Địa chỉ: số 4, đường Hùng Vương, phường 10, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Giờ mở cửa: 7h15 - 11h30, 13h30 - 17h00

Giá vé (cập nhật vào tháng 12/2023): 10.000 VND/ vé người lớn, miễn phí vé trẻ em

Bảo tàng Lâm Đồng nằm trên một ngọn đồi cao cách trung tâm Thành phố Đà Lạt khoảng 3km. Nơi đây thu hút bởi không gian trưng bày sống động, với các hiện vật khảo cổ, lưu giữ nét đẹp truyền thống hay lễ hội khắc họa đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương xưa và nay.

Khi đến với bảo tàng, bên cạnh tham quan các khu trưng bày, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt ngôi nhà sàn của người dân tộc Mạ và K'ho được phục dựng và bài trí nguyên bản theo không gian truyền thống. Có thể nói, bảo tàng là nơi lý tưởng để khách du lịch Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung tham quan, nghiên cứu để hiểu thêm về lịch sử địa phương và dân tộc.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 2

Bảo tàng Lâm Đồng là nơi sưu tầm, trưng bày các hiện vật gắn liền với đời sống văn hóa của người dân địa phương

Bảo tàng Lâm Đồng được xây dựng vào tháng 8/1975, ngay sau khi đất nước thống nhất. Thời gian đầu, nơi này có tên là Phòng bảo tàng kiêm Nhà bảo tàng tỉnh. Đến tháng 1/1982 thì đổi thành bảo tàng Lâm Đồng và chính thức đi vào hoạt động với đầy đủ các không gian trưng bày, trở thành nơi tổng hợp và lưu giữ tất cả hiện vật lịch sử tại địa phương.

Mục đích chính của khu bảo tàng là lưu giữ các hiện vật, tư liệu lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của tỉnh Lâm Đồng thông qua quá trình sưu tầm và trưng bày. Từ đó góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống và tạo ra một không gian giáo dục, tìm hiểu lịch sử cho thế hệ trẻ và khách du lịch thập phương.

Không dừng lại ở đó, bảo tàng Lâm Đồng còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa đa dạng, cho phép bạn khám phá các trưng bày xoay quanh đời sống của đồng bào dân tộc bản địa như Mạ, K’Ho, Churu… Nổi bật nhất trong số đó là mô hình nhà sàn được phục dựng nguyên mẫu, giữ trọn nét đặc trưng về đời sống văn hóa truyền thống.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 3

Khu bảo tàng được xây dựng vào tháng 8/1975, ngau sau khi đất nước thống nhất

Bảo tàng Lâm Đồng có vị trí cách trung tâm Thành phố Đà Lạt khoảng 3km, mất chưa đến 10 phút đi đường. Với các tuyến đường thành phố khang trang, bạn có thể đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô riêng, xe máy, bus, taxi… Nếu từ xa du lịch Lâm Đồng, MIA.vn gợi ý bạn nên thuê xe máy trong nội thành để dễ dàng vi vu khám phá.

Về lịch trình, xuất phát ở chợ Đà Lạt, bạn chỉ cần lái xe theo hướng Nguyễn Thị Minh Khai → cầu ông Đạo → Lê Đại Hành → Trần Quốc Toản → Hồ Tùng Mậu → Trần Hưng Đạo. Sau khi qua bùng binh chạy thẳng đường Hùng Vương vài trăm mét là thấy bảo tàng Lâm Đồng ở phía tay phải.

Không gian trưng bày của bảo tàng Lâm Đồng được chia thành 9 khu vực riêng biệt, tương ứng với 9 chủ đề bao gồm:

- Thời kỳ lịch sử

- Hiện vật khảo cổ do cơ quan công an và quản lý thị trường thu giữ

- Hiện vật khảo cổ tại di chỉ Đại Làng

- Hiện vật khảo cổ tại di chỉ Đại Lào và Đa Đờn

- Hình thức cư trú, các dụng cụ săn bắt và hái lượm

- Các nghề truyền thống

- Trang phục và sinh hoạt của các dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng

- Lễ hội truyền thống và đời sống văn hóa tinh thần

- Hiện vật của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Mỗi khu lại giúp bạn ngược dòng thời gian, tìm hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Lâm Đồng, đời sống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn cũng như ngắm nhìn các hiện vật lịch sử và khảo cổ đặc sắc.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 4

Không gian bảo tàng Lâm Đồng được chia thành 9 khu vực trưng bày theo chủ đề

Bên cạnh không gian trưng bày phong phú, đa dạng, khi đến bảo tàng, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mạ và K’Ho. Công trình này được phục dựng nguyên mẫu với chất liệu gỗ thô sô, sở hữu những nét đặc trưng như mái lợp bằng lá, cột cao để tránh ẩm mốc và các loài động vật hoang dã… Bạn có thể đi vào bên trong mô hình nhà sàn này để tham quan và chụp ảnh lưu niệm.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 5

Công trình phục dựng nhà sàn dân tộc Mạ và K'Ho trong khuôn viên bảo tàng. Ảnh: Sum Luong

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 6

Từng chi tiết nhỏ của ngôi nhà đều thể hiện nét sinh hoạt đặc trưng của người đồng bào. Ảnh: HoviiDo

Đây là một trong những hoạt động thú vị tại bảo tàng, cho phép bạn tự do lựa chọn đủ loại phục trang, phụ kiện để hóa thân thành vua chúa, hoàng hậu… Trải nghiệm này không chỉ mang đến những bức hình ấn tượng, mà còn giúp tìm hiểu rõ nét về lịch sử và văn hóa địa phương thông qua những nhân vật có thật.

