Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (hay Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất) là sân bay lớn với diện tích khoảng hơn 1.500ha, phục vụ tối đa tới gần 50 triệu lượt khách mỗi năm.

Sân bay Tân Sơn Nhất được xây dựng lần đầu tiên bởi thực dân Pháp vào năm 1930, phục vụ các mục đích quân sự. Từ năm 1975, sau khi thống nhất hai miền, Chính phủ đã tiếp quản sân bay Tân Sơn Nhất và cho xây dựng, mở rộng diện tích cùng cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.

Nằm ở Phường 2, Quận Tân Bình là vị trí đắc địa nên việc di chuyển từ sân bay đến các quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh rất thuận tiện. Nếu muốn đến khu vực quận 1 thì bạn chỉ mấy khoảng 17 phút đi xe. Vì vậy, với khách du lịch thì sau khi hạ cánh ở sân bay, có thể dễ dàng bắt xe di chuyển đến những điểm tham quan nổi tiếng, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm chi phí.

Đường băng

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay đang có 2 đường băng cất cánh và hạ cánh. Đường bay cất cánh kích thước 3.048m*45m, đường bay hạ cánh 3.800m*45m. Tuy nhiên, do vị trí của 2 đường băng này sát nhau nên các máy bay không thể cùng thực hiện cất - hạ cánh mà phải theo tuần tự và sắp xếp từ ban quản lý sân bay, tránh xảy ra va chạm.

Sân đỗ tàu bay

Khu vực đỗ tàu bay của sân bay quốc tế này có tổng cộng 80 vị trí dành cho máy bay thương mại, phục vụ xuyên suốt ngày và đêm. Sân bay được thiết kế phù hợp với các dòng máy bay từ cỡ nhỏ, cỡ trung tới các dòng máy bay thân rộng như Airbus A350/330/380, Boeing 747-400/787/767, ATR-72...

Nhà ga Quốc nội (ga T1 và T3)

Nhà ga T1

Nhà ga T1 sân bay Tân Sơn Nhất rộng gần 41.000m², bao gồm 20 cửa ra máy bay: 4 cửa có ống lồng và 16 cửa ra từ xa. Khu vực làm thủ tục có tổng cộng 126 quầy, cùng 1 quầy dành riêng cho hành khách nối chuyến và 1 quầy xử lý hành lý cồng kềnh. Hệ thống an ninh tại đây trang bị 30 máy soi chiếu và cổng từ, đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng trước khi lên tàu bay. 

Ngoài ra, ga có 3 băng chuyền phục vụ hành lý gửi đi và 6 băng chuyền tiếp nhận hành lý đến, trong đó băng chuyền số 1 – 4 dành riêng cho hành khách bay với Vietnam Airlines từ Hà Nội vào TP.HCM.

Sảnh A là nơi kiểm soát an ninh chính, gồm 14 quầy: 11 dành cho khách phổ thông, 2 cho khách VIP và 1 quầy nội bộ. Sảnh B – khu vực khai thác của VietJet Air – được bố trí 11 quầy kiểm tra an ninh. Bên cạnh đó, ga cũng trang bị 2 thang máy cùng 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay.

Nhà ga được chia thành hai sảnh rõ rệt:

- Sảnh A nằm phía trái, phục vụ hành khách của Vietnam Airlines (quầy A đến D), Pacific Airlines (quầy E), VASCO (quầy F), Bamboo Airways và Vietravel Airlines (cùng dùng quầy G, H).

- Sảnh B ở phía phải chuyên dành cho hành khách của VietJet Air, sử dụng các quầy I, J, K.

Tại đây có ba phòng chờ chính: Lotus Lounge (Bông Sen), Sasco Prime Lounge và Sasco Business Lounge (Le Saigonnais). Mỗi phòng đều được thiết kế để phục vụ trải nghiệm thoải mái trước giờ bay.

Việc di chuyển tại ga T1 được phân luồng như sau:

- Làn A là nơi dành riêng cho xe đưa hành khách vào ga khởi hành.

- Làn B và C phục vụ việc đón khách cá nhân, ngoại trừ taxi và xe dịch vụ.

- Xe taxi và xe công nghệ đón khách tại các làn D, D1, D2 thuộc khu vực nhà xe TCP.

- Nếu đi bằng xe buýt, hành khách đến ga quốc nội nên tìm các cột B18, B19 và B20 tại làn B – khu ga đến.

Nhà ga T3

Ga T3 chính thức đi vào hoạt động vào ngày 19/04/2025, được xây dựng với một tầng hầm và bốn tầng nổi, tổng diện tích sàn lên đến 112.500 m². Thiết kế chia tách rõ ràng giữa luồng đi và đến. Hệ thống phục vụ gồm 90 quầy làm thủ tục truyền thống, 20 quầy thả hành lý tự động (bagdrop), 42 kiosk check-in, 27 cửa lên máy bay, 25 cửa kiểm soát an ninh, 6 băng chuyền cho hành lý đi và 10 băng chuyền cho hành lý đến.

