Tả Giàng Phình là tên một xã biên giới cũ nằm trong dãy Phanxipăng, kể từ năm 2020 được sáp nhập với xã Bản Khoang lấy tên mới là xã Ngũ Chỉ Sơn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chỉ cách Sapa 28km nhưng để đi được đoạn đường đó phải mất hơn một tiếng đồng hồ. Dân tộc sống ở đây chủ yếu là người H’mông và số ít người Dao. 

Thung lũng Tả Giàng Phình nằm lọt thỏm giữa bốn bề vách núi Phan Xi Păng cao sừng sững, tuy sương mù bao phủ quanh năm nhưng nơi đây vẫn nhận đủ đầy ánh nắng mặt trời vào ban ngày giúp cho hệ sinh thái nơi đây phát triển vô cùng phong phú.

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 2

>Vẻ đẹp hùng thiêng của Ngũ Chỉ Sơn giữa thung lũng Tả Giàng Phình Sapa 

Tả Giàng Phình Sapa ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khí hậu Á ôn đới nên cho dù đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm bạn đều có thể cảm nhận khí hậu mát mẻ và rất thông thoáng.

Từ tháng 3 đến tháng 5, thời tiết mùa xuân ở Tả Giàng Phình khá dịu mát, không oi bức. Buổi sáng tại nơi đây trời có hơi se lạnh, buổi trưa trời trong và có nắng ấm, buổi tối thì tương đối khô ráo, hầu như không mưa. 

Từ tháng 6 đến tháng 8 là khoảng thời gian lý tưởng để ghé thăm Tả Giàng Phình nếu như bạn muốn tránh đi cái nóng oi ả nơi chốn thành thị. Mùa hè, thời tiết cực kỳ mát mẻ và trong lành, bạn sẽ cảm nhận được một sắc xanh tươi bao trùm lên khắp các thôn bản, đặc biệt là màu lúa mới xanh rì.

Từ tháng 9 - tháng 11 chính là thời điểm tuyệt vời nhất để ghé thăm Tả Giàng Phình. Vào khoảng thời gian này, thời tiết nơi đây se lạnh và rất trong lành, trời hơi đậm mây nên khá râm mát và dễ chịu. Cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 thì khắp đồng ruộng bậc thang đã ngả màu vàng ươm rất tươi đẹp.

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 3

Tả Giàng Phình Sapa rực rỡ và tràn đầy nhựa sống vào mùa xuân

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 4

Nắng vàng rực rỡ trên dãy núi Ngũ Chỉ Sơn vào mùa hè

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 5

Mùa lúa chín vàng ươm tại Tả Giàng Phình 

Trung tâm thành phố Sapa cách Tả Giàng Phình khoảng 53km. Để đi đến Tả Giàng Phình từ Sapa bắt buộc phải đi quãng đường khoảng 2 giờ chạy xe (đối với ô tô).

Từ trung tâm Sapa, bạn chạy dọc Quốc lộ 1A đến Bản Dền. Từ Bản Dền chạy men theo Tỉnh lộ 152 đến Xuân Viên bắt đầu chạy vào Quốc lộ 4D (hướng về đường Điện Biên Phủ). Đến bản Ô Quy Hồ chạy vào đường tỉnh 155, cứ men dọc con đường này khoảng 15km bạn sẽ đến được Tả Giàng Phình.

Tỉnh lộ 152 đang xuống cấp và phải sửa chữa lâu dài nên lưu lượng di chuyển giao thông trên con đường này bị giảm nhiều, có một số đoạn đường rất hẹp do đặt bảng sửa chữa nên hơi khó di chuyển cho các dòng xe ô tô lớn hơn 7 chỗ. 

Nếu di chuyển bằng xe ô tô thì bạn nên thuê tài xế chuyên chạy đường đèo vì cung đường nơi đây khá hẹp, dễ bị va xước bởi cây cối và các bảng chỉ dẫn nằm sát lề đường.

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 6

Quốc lộ 4D được đầu tư xây dựng tiện lợi cho xe lớn lưu thông

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 7

Một đoạn đường được nâng cấp trên Tỉnh lộ 152 hướng về Lào Cai

Cùng ở Lào Cai những ruộng bậc thang ở Tả Giàng Phình có một vẻ đẹp rất khác biệt so với những bản khác trong cùng khu vực Tây Bắc này. Tả Giàng Phình có những cánh đồng lúa trải rộng nằm xen kẽ dưới chân ngọn núi Ngũ Chỉ Sơn, cấu trúc địa lý độc đáo tạo nên cho Tả Giàng Phình một nét đẹp hoang sơ mà kì vĩ tột cùng.

Cuối tháng 8, đầu tháng 9 là thời điểm mà lúa trên những thửa ruộng bậc thang này bắt đầu chuyển từ màu xanh mạ sang màu vàng chín rượm. Khí hậu thời điểm này cũng se lạnh và trời đậm mây hơn, cả thảy sẽ tạo nên cho bạn những bức ảnh chụp đẹp như thiên đường.

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 8

Ruộng bậc thang bạt ngàn nơi thung lũng Tả Giàng Phình 

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 9

Ruộng bậc thang xanh mướt đầu mùa hạ

Ngũ Chỉ Sơn từ lâu được mệnh danh là một trong những dãy núi đẹp nhất khu vực Tây Bắc. Ngũ Chỉ Sơn có cấu trúc gồm hệ thống năm ngọn núi nằm sát nhau như bàn tay 5 ngón chỉ thẳng lên bầu trời xanh. Cả năm ngọn núi này đều có độ cao trên 2.500 mét, đặc biệt là ngọn núi cao nhất nằm ở giữa với độ cao 2.858 mét, thuộc trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam.