Bảo tàng Lâm Đồng là nơi lưu giữ hơn 15.000 hiện vật cổ của tỉnh này, đưa khách du lịch đi qua từng thời kỳ lịch sử một cách sống động chỉ bằng việc chiêm ngưỡng các đồ vật đúc bằng gốm - đồng - sắt, đồ thủ công, trang sức, trang phục… Nếu đi theo tour có hướng dẫn viên thuyết minh, từng câu chuyện đằng sau những hiện vật khảo cổ này sẽ dần được khai phá, cho thấy ý nghĩa và giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc được lưu giữ cho đến tận ngày nay.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 7

Bảo tàng Lâm Đồng hiện đang lưu giữ 15.000 hiện vật cổ. Ảnh: Phi Lê

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 8

Mỗi hiện vật cổ lại gắn với một câu chuyện đặc sắc đằng sau. Ảnh: NHẤT SIÊU KINH

Bảo tàng Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các triển lãm hoa bốn mùa độc đáo. Do đó không có gì bất ngờ nếu bạn bắt gặp rừng hoa với đủ loại nào cẩm tú cầu, hoa hồng, hoa ly… khi dạo quanh khám phá nơi đây. Hầu hết các loài hoa được nghệ nhân bảo quản bằng công nghệ Nhật Bản nên có thể lưu giữ đến 5 năm. Khách du lịch Lâm Đồng có thể tham quan, check-in hoặc mua các sản phẩm thủ công từ hoa làm quà lưu niệm.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 9

Không gian rộng lớn của bảo tàng Lâm Đồng thường được tận dụng để tổ chức triển lãm hoa. Ảnh: Nguyen Trung

Cung Nam Phương Hoàng hậu với lối kiến trúc Pháp - Việt đặc sắc nằm ngay trong khuôn viên của bảo tàng Lâm Đồng. Công trình được xây dựng vào năm 1932, là món quà mà quận công Nguyễn Hữu Hào đã tặng cho con gái khi bà lấy vua Bảo Đại. Dù trải qua thời gian dài dằng dẳng nhưng nét đẹp của cung điện này không hề lỗi thời, trái lại còn toát lên sự sang trọng. Từ tầng cao của cung Nam Phương Hoàng hậu, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Thành phố Đà Lạt được bao phủ bởi làn sương.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 10

Cung Nam Phương Hoàng hậu nằm trong khuôn viên bảo tàng sở hữu kiến trúc Pháp - Việt độc đáo. Ảnh: Mạnh Hùng

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 11

Hệ thống nội thất bên trong được lưu giữ cẩn thận, toát lên sự sang trong dù đã trải qua bao thăng trầm. Ảnh: Phuong Le

Ngoài ra, tại điểm du lịch Lâm Đồng này còn có khu trò chơi dân gian đặc sắc với đủ trò vui như kéo co, bắn cung, ném còn, đánh yến… Thông qua trải nghiệm vui chơi thú vị, bạn có thể biết thêm về văn hóa hay nét đặc trưng trong sinh hoạt của một số dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng núi Tây Nguyên.

- Khi xách balo đến tham quan bảo tàng Lâm Đồng, bạn nên mặc trang phục lịch sự, thoải mái và không quá ngắn.

- Hãy đọc kỹ các quy định và hướng dẫn của bảo tàng Lâm Đồng, bao gồm việc không chụp ảnh hoặc quay video ở những khu vực nào.

- Chú ý giữ im lặng hoặc nói nhỏ trong quá trình tham quan để không gây ảnh hưởng đến những người khác.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ không gian văn hóa và du lịch công cộng.

- Tuyệt đối không chạm vào hay tự ý xê dịch các hiện vật.

Bảo tàng Lâm Đồng tôn vinh giá trị lịch sử văn hóa địa phương 12

Trong quá trình tham quan, bạn cần đọc kỹ và tuân thủ các quy định của bảo tàng. Ảnh: Bill Lai

Giống như những bảo tàng khác, bảo tàng Lâm Đồng là nơi giúp bạn hiểu thêm về vùng đất và con người nơi đây cả về lịch sử, văn hóa và nét đặc trưng trong sinh hoạt. Hành trình khám phá Đà Lạt sẽ không thể trọn vẹn nếu bỏ qua cơ hội tham quan khu bảo tàng địa phương đặc sắc này. Lưu ngày vào cẩm nang du lịch cá nhân.