1 Quảng trường Thiên An Môn - Công trình bề thế hơn nghìn năm lịch sử
Địa chỉ: Bắc Kinh, Trung Quốc
Được ví như trái tim của thủ đô Bắc Kinh, Quảng trường Thiên An Môn tọa lạc ngay khu vực trung tâm thành phố, đồng thời là quảng trường lớn nhất thế giới. Với hơn nghìn năm lịch sử, công trình sừng sững này đã chứng kiến bao thăng trầm, biến động trong lịch sử Trung Quốc, với những cuộc đấu tranh chống chính quyền phong kiến và giặc ngoại xâm.
Tọa lạc ngay khu vực trung tâm thành phố, đây là nơi tham quan, vui chơi thu hút đông đảo du khách nếu có dịp du lịch Trung Quốc. Đến đây, mọi người có cơ hội chứng kiến công trình lịch sử bề thề, cùng các tòa nhà đã đi vào thơ ca, như tháp Thiên An Môn, Tượng đài Anh hùng nhân dân, Đại lễ đường Nhân dân, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông, v.v.
2 Kinh nghiệm tham quan Quảng trường Thiên An Môn
2.1 Thời điểm lý tưởng trong năm để đến Quảng trường Thiên An Môn
Bắc Kinh sở hữu khí hậu 4 mùa phân chia rõ rệt. Mỗi mùa lại đẹp theo một cách riêng. Thế nên, bạn đến thủ đô này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng đều hợp lý.
Theo kinh nghiệm du lịch của MIA.vn, thì mùa xuân và mùa thu hằng năm là thời điểm Bắc Kinh đẹp nhất. Đây cũng là giai đoạn Bắc Kinh sở hữu khí hậu mát mẻ, trời trong, nắng ấm và không mưa, rất thích hợp cho hoạt động vui chơi, khám phá ngoài trời.
Lưu ý rằng quanh khu vực Quảng trường Thiên An Môn không có quá nhiều ghế đá và cây xanh. Nếu đến đây vào buổi sáng, mọi người cần chuẩn bị ô, dù, mũ, kính râm, nước uống, kem chống nắng.
Đặc biệt tuyệt đối không đến Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 hằng năm. Vì đây là thời điểm diễn ra vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn chấn động năm 1989. Đây là sự kiện tương đối nhạy cảm, mọi người nên hạn chế đến để tránh gặp những rắc rối không đáng.
2.2 Di chuyển đến Quảng trường Thiên An Môn
Từ Việt Nam, bạn có thể đáp chuyến bay thẳng đến thủ đô Bắc Kinh. Giá vé dao động từ 3.00.000 VNĐ - 11.000.000 VNĐ/ người/ khứ hồi tùy hạng ghế và giờ khởi hành.
Sau khi đến thủ đô Bắc Kinh, bạn có thể đến Quảng trường Thiên An Môn bằng taxi, tàu điện ngầm, xe bus. Lưu ý rằng giá taxi tại Bắc Kinh khá đắt. Mọi người có thể đi bằng tàu điện ngầm và xe bus để tiết kiệm chi phí.
Nếu đi bằng tàu điện ngầm, bạn sẽ đón tuyến tàu số 1, dừng tại ga Tiananmen East. Từ ga, bạn đi bộ thêm một đoạn ngắn là sẽ đến quảng trường.
Tương tự, đối với xe bus, bạn có thể đón xe đến Quảng trường Thiên An Môn. Giá vé dao động từ 15 tệ/ người/ chiều.
3 Lịch sử công trình Thiên An Môn
Khởi công xây dựng năm 1417, Quảng trường Thiên An Môn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, chính trị Trung Hoa. Ban đầu, quảng trường có thiết kế theo dáng chữ Đinh với hai cổng lớn, có tên là Thừa Thiên Môn và Đại Minh Môn.. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, hai cánh cổng đã không còn. Đến năm 1651, quảng trường chính thức đổi tên thành Thiên An Môn như ngày nay.
Xuyên suốt những năm thuộc thế kỷ 20, Quảng trường Thiên An Môn là nơi diễn ra những sự kiện chính trị, lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa. Nổi bật nhất là ngày 1 tháng 10 năm 1949, chính tại Quảng trường Thiên An Môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọc diễn văn, khai sinh nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là cột mốc đánh dấu bước chuyển mới trong trang sử quốc gia tỷ dân.
4 Kiến trúc của Thiên An Môn có gì đặc biệt?
Xứng danh là công trình quảng trường trung tâm lớn nhất thế giới, Quảng trường Thiên An Môn có tổng diện tích lên đến 440.000 mét vuông, dài 880 mét theo hướng từ Nam ra Bắc, và rộng 500 mét theo hướng Đông - Tây.