Với địa hình dốc và cheo leo, nhiều đá sắc và nhọn, dãy Ngũ Chỉ Sơn không phù hợp cho những vị khách du lịch thích một chuyến đi đơn thuần chỉ là nghỉ dưỡng. Chính vì lý do này mà Ngũ Chỉ Sơn không có nhiều đoàn du lịch đến tham quan, cũng vì chưa được đầu tư khai thác du lịch hay cải thiện cơ sở hạ tầng mà Ngũ Chỉ Sơn vẫn giữ được rất trọn vẹn nét đẹp độc mộc, hoang vu của riêng mình.

Nhưng cũng chính vì sự hiểm trở và cheo leo ấy mà Ngũ Chỉ Sơn thu hút biết bao các phượt thủ đam mê trekking đến để chinh phục. Thời tiết mát lạnh dễ chịu cùng với vẻ đẹp mờ ảo được bao bọc bởi sương mù, Ngũ Chỉ Sơn mang đến một cảm giác muốn chinh phục lớn lao cho những nhà phượt thủ, tạo cho họ động lực mạnh mẽ để rèn giũa sức bền và sự dẻo dai. 

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 10

Chinh phục được Ngũ Chỉ Sơn là một thành công to lớn trong cộng đồng trekking

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 11

Săn mây đẹp như mộng tại đỉnh Ngũ Chỉ Sơn

3.3 Thác Lạnh dưới chân Ngũ Chỉ Sơn

Thác Lạnh nằm cạnh tuyến đường du lịch từ Ô Quý Hồ đi Y Tý (huyện Bát Xát). Khá dễ dàng để đi đến Thác Lạnh bằng xe máy, taxi, hay các loại xe ô tô du lịch 4 hoặc 7 chỗ. Thác có độ cao khoảng 150 - 200 mét, nhìn từ xa như một dải lụa trắng muốt uốn lượn trên các vách đá từ trên cao xuống mặt suối. 

Thác Lạnh có nhiệt độ đúng như tên gọi của nó, buốt lạnh quanh năm. Cấu trúc thác uốn cong theo độ nghiêng và mòn của các ghềnh đá, thác không đổ thẳng dọc từ trên xuống nên độ xiết của dòng chảy được giảm đi tương đối nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn nên giữ khoảng cách với dòng chảy tối thiểu 5 mét để đảm bảo được sự an toàn.

Gần khu vực thác Lạnh có trại cá hồi Thức Mai rất nổi tiếng ở địa phương. Tại đây bạn có thể vào tham quan hồ nuôi cá hồi và mua các sản phẩm chế biến tại đây mang về làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 12

Một góc nhìn chính diện từ dòng thác Lạnh vang danh Lào Cai

Cả bản Sín Chải có khoảng 100 hộ người dân thuộc tộc H'Mông, đây là những hộ dân có tổ tiên khai hoang từ lâu đời và cứ như thế nhiều thế hệ trôi qua, họ cố định cuộc sống của mình gắn liền với suối nguồn Tả Giàng Phình này. Người dân nơi đây chủ yếu trồng lúa, ngô, thảo quả.

 Ngoài bản Sín Chải thì bản Suối Thầu 1 cũng được mệnh danh là bản làng của tộc người H'Mông trăm tuổi. Đây là hai bản có nhiều người trường thọ nhất khu vực Tả Giàng Phình và đa số những người trường thọ này đều là các phụ nữ tộc người H'Mông 

Cư dân nơi đây rất hiếu khách, để có thể giao lưu với các em nhỏ, bạn nên ghé thăm bản vào cuối tuần vì trẻ em nơi đây sẽ được nghỉ học, thường tụ tập chơi trước sân nhà. Nếu may mắn, bạn còn có thể được chủ nhà mời lại dùng bữa đấy!

Tả Giàng Phình Sapa - Thung lũng của những người Mông trăm tuổi 13

Người dân bản Sín Chải trong đời sống thường nhật

Nơi đây chưa thu vé vào tham quan nên bạn không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào nếu không được cung cấp lý do chính đáng và minh bạch.

Một số lưu ý khi đến với Tả Giàng Phình SapaNơi đây có mật độ dân số thưa thớt, hàng quán hầu như không có nên khi đến tham quan bạn nên mang theo sẵn thức ăn, nước uống. Bên cạnh có do có nhiều sông suối và cây cối, bạn nên mang theo thuốc xịt côn trùng, thuốc trị vết cắn côn trùng và các dụng cụ cần thiết khi đi rừng như la bàn, bản đồ, đèn pin, thuốc men.

Một số lưu ý khi đến với Tả Giàng Phình SapaNếu là một người yêu khám phá những mảnh đất còn hoang sơ thì Tả Giàng Phình Sapa chính là một điểm đến thú vị cho chuyến hành trình sắp tới của bạn. Không có quá nhiều khách du lịch đồng nghĩa với việc những gì bạn được thưởng ngoạn tại đây là độc nhất, là những trải nghiệm mà không phải bất kỳ ai cũng có được. Chần chờ gì mà không vác balo lên và đến với dải núi miền cực Tây Bắc này?