1 Bạn biết gì về Trafalgar Square?
Trafalgar Square (Quảng trường Trafalgar) là một trong những quảng trường đẹp và nổi tiếng nhất trên thế giới, được mệnh danh là “trái tim của London”. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, những dấu ấn kiến trúc hoành tráng Trafalgar vẫn vẹn nguyên nét đẹp cổ điển nhưng không kém phần độc đáo của nền văn hóa Anh.
Quảng trường nằm ngay trung tâm London, do đó thường là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa cộng đồng. Trong quá khứ, đây chính là “bàn đạp” vững vàng cho các biểu tình chống chiến tranh hay chiến dịch biến đổi khí hậu. Nếu có dịp du lịch Anh vào đầu năm mới, bạn cũng có thể tham gia lễ đón giao thừa tại Trafalgar Square.
Về tên gọi, khu quảng trường này được đặt tên theo trận đánh tại mũi Trafalgar - một chiến thắng của Hải quân Hoàng gia Anh trong các cuộc chiến của Napoleon với liên quan hai bên là Tây Ban Nha và Pháp. “Trafalgar” là một từ thuộc tiếng Tây Ban Nha nhưng có nguồn gốc Ả Rập, xuất phát từ một trong hai cụm là “Taraf al-Ghar” là mũi của hang động/ nguyệt quế hoặc Taraf al-Gharb nghĩa là mũi phía tây.
2 Vị trí và những con đường quanh Trafalgar Square
2.1 Vị trí của Trafalgar Square tại London
Quảng trường được bao quanh bởi nhiều công trình kiến trúc lớn, vừa được xem như dấu ấn, vừa là cách để xác định vị trí của Trafalgar mà không cần dùng tới bản đồ.
Nhìn chung, bao quanh Trafalgar Square ở hướng bắc là bảo tàng Quốc gia London, hướng đông là nhà thờ St Martin-in-the-Field. Cũng ở hướng đông là văn phòng Cao ủy Nam Phi tại London, đối diện là văn phòng Cao ủy Canada. Nhìn về hướng tây nam là đại lộ The Mall dẫn đến cung điện Buckingham qua khải hoàn môn Admiralty, còn hướng nam là đường Whitehall, hướng đông là đường lớn Strand Street.
2.2 Những con đường quanh quảng trường
Trafalgar Square sở hữu không gian rộng lớn ngay trung tâm London, có thể vào qua ba con đường chính chạy dọc theo quảng trường tạo thành một hình vuông. Ban đầu, nơi đây có đường đi ở bốn hướng, giao thông đi theo hai hướng. Tuy nhiên, sau khi hệ thống định hướng theo chiều kim đồng hồ một chiều được áp dụng vào ngày 26/4/1926, một số công trình hoàn thành năm 2003 đã giảm chiều rộng của con đường hướng bắc. Từ đó chỉ còn 3 lối đi quanh Trafalgar như hiện nay.
Nếu dự định đến quảng trường bằng xe buýt, dựa trên những cung đường này, bạn có thể đón các tuyến số 3, 6, 9, 11, 12, 13, 15, 23, 24, 29, 53, 87, 88, 91, 139, 159, 176 và 453.
3 Top 6 sự thật thú vị về Trafalgar Square London
3.1 Cột Nelson tôn vinh vị Đô Đốc vĩ đại
Trafalgar Square sở hữu 2 công trình kiến trúc nổi bật là cột Nelson và tượng sư tử. Trong đó, cột Nelson bằng đá được xem là điểm nhấn của khu quảng trường. Công trình này được xây dựng và đặt tên nhằm tưởng nhớ Đô Đốc Horatio Nelson - người đã dẫn dắt hải quân Anh đạt chiến thắng trong trận đánh ở mũi Trafalgar.
Về kết cấu, cột Nelson có chiều cao 169,3 feet và được phục chế gần nhất vào năm 2006. Phần bệ đỡ của cột trang trí bằng bốn bức phù điêu động độc đáo. Mỗi tấm có hình vuông, kích thước khoảng 18 feet đúc từ các súng ống thu được của quân Pháp.
