ.
Vào mỗi dịp mùa măng về, người dân các làng sống bằng nghề măng đều tất bật trong từng công đoạn, từ gọt măng cho đến ép nước, phơi nắng và sấy khô. Từng công đoạn như gắn liền với đời sống của người dân nơi đây.
Ba tháng mùa măng đi qua là ba tháng mà người dân sống bằng nghề măng được nhận lại một nguồn lợi kinh tế vô cùng lớn từ thiên nhiên ban tặng. Với số vốn bỏ ra không cao, hàng loạt lò sấy măng được ra đời như muốn kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia chủ trong những ngày mưa gió.
Bên cạnh đó, măng cũng mang đến cho người dân Kon Tum những ký ức tuổi thơ về món xôi măng trứ danh. Hạt xôi nếp thơm dẻo ăn cùng với những miếng măng xào hơi mằn mặn tạo nên một dư vị khó quên cho mỗi người dân Kon Tum. Nếu lỡ có tha hương, chỉ cần một gói xôi măng thôi là cũng có thể cảm thấy quê nhà đang cạnh bên mà vỗ về.
Có thể nói, bên cạnh những món ăn như lẩu gà lá sâm, cà đắng, thịt nhím, măng le Kon Tum đã đồng hành cùng đời sống người dân khu vực này trong biết bao năm qua. Trong quá trình đời sống con người đang dần phát triển và tiến bộ hơn. Nghề làm măng le vẫn yên ả len lỏi giữa dòng chảy, củng cố niềm tin về một vị thế mang đậm tính Kon Tum giữa đất Việt. Với những thông tin thú vị mà Cẩm nang du lịch Kon Tum chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có thêm một món ăn ngon khi ghé đến thành phố này.