Không gian nhà ga còn có 8 cổng kiểm tra an ninh riêng và khu vực riêng biệt phục vụ hành khách VIP, thương gia cùng khách ưu tiên.

Khi đưa vào vận hành, nhà ga T3 có thể đón tới 20 triệu lượt khách mỗi năm, xử lý được 7.000 hành khách vào giờ cao điểm, tương thích với cả máy bay Code C lẫn Code E.

Phần mái ga T3 được thiết kế uốn lượn, kéo dài từ ga chính đến khu trung tâm thương mại – văn phòng, gợi nhớ hình dáng chiếc áo dài Việt Nam – biểu tượng cho nét duyên dáng và tinh tế. Các tầng mái đan xen, vừa tạo chiều sâu thị giác, vừa tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Điểm nhấn kiến trúc của T3 là khối phức hợp thương mại – văn phòng hướng đến tiêu chí xanh, hài hòa với thiên nhiên. 

Hành khách khi đến sẽ thấy dọc lối vào là hàng cây xanh trải dài, tạo thành trục xanh nối sân bay với đô thị. Công trình còn tận dụng thông gió tự nhiên, mái lấy sáng và nhiều mảng xanh như công viên, hồ nước, vườn treo, tường cây – tất cả hòa quyện tạo nên không gian mở và thân thiện.

Xem thêm:   Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất: Tất tần tật thông tin cần biết

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 2

Sảnh trước nhà ga T3 với thiết kế hài hòa với thiên nhiên. Ảnh: Báo Dân Trí

Nhà ga quốc tế T2 

Nhà ga T2 được thiết kế để phục vụ tối đa 15 đến 17 triệu hành khách mỗi năm.

Tổng diện tích mặt bằng lên đến 115.834 mét vuông. Trong đó, khu vực đường và bãi đỗ ôtô chiếm 78.000 m², đường tầng chiếm 10.540 m² và phần đường công vụ rộng 13.000 m².

Bảng điện tử hiện đại hiển thị lịch bay liên tục trong ngày tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại gồm: 10 cầu ống dẫn khách, 8 băng chuyền hành lý đến, 6 băng chuyền hành lý đi, 8 thảm cuốn di chuyển, 18 thang máy, 20 thang cuốn, 43 máy soi an ninh, 10 cổng kiểm tra từ và 19 cửa ra tàu bay. Vào giờ cao điểm, nhà ga có thể cùng lúc tiếp nhận đến 20 chuyến bay. 

Không gian nhà ga được bố trí hai tầng riêng biệt cho khu đến và khu đi, giúp điều phối dòng khách hiệu quả.

Khu vực làm thủ tục gồm 120 quầy chia theo ký hiệu từ A đến L, kèm theo 5 quầy nối chuyến, 1 quầy cho hành lý cồng kềnh, 48 quầy xuất cảnh, 44 quầy nhập cảnh, cùng 2 máy soi kiểm tra hải quan chiều đi và 6 máy chiều đến.

Hai quầy Transfer/Transit của VIAGS–TSN và SAGS đã được dời đến khu vực mở rộng phía bụng nhà ga quốc tế, đối diện khu cấp visa, gần Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế. Việc này giúp giảm xung đột luồng hành khách giữa nhóm làm thủ tục nhập cảnh và nhóm chuyển tiếp trong giờ cao điểm, đồng thời nâng cao trải nghiệm dịch vụ.

Hiện tại, công suất vận hành thực tế của nhà ga quốc tế đạt khoảng 13 triệu hành khách mỗi năm.

Nhà ga phục vụ hành khách với 5 phòng chờ tiện nghi: Lotus Lounge 1 và 2, Le Saigonnais, Orchid Lounge và Rose Business Lounge.

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 3

Phòng chờ thương gia tại nhà ga T2, nơi hành khách có thể thảnh thơi đọc sách, hưởng thụ nhiều dịch vụ như: ăn buffet, uống cà phê, cà phê, massage... Ảnh: Vietnamnet

Rất nhiều người chọn đến sân bay Tân Sơn Nhất bằng phương tiện tự lái. Ngoài trường hợp đón người thân, bạn bè, nếu bạn đi công tác hoặc du lịch ngắn ngày thì tự chạy xe đến sân bay cũng là lựa chọn khá hợp lý.

Bãi gửi xe ô tô của sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất rất rộng lớn, có sức chứa lên đến khoảng 1.500 chiếc ô tô. Bãi gửi xe gồm 2 cổng vào và 4 cổng ra, có nhân viên và bảng chỉ dẫn rõ ràng. Vì vậy, nếu lần đầu đến đây thì bạn hãy đọc kỹ bảng hướng dẫn hoặc nhờ nhân viên bảo vệ hỗ trợ để dễ dàng di chuyển, ra vào đúng nơi và đỗ xe đúng quy định.

