1 Nhà thờ Đức Bà Paris, bản giao hưởng kiến trúc vượt thời gian
Nhà thờ Đức Bà Paris tọa lạc trên đảo Île de la Cité giữa dòng sông Seine của thành phố Paris, Pháp, là sự giao hòa giữa tường đá và ánh sáng, vẽ nên bức tranh kiến trúc tuyệt đẹp của hơn tám thế kỷ. Ngôi Thánh đường là hình ảnh gắn liền với thủ đô Paris hoa lệ, hàng năm thu hút lượng lớn giáo dân và khách tham quan đến thưởng lãm.
Tổng thể Nhà thờ Đức Bà Paris là công trình tuyệt mỹ in đậm dấu ấn kiến trúc Gothic. Ngôi Thánh đường gồm hai tòa tháp đôi cao vút, tạo cảm giác uy nghi, linh thiêng cho bất kỳ ai nhìn thấy lần đầu.
Không chỉ là hình ảnh biểu trưng cho du lịch Paris, Nhà thờ Đức Bà còn được ví von là vị chứng nhân lịch sử, là nơi chứng kiến những khoảnh khắc có giá trị trong suốt hàng trăm năm qua. Ngôi Thánh đường từng là nơi tổ chức các đám cưới hoàng gia, là nơi chứng kiến vua Napoleon Bonaparte đăng quang, và là nơi người dân cùng nhau ăn mừng các dịp lễ lớn.

Nhà thờ Đức Bà Paris với đậm dấu ấn kiến trúc Gothic là biểu tượng gắn liền với thủ đô Paris hoa lệ

Nơi đây đã chứng kiến bao sự kiện thăng trầm của lịch sử. Ảnh: AP, AFP, Reuters
2 Vị chứng nhân lịch sử giữa lòng Paris hoa lệ
Chính thức khởi công xây dựng từ thế kỷ 12, tính đến nay, Nhà thờ Đức Bà Paris đã trải qua hơn 850 năm song hành cùng thăng trầm của thành phố này. Năm 1163, viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Thánh đường đã được đặt trên nền đất đảo Ile de la Cité giữa dòng sông Seine, trước sự chứng kiến của Alexander III và vua Louis VII. Đến năm 1350, ngôi Thánh đường chính thức hoàn thành, và đã trở thành biểu tượng của nước Pháp trong suốt trăm năm qua.

Nhà thờ Đức Bà Paris vào năm 1669. Ảnh: Wikimedia

Hình ảnh Nhà thờ Đức Bà Paris giai đoạn 1851-1870. Ảnh: Wikimedia
Sở dĩ gọi Nhà thờ Đức Bà Paris là vị chứng nhân lịch sử, vì nơi đây đã chứng kiến những cuộc đổi thay của thành phố này. Ngôi Thánh đường an toàn dưới làn bom đạn trong cuộc Cách mạng Pháp, cả hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt cùng nhiều lần tấn công khác.
Ngôi Thánh đường là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử của nước Pháp. Năm 1431, vua Henry VI lên ngôi tại đây, sau đó là Napoleon vào năm 1804. Tiếp đó là sự kiện Giáo hoàng Pius X phong chân phước cho nữ anh hùng người Pháp Joan of Arc vào năm 1909, hay Thánh lễ cầu nguyện cho cựu Tổng thống Francois Mitterrand, hay tang lễ cựu Thủ tướng Pháp là ông Charles De Gaulle vào năm 1970.

Trải qua gần 850 năm song hành cùng biết bao thăng trằm, Nhà thờ Paris trở thành chứng nhân lịch sử quan trọng của thành phố hoa lệ này
3 Kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà Paris có gì đặc biệt?
Nép mình nằm yên bên bờ sông Seine hiền hòa, vẻ đẹp Gothic xưa cũ của Nhà thờ Đức Bà Paris dường như lại càng thể hiện rõ nét hơn. Ngôi Thánh đường dài 130 thước, ngang 48 thước, cao 35 thước cùng sức chứa lên đến 6.500 người.

Sảnh trung tâm Nhà thờ Đức Bà sau khi được trùng tu khang trang và lộng lẫy hơn. Ảnh: AP, AFP, Reuters
Mặt tiền của nhà thờ được bố trí cấu trúc thăng bằng, với điểm nhấn là ba cửa sổ hoa hồng được lắp tranh kính, tái hiện những biến cố trong Kinh Thánh. Khi ánh sáng chiếu qua, không gian nhà thờ sẽ bừng sáng với những mảng màu sắc khác nhau, điểm tô cho tổng thể thêm phần lung linh, nhiệm màu. Phần mái nhà thờ đặt những bức tượng, vừa ngụ ý nhắc nhở kẻ có tội, xua đuổi ma quỷ, đồng thời có khả năng hứng nước mưa, giữ nền móng khô ráo.