Ban đầu, quảng trường được xây dựng theo dáng chữ Đinh, với đường Trường An chính là nét ngang ở giữa, hai cổng ở hai đầu là hai điểm. Tuy nhiên, đến đời nhà Thanh, vua đã cho xây thêm hai cổng ở khu vực phía Đông và Tây, tạo thành tế Tam Tọa Môn ở các đoạn đầu đường Trường An. Nét dọc trong chữ Đinh đại diện cho Thiên bộ lang ở hướng Nam - Bắc, và nét nhất chính là Trung Hoa Môn, nằm tại khu vực phía Bắc Chính Dương Môn.
Chính vì thiết kế khép kín hoàn toàn, năm xưa, Quảng trường Thiên An Môn được gọi là ‘Thiên nhai’. Đặc biệt, dưới triều nhà Minh và nhà Thanh, Thiên An Môn là công trình biểu tượng cho sự uy nghi, hoành tráng và tôn nghiêm của kinh thành.
5 Những công trình nổi bật tại Quảng trường Thiên An Môn
5.1 Tháp Thiên An Môn
Tháp Thiên An Môn là công trình nằm tại phía Bắc quảng trường. Tháp dài 66 mét, rộng 37 mét, cao 32 mét, với 5 cây câu bằng đá cẩm thạch trắng. Trong các triều đại phong kiến, tháp là nơi diễn ra các buổi lễ công bố tân hoàng, tân hoàng hậu. Đến năm 1911, tháp không còn được đưa vào sử dụng, chủ yếu là nơi gia đình hoàng gia, quý tộc tụ họp.
Tháp dài 66 mét, rộng 37 mét, cao 32 mét, với 5 cây cầu được dát đá cẩm thạch trắng. Tổng thể tòa tháp rất lộng lẫy với phần gạch vàng lót nền, hai cánh cửa với phù, hoa văn tinh xảo, dầm và vòm vẽ hoa văn truyền thống ngụ ý cát tường. Mặt trước của tháp là 5 cửa hình vòm, với cửa ở giữa dành riêng cho hoàng đế. Phía trên treo bức chân dung Chủ tịch Mao Trạch Đông, với hai dòng chữ ‘Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm’ và ‘Đoàn kết nhân dân toàn thế giới muôn năm’.
Ngày nay, tháp Thiên An Môn là một trong những tọa độ check-in nổi tiếng tại khu vực quảng trường hoành tráng này. Từ trên tháp, bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh Quảng trường Thiên An Môn và các con đường lân cận.
5.2 Nhà tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông
Lăng Chủ tịch Mao Trạch Đông là công trình trung tâm của Quảng trường Thiên An Môn, cũng là nơi thu hút đông đảo khách tham quan hơn cả. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1977 để tưởng nhớ vị lãnh tụ tài hoa, có công đưa Trung Hoa khỏi chế độ phong kiến.
Đây là công trình gồm hai tầng. Tầng đầu tiên được chia thành ba gian. Sảnh phía Bắc trưng bày tượng Chủ tịch Mao Trạch Đông được đúc bằng đá cẩm thạch trắng, cùng một cuộn tranh thể hiện cảnh đẹp non sông Trung Hoa từ Nam chí Bắc.
Chánh điện là khu vực lộng lẫy nhất trong quần thể nhà tưởng niệm. Đây là nơi đặt thi hài Chủ tịch Mao Trạch Đông với dáng nằm trong chiếc quan tài bằng pha lê, ở trên treo cờ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thi hài ông được giữ gìn trọn vẹn nhờ kỹ thuật ướp tài tình. Nếu đến viếng ông, mọi người cần cởi nón, túi xách, điện thoại, các thiết bị ghi âm khác cũng không được phép mang vào.
5.3 Chính Dương Môn
Còn gọi là Tiền Môn, đây là công trình trung tâm Quảng trường Thiên An Môn, gắn liền với hình ảnh tường thành cổ Trung Hoa. Tổng thể công trình toát lên vẻ đẹp cổ kính của phong cách truyền thống Trung Hoa, nhấn nhá cùng mái vòm vút cong.
Tại đây, bạn có thể leo lên và ngắm nhìn toàn cảnh Quảng trường Thiên An Môn và thủ đô Bắc Kinh náo nhiệt ngjười xe qua lại. Ngoài ra, tại Chính Dương Môn còn trưng bày nhiều hình ảnh về nội cung và các bảo vật quý hiếm khác để mọi người chiêm ngưỡng.
5.4 Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc
Khánh thành năm 2003, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc là công trình gộp từ Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng Trung Quốc. Công trình có diện tích 19 ha, và là một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới. Đây là nơi trưng bày các cổ vật bằng đồng, gốm, đồ mỹ nghệ bằng ngọc để mọi người chiêm ngưỡng.
Quảng trường Thiên An Môn được xem là biểu tượng của thủ đô Bắc Kinh hoa lệ. Nếu yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa Trung Hoa, MIA.vn tin rằng đây là điểm đến bạn không nên bỏ lỡ trong chuyến du lịch Trung Quốc sắp tới.