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 4

Bãi xe ô tô trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất

Dưới đây là bảng giá gửi xe ô tô ở sân bay Tân Sơn Nhất để bạn tham khảo:

Phương tiện 90 phút đầu Từ 90 phút đến 24 giờ Từ 24 giờ
4 – 8 chỗ Tính theo giờ 25.000 VNĐ/ lần 10.000 VNĐ/ giờ 75.000 VND/ 12 giờ
4 – 8 chỗ Vé tháng 1.600.000 VNĐ/xe/tháng
9 – 29 chỗ Tính theo giờ 40.000 VNĐ/ lần 15.000 VNĐ/ giờ 150.000 VNĐ/ 12 giờ
30 chỗ trở lên Tính theo giờ 50.000 VNĐ/ lần 20.000 VNĐ/giờ 20.000 VNĐ/giờ

Giá trên đây mang tính chất tham khảo, thời điểm lễ Tết có thể tăng cao hơn. Khi vào bãi xe, bạn có thể quan sát bảng giá chi tiết ở cửa ra vào để nắm được mức giá chính xác nhé.

Xe máy là phương tiện rất nhiều bạn lựa chọn để đến sân bay. Tương tự như xe ô tô, bãi xe máy cũng có các nhân viên và bảng chỉ dẫn. Khi bạn để xe thì nên chụp lại vị trí và tầng lầu để ra về tìm thấy dễ hơn. 

Theo kinh nghiệm của MIA.vn, tại sân bay Tân Sơn Nhất, xe của bạn sẽ không bị di dời vị trí nếu bạn gửi ngắn ngày. Vì vậy khi đi chơi, du lịch, công tác khoảng vài ngày tới nửa tháng thì bạn có thể tự đi xe sân bay để chủ động thời gian.

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 5

Bãi xe máy rất rộng nhưng sân bay vẫn đảm bảo không di dời vị trí để xe của khách

Trong 4 giờ đầu Trong 4 giờ đầu 8 giờ tiếp theo
Giá theo giờ 6.000 VNĐ/ lần 4.000 VNĐ/ 4 giờ
Vé tháng

200.000 VNĐ/xe/tháng

(Dành cho nhân viên làm việc trong sân bay)

9.000 VNĐ/ 8 giờ

Trên đây là bảng giá gửi xe mang tính chất tham khảo. Gửi xe qua đêm thì bạn cứ ước tính trung bình phí sẽ là khoảng 27.000 VND/ 24 giờ, lễ tết có thể tăng thêm một chút.  

Di chuyển tới sân bay Tân Sơn Nhất bằng taxi thì bạn sẽ cần đi bộ đoạn khá xa từ ngoài đường lớn vào. Bạn có thể đặt xe của các hãng phổ biến như Vinasun, Mai Linh, G7, Xanh SM… Hoặc bạn cũng có thể đặt xe trên các ứng dụng gọi xe công nghệ như Be, Grab, Gojek…

Còn nếu vừa đáp xuống sân bay thì bạn có nhiều sự lựa chọn để bắt xe taxi. Ngay cổng ra của hành khách, có khá nhiều quầy dịch vụ xe để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, chọn đi xe taxi trong sân bay thì giá cước sẽ khá cao. Bạn nên cung cấp điểm đến và thương lượng giá cước thay vì phụ thuộc vào số kilomet di chuyển để tránh phát sinh phí ngoài ý muốn. Còn nếu không, bạn có thể di chuyển ra đường lớn và tự gọi xe.

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 6

Taxi đón khách ngay cửa ra vào sân bay Tân Sơn Nhất

Dưới đây là bảng thông tin một số hãng taxi uy tín để bạn có thể lựa chọn khi có nhu cầu di chuyển đến hoặc đi từ sân bay Tân Sơn Nhất:

Tên hãng taxi Hotline đặt xe
Taxi Vinasun 028.38.27.27.27
Taxi Xanh SM 1900.2088
Taxi Mai Linh 028.38.29.88.88
Taxi Airport 028.38.113.113
Taxi SAVICO 0980.889.921
Vina Taxi 028.38.111.111
Taxi Hoàng Long 028.38.302.514
Taxi Dầu khí 028.38.35.35.35
Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex 0285.124.762

Muốn tiết kiệm chi phí nhất thì xe bus là phương tiện mà bạn nên cân nhắc lựa chọn. Tùy thuộc vào điểm đến hoặc điểm xuất phát, bạn có thể chọn đi một trong những tuyến bus dưới đây.