Những bức tường đá vôi màu kem sáng của nhà thờ trông như mới, những ô cửa sổ ố màu đã lấy lại màu sắc sau khi được lau sạch bụi từ đám cháy năm 2019 cũng như những bụi bẩn tích tụ qua nhiều thế kỷ. Ảnh: Vneconomy
Điểm nhấn của ngôi Thánh đường là bốn cột trụ to lớn, ở trên đỉnh là tháp chuông, trung tâm là cửa sổ hoa hồng với tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, xung quanh là thiên thần. Ngay dưới đó là 28 tượng vị vua của 28 triều đại Juda trước thời điểm Chúa giáng trần.

Các ô cửa kính màu lộng lẫy ở sảnh trung tâm Nhà thờ Đức Bà sau 5 năm trùng tu. Ảnh: Vneconomy

Trên nhà thờ còn treo những bức tranh mang đậm dấu ấn tôn giáo. Ảnh: Vneconomy

Khu thờ phượng tại Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: AP, AFP, Reuters
Nhà thờ Đức Bà Paris có 3 cổng, bao gồm:
- Cổng Le Portail du Jugement Dernier (Ngày phán xét cuối cùng), tức cổng chính. Cổng này được trang trí với tượng và hoa văn chạm trổ tinh xảo, nổi bật nhất là bức tranh tái hiện khung cảnh ngày phán xét của Chúa.
- Cổng Le Portail de la Vierge (Đức Mẹ Đồng Trinh) lại được trang trí với điêu khắc thể hiện sự kiện Mẹ về trời
- Cổng Le Portail Sainte-Anne, vị thánh Anne, tức Mẹ của Đức Mẹ.

Ba cổng vào tại mặt tiền nhà thờ Đức Bà Paris

Cổng chính dẫn vào Nhà thờ Đức Bà Paris với tên gọi Le Portail du Jugement Dernier (Ngày phán xét cuối cùng)

Cổng Le Portail de la Vierge (Đức Mẹ Đồng Trinh) được điêu khắc dựa trên câu chuyện về ngày Đức mẹ về trời

Cổng Le Portail Sainte-Anne - thánh Anne nằm bên phải cổng Le Portail de la Vierge
Tháp chuông của Nhà thờ Đức Bà Paris cao 96 mét, với tổng cộng 442 bậc thang. Tại bậc thang 387 là ban công tỏa ra hai hướng tháp Bắc và Nam, là điểm lý tưởng để mọi người quan sát toàn cảnh từ trên cao.
Trong cung Thánh là hai hàng cột với vòm trần hướng lên cao, tái hiện chân thật phong cách kiến trúc Pháp vào thế kỷ 13. Hai hàng cột được chạm trổ tinh xảo, tạo cảm giác linh thiêng cho bất kỳ ai nhìn thấy. Ngay trong cung Thánh còn có một cây đàn organ đặc biệt, được làm từ 7800 ống đồng với kích thước khác nhau, ngụ ý cho ra đời những âm thanh du dương trầm bổng say lòng người.

Vẻ đẹp Gothic xưa cũ của Nhà thờ Đức Bà Paris rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Ảnh: AP, AFP, Reuters

Không gian bên trong nhà thờ với sức chứa lên đến 6.500 người

Khoảng 2.000 cây sồi đã bị đốn hạ để xây dựng lại khung mái nhà dày đặc và phức tạp đến nỗi nơi đây được gọi là "khu rừng. Ảnh: Vneconomy

Chiếc chuông khổng lồ được đặt bên trong nhà thờ
4 Khám phá Nhà thờ Đức Bà Paris
4.1 Đi vào Nhà thờ Đức Bà Paris từ cổng Tây
Ngôi Thánh đường nổi tiếng có ba cửa. Nếu đi vào từ cổng Tây, bạn sẽ có thể nhìn thấy toàn cảnh ba cổng vòm lớn cùng hai tháp chuông cao khi đứng từ đây.
Đứng từ cổng Tây, bạn sẽ nhìn thấy được trên cổng vòm là quần thể tượng 28 vị vua triều Juda cùng mặt tiền với đường nét chạm khắc tinh xảo cùng tượng đồng khắc họa hình ảnh 12 vị tông đồ của Chúa.

Lối vào từ phía Tây cho phép bạn quan sát toàn cảnh ba cổng vòm lớn cùng hai tháp chuông cao

Một phần phù điêu bên ngoài Nhà thờ Đức Bà Paris. Ảnh: AP, AFP, Reuters

Những bức tượng được chạm khắc cực kì tinh xảo. Ảnh: Vneconomy
4.2 Đi vào từ cổng Nam
Nếu lựa chọn đi vào từ cổng Nam, bạn sẽ được dịp chiêm ngắm chuông đồng Emmanuel có kích thước lớn nhất trong số 10 chiếc tại Nhà thờ Đức Bà Paris. Đây cũng là hình ảnh thường xuất hiện trong các kiệt tác văn học, như Thằng gù Nhà thờ Đức Bà của đại danh hào Victor Hugo.
Đặc biệt, khi đứng từ cổng Nam, bạn sẽ còn có thể quan sát một góc thủ đô Paris hoa lệ từ trên cao, quá tuyệt vời phải không nào?