Cột Nelson có chiều cao đầy ấn tượng đến 169,3 feet, với phần bệ đỡ vững vàng trang trí bốn bức phù điêu đúc từ súng ống. Ảnh: walklondon
3.2 Đài phun nước nhưng không nước
Đài phun nước là biểu tượng đặc trưng của các khu quảng trường. Tuy nhiên theo MIA.vn tìm hiểu, do tình trạng hạn hán kéo dài trong khoảng năm 2012, Chính phủ Anh đã từng ban lệnh ngừng hoạt động các đài phun để tiết kiệm nước. Những đài phun nước tại Trafalgar Square đã chịu ảnh hưởng của lệnh cấm này trong một thời gian trước khi hoạt động trở lại.
3.3 Bệ tượng đặt ở bốn góc vuông
Ở mỗi góc vuông của Trafalgar Square sẽ có một bệ tượng. Bởi vì quảng trường được xây dựng theo kết cấu hình vuông nên đặt tổng cộng bốn bệ. Ba bệ trong đó đại diện cho các vị vua theo bề dày lịch sử nước Anh. Còn bệ thứ 4 là nơi luân phiên trưng bày nghệ thuật.
Ban đầu, ở bệ thứ 4 đặt hình tàu HMS Victory, sau đó được thay thế theo các sự kiện cộng đồng hay dịp lễ bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật khác. Một trong số đó là Powerless Structures - tượng cậu bé trên con ngựa gỗ cao hơn 13 feet đúc bằng đồng. Hay tượng chú gà trống Hahn/ Cock biểu tượng cho sự tái sinh, bừng tỉnh và sức mạnh.
3.4 "Ngôi nhà" của những chú chim
Trafalgar Square từng là ngôi nhà chung của hàng ngàn chú chim bồ câu. Tuy nhiên, việc cho bồ câu ăn không kiểm soát đã dẫn đến những vấn đề khó khăn, thậm chí gây hại cho môi trường xung quanh.
Vì lý do này mà vào năm 2003, Thị trưởng London Ken Livingston đã ban lệnh cấm việc cho bồ câu ăn tại quảng trường. Sau khi tình trạng được giải quyết, Trafalgar không còn gặp rắc rối với những chú chim và thường được chọn là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc ngoài trời hay sự kiện công cộng.
3.5 Cây Giáng Sinh Na Uy
Nếu có dịp đến Trafalgar Square vào mùa đông, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cây Giáng sinh khổng lồ đặt ngay giữa trung tâm của quảng trường. Điểm đặc biệt ở chỗ, cây Giáng Sinh này luôn là loại cây vân nam Na Uy. Đây được xem như món quà thân tình từ nước bạn, đồng thời biểu tượng hóa lòng biết ơn của Na Uy với sự hỗ trợ của Anh trong Thế chiến thứ II.
Hàng năm theo truyền thống, Thị trưởng Westminster sẽ ghé thăm thủ đô Oslo của Na Uy vào cuối thu để tham gia lễ hạ cây. Trong khi đó, Thị trưởng của Oslo sẽ đến Na Uy để thắp sáng cây Giáng sinh khổng lồ.
Điều đặc biệt đó là trong truyền của Na Uy, đèn Giáng Sinh được treo dọc từ trên xuống thay vì treo vòng quanh cây. Phong cách trang trí độc đáo này mang đến vẻ lung linh riêng biệt cho cả cây Giáng Sinh khổng lồ.
3.6 Lối riêng cho người đi bộ
Trước đây, Trafalgar Square có bốn con đường giao nhau khá đông đúc, gây ra tình trạng nguy hiểm cho khách tham quan, du lịch. Vào năm 2003, quảng trường đã tiến hành quy hoạch lại bằng cách đóng cửa con phố phía trước nhà triển lãm Quốc gia, thay vào đó là một con đường dành riêng cho người đi bộ. Các phần tường cũ cũng bị dỡ bỏ và thay thế bằng những bậc thềm lớn tạo nên điểm nhấn đẹp mắt cho lối kiến trúc cổ điển của loạt công trình quanh quảng trường.
Du lịch Anh mà không ghé qua London là một thiếu sót rất lớn. Tương tự như vi vu khám phá London mà không dừng chân tại Trafalgar Square để ngắm nhìn các công trình kiến trúc độc đáo hay chạm tay vào cột Nelson bằng đá kỳ vĩ. Lưu ngay điểm tham quan này vào cẩm nang du lịch cá nhân bạn nhé.