Vị trí: Phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nhắc đến du lịch Hà Nội thì Hồ Hoàn Kiếm là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất mà bất cứ du khách nào có dịp đến thủ đô đều không thể nào bỏ lỡ. Đi dạo quanh bờ hồ, ở phía bờ Đông Nam, mặt hồ giáp với đường Đinh Tiên Hoàng, bạn sẽ nhìn thấy công trình Tháp Hòa Phong uy nghi, cổ kính, rêu phong