Một góc chiều yên ả bên dòng sông Seine dẫn lối vào cổng Nam của Nhà thờ Đức Bà Paris
5 Một số lưu ý khi tham quan Nhà thờ Đức Bà Paris
Nhà thờ Đức Bà đã mở cửa trở lại từ ngày 07/12/2024 sau hơn năm năm trùng tu do hỏa hoạn. Nếu dự định ghé thăm, bạn cần lưu ý một số thông tin sau để có trải nghiệm trọn vẹn tại công trình mang tính biểu tượng này.
5.1 Cách đăng ký tham quan nhà thờ
Nhà thờ hiện mở cửa miễn phí cho du khách nhưng dự kiến lượng khách sẽ rất đông, đặc biệt trong vài tháng đầu. Để giảm thời gian chờ đợi, bạn nên đăng ký trên trang web chính thức trước hai ngày.
Nếu muốn tham quan bảo tàng của nhà thờ, bạn cần mua vé với giá 10 euro (khoảng 260.000 VND). Vé có thể mua trực tuyến hoặc tại chỗ. Ngoài ra, bạn có thể tham gia tour hướng dẫn miễn phí bên ngoài nhà thờ do tổ chức tình nguyện CASA thực hiện hoặc các tour nhóm bên trong nhà thờ (có phí) dự kiến mở lại từ năm 2025.
5.2 Thời điểm lý tưởng để ghé thăm nhà thờ
Sáng sớm hoặc cuối ngày là thời điểm lý tưởng để bạn tham quan Nhà thờ Đức Bà vì lượng khách thưa hơn. Mùa hè (tháng 7, 8) và các dịp lễ thường là thời gian đông đúc nhất. Nếu không thể vào trong, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng kiến trúc từ bên ngoài.
5.3 Những điểm mới tại nhà thờ
Sau đợt trùng tu kéo dài 5 năm, Nhà thờ Đức Bà đã có nhiều đổi mới. Phần mái, nội thất và tháp cao 96m đã được phục dựng kỳ công và tinh xảo. Luồng di chuyển bên trong được sắp xếp lại để tạo sự thuận tiện cho du khách.
5.4 Tiến độ cải tạo
Một số hạng mục vẫn đang được hoàn thiện, bao gồm các trụ đỡ, cửa sổ kính màu, công viên liền kề và các công trình quanh nhà thờ. Các công trình này dự kiến hoàn tất vào năm 2026, cùng với kế hoạch bổ sung cây xanh và bãi đỗ xe ngầm. Một số phần của nhà thờ, bao gồm gian giữa và phòng để đồ lễ sẽ được tiếp tục trùng tu vào năm tới.
5.5 Cách di chuyển đến nhà thờ
Di chuyển bằng tàu điện ngầm:
- Ga Cité hoặc Saint-Michel (tuyến 4)
- Ga Hôtel de Ville (tuyến 1 hoặc 11)
- Ga La Sorbonne hoặc Maubert-Mutualité (tuyến 10)
Di chuyển bằng tàu nối ngoại ô: Saint-Michel - Ga Notre-Dame (tuyến B hoặc C)
Bạn có thể gửi xe tại bãi đỗ xe Place du Parvis Notre-Dame trên tuyến đường Rue de la Cité.
5.6 Các hoạt động đặc biệt
Từ nay đến ngày 15/12/2024, Nhà thờ Đức Bà Paris có tổ chức các sự kiện chào mừng, bao gồm lễ khánh thành chính thức với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia. Màn hình lớn được lắp đặt quanh nhà thờ để công chúng theo dõi. Ngoài ra tại đây còn có chuỗi buổi hòa nhạc đặc biệt với 20 nghệ sĩ quốc tế, 15 dàn nhạc và hợp xướng, cùng 12 buổi độc tấu đàn organ kéo dài đến cuối năm 2025. Từ ngày 16/12, nhà thờ mở cửa bình thường từ 7h45 đến 19h00.

5 năm sau vụ hỏa hoạn, Nhà thờ Đức Bà Paris đã mở cửa trở lại cùng nhiều điểm mới mẻ. Ảnh: French of Notre-Dame de Paris

Hàng ngàn người dân và du khách tham gia lễ mở cửa nhà thờ vào tối ngày 07/12/2024
Nhà thờ Đức Bà Paris là hình ảnh biểu trưng cho tuyệt tác kiến trúc của nước Pháp hoa lệ. Với vẻ đẹp vượt thời gian, ngôi Thánh đường là điểm đến thu hút lượng lớn người ghé đến tham quan hàng năm. Nếu có dự định du lịch Pháp trong thời gian gần, thì MIA.vn tin rằng Nhà thờ Đức Bà Paris là điểm đến bạn nhất định không nên bỏ lỡ.