-Vị trí: Thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

-Giờ mở cửa: Tự do

-Giá vé tham khảo: Miễn phí

Tháp Chăm còn được gọi là Tháp Mỹ Khánh. Trải qua hơn 10 thế kỷ, tháp bị vùi lấp sâu trong cát. Ngày nay, nơi này đang được một kiến trúc nhà kính bảo tồn tại chỗ để hạn chế những tác động của môi trường xung quanh và thiên nhiên. 

Bởi vì nơi đây chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa và lịch sử nên đã được công nhận là Di tích quốc gia ngay sau khi vừa phát lộ. Vào Tháng 10/2005, Tháp Chăm Phú Diên được tiến hành bảo tồn và  tu bổ, cho đến tháng 5/2007 thì và hoàn thành.

Theo như các quy định về cách gọi tên các di tích, di vật, di sản của luật di sản thì nếu được phát hiện ở nơi nào thì lấy tên của nơi đó để đặt tên cho di tích. Do vậy, tên góc của tháp Mỹ Khánh là Tháp Champa Phương Diên. Tuy nhiên, do một số sai sót và nhầm lẫn trong cách gọi tên cho nên tháp được gọi là Phú Diên cho đến nay. 

Xem thêm: Vẻ đẹp tuyệt tác của Thác Nhị Hồ giữa thiên nhiên hùng vĩ

Tháp Chăm Phú Diên - Tháp cổ phong cách Chăm nằm dưới mực nước biển 2

Ngày nay, khu vực tháp được bảo vệ bằng nhà kính rất kiên cố.

Vào 4/2001, tại khu vực cồn cát thuộc huyện Phú Vang, cách trung tâm thành phố khoảng tầm 30km đi về hướng Đông - Nam. Trong lúc làm việc có một nhóm công nhân khai thác quặng đã phát hiện 01 khối gạch lớn, vững chãi, bị vùi sâu trong lòng cát.

Qua quá trình khảo sát và kiểm định thì các nhà chuyên môn về khảo cổ nhận định rằng đây là một ngôi tháp cổ thuộc văn hóa Chămpa, rất có giá trị về mặt nghệ thuật và  văn hóa. 

Tháp Chăm Phú Diên - Tháp cổ phong cách Chăm nằm dưới mực nước biển 3

Tháp là nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Chăm pa cổ.

Đường đến tháp chăm tương đối bằng phẳng và dễ đi. Bạn có thể lựa chọn thuê xe máy để phượt cung đường biển, ngắm cảnh quang và tận hưởng làn gió mát lành của đại dương. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi taxi và xe bus hoặc thuê ô tô tự lái. 

Từ trung tâm, bạn phải vượt chừng khoảng 30km theo hướng Đông - Nam để đến được dải đất nằm giữa đầm phá Tam Giang và biển Đông rộng lớn. Sau đó, tiếp tục chạy về hướng Nam, cách thị trấn Thuận An khoảng 15km là sẽ đến địa phận xã Phú Diên, huyện Phú Vang. Để đến được khu di tích bạn sẽ phải đi thẳng trục đường này, sau đó bắt gặp được một tấm biển chỉ dẫn, rẽ phải vào khoảng 200 mét nữa là sẽ tới. 

Sau khi được phát hiện thì nơi này được phân viện Khoa học công nghệ xây dựng miền Trung đưa vào trùng tu và tôn tạo. Đến tháng 5/2007 thì được xác nhận là hoàn thành. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tháp chăm pa  Phú Diên thuộc phong cách nghệ thuật từ Mỹ Sơn (Quảng Nam) - Hòa Lai (Ninh Thuận). 

Các tài liệu nghiên cứu lịch sử cho biết rằng, khi Ấn Độ giáo bắt đầu lan truyền và ảnh hưởng đến người dân Chăm Pa, các kiến trúc tôn giáo cũng bắt đầu được xây dựng. Ban đầu, các đền thờ và tháp được vua Bhadravarman I xây dựng bằng gỗ, nhưng chẳng may lại bị cháy. Mãi đến một thời gian sau thì mới được vua Sambhuvarman cho xây lại các ngôi đền với chất liệu gạch nung. 

Cũng từ đó mà các kiến trúc đền tháp của vương quốc Chămpa đều được xây bằng gạch nung. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện này thì những công trình được xây dựng vào giai đoạn đầu đã không còn nữa, các kiến trúc tháp theo phong cách cổ Mỹ Sơn E1 nay chỉ còn lại bệ thờ và phế tích. Còn phong cách kiến trúc theo kiểu tháp Hòa Lai chỉ còn vỏn vẹn 3 tháp.

Tháp Chăm Phú Diên - Tháp cổ phong cách Chăm nằm dưới mực nước biển 4

Vào thế kỷ thứ VIII, tháp được coi là một trong những công trình kiến trúc chăm pa có niên đại sớm nhất trong lịch sử hệ thống kiến trúc tháp Chămpa. 

Tháp được xây dựng và trang trí khá cân đối và hoàn chỉnh tạo nên một vẻ đẹp rất hài hòa. Các mảng trang trí của tháp có sự liên kết, liên tục, đối xứng và hòa nhập tạo nên ấn tượng mạnh.

Hình dáng của tháp được xây dựng rất tỉ mỉ mà không hề khô cứng và rườm rà. Phần chân đế, thân, diềm mái, hay 4 vòm cửa đều được thiết kế ở 4 mảng tường ngoài tháp tạo dáng vẻ uy nghi cho ngôi tháp. 

Tháp Phú Diên là một kiến trúc độc đáo của người Champa theo kiểu tháp lùn rất đặc trưng. Tháp có hình chữ nhật, với chiều dài hơn 8 m, rộng hơn 7 m. Phần cửa chính của ngôi tháp quay về hướng Đông. 

Tháp Chăm Phú Diên - Tháp cổ phong cách Chăm nằm dưới mực nước biển 5

Vật liệu xây dựng của tháp chính là gạch nung, được liên kết với nhau bằng kỹ thuật cổ mài chập khối.

Tháp Chăm Phú Diên - Tháp cổ phong cách Chăm nằm dưới mực nước biển 6

Các phần của tháp chăm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Tháp Chăm Phú Diên - Tháp cổ phong cách Chăm nằm dưới mực nước biển 7

Mặc dù tồn tại qua hơn 10 thế kỷ nhưng nơi đây vẫn giữ được lối kiến trúc đặc trưng. 

Tháp Chăm Phú Diên - Tháp cổ phong cách Chăm nằm dưới mực nước biển 8

Chân tháp rất vững chãi và uy nghi.

MIA.vn hy vọng những thông tin về Tháp Chăm Phú Diên mà chúng mình vừa cung cấp sẽ giúp cho bạn có thêm lựa chọn trong hành trình khám phá Huế. Khác với những địa điểm danh lam thắng cảnh, tháp Chăm là nơi mà bạn có thể tìm thấy những điểm mới mẻ của cố đô.  Nếu có dịp ghé đến Huế, đừng quên tham quan điểm đến hội tụ giá trị văn hóa lâu đời này nhé!