Lộ trình: Sân bay Tân Sơn Nhất - Chợ Bến Thành - Khu dân cư Trung Sơn

Các điểm dừng của xe bus số 152: Ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất - Ga đến quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất - Đường Hoàng Văn Thụ - Đường Nguyễn Văn Trỗi - Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Đường Cách Mạng Tháng Tám - Chợ Bến Thành - Đường Trần Hưng Đạo - Khu dân cư Trung Sơn

Thời gian hoạt động: 05:45 – 18:15

Thời gian chờ giữa các chuyến: 12 đến 21 phút

Giá vé tham khảo: 6.000 VND/vé

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 7

Xe bus 152 từ Sân bay Tân Sơn Nhất về Chợ Bến Thành và khu dân cư Trung Sơn

Lộ trình: Sân bay Tân Sơn Nhất - Công viên 23/9

Các điểm dừng lượt đi của xe bus số 109: Ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất - Ga đến quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất - Đường Trường Sơn - Đường Trần Quốc Hoàn - Đường Hoàng Văn Thụ - Đường Nguyễn Văn Trỗi - Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Đường Hàm Nghi - Chợ Bến Thành - Đường Phạm Ngũ Lão - Công viên 23/9

Các điểm dừng lượt về của xe bus số 109: Công viên 23/9 - Đường Lê Lai - Vòng xoay Quách Thị Trang - Đường Phạm Ngũ Lão - Đường Yersin - Đường Trần Hưng Đạo - Chợ Bến Thành - Đường Lê Lợi - Đường Pasteur - Đường Võ Thị Sáu - Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Đường Nguyễn Văn Trỗi - Đường Phan Đình Giót - Đường Trường Sơn - Ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất

Lưu ý: Để bắt xe bus số 109 bạn hãy di chuyển đến cột số 12 (Ga quốc tế) hoặc cột số 18 (Ga quốc nội)

Thời gian hoạt động: 05:30 – 00:30 (ngày hôm sau)

Thời gian chờ giữa các chuyến: 30 phút

Giá vé tham khảo: 12.000 VND/vé (quãng đường dưới 5 km) và 20.000 VND/vé (quãng đường trên 5 km)

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 8

Xe bus 109 là lựa chọn hoàn hảo để bạn di chuyển đến sân bay với chi phí tiết kiệm

Lộ trình: Sân bay Tân Sơn Nhất - Bến xe Miền Tây

Các điểm dừng của xe bus số 119: Ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất - Ga đến quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất – Đường Trường Sơn – Đường Trần Quốc Hoàn – Đường Hoàng Văn Thụ – Đường Xuân Diệu – Đường Xuân Hồng – Đường Trường Chinh – Đường Lý Thường Kiệt – Đường Bắc Hải – Đường Thành Thái – Đường Nguyễn Tri Phương – Đường Nguyễn Chí Thanh – Đường Nguyễn Thị Nhỏ – Đường Hồng Bàng – Đường Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây

Thời gian hoạt động tuyến bus 119: 04:00 – 21:00

Thời gian chờ giữa các chuyến: 15 - 30 phút

Giá vé tham khảo: 12.000 VND/vé (quãng đường dưới 5 km) và 20.000 VND/vé (quãng đường trên 5 km)

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 9

Xe bus 119 từ bến xe miền Tây đến sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình: Sân bay Tân Sơn Nhất – Khu trung tâm thành phố (Quận 1, Quận 2)

Các điểm dừng của xe bus số 49: Ga đến quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất - Ga đến quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất – Đường Trường Sơn – Đường Trần Quốc Hoàn – Đường Hoàng Văn Thụ – Đường Nguyễn Văn Trỗi – Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Đường Lê Duẩn – Đường Công Xã Paris – Đường Đồng Khởi – Đường Đông Du – Đường Hai Bà Trưng – Đường Tôn Đức Thắng – Đường Hàm Nghi – Chợ Bến Thành – Đường Phạm Ngũ Lão – Đường Nguyễn Trãi – Đường Lê Lai – Đường Nguyễn Thị Nghĩa – Đường Cách Mạng Tháng 8 – Đường Điện Biên Phủ – Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Đường Nguyễn Văn Trỗi – Đường Phan Đình Giót – Đường Trường Sơn 

Thời gian hoạt động tuyến bus 49: 05:30 – 01:30 (ngày hôm sau)

Thời gian chờ giữa các chuyến: 30 phút

Giá vé tham khảo: 40.000 VND/vé

Sân bay Tân Sơn Nhất: Thông tin chi tiết, cẩm nang di chuyển 2025 10

Tuyến xe bus số 49 từ trung tâm thành phố ra sân bay

Trên đây cẩm nang du lịch MIA.vn đã hướng dẫn bạn các cách di chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất. Theo dõi MIA Go! để bỏ túi thêm nhiều thông tin về du lịch thú vị và chuẩn bị cho những hành trình phía trước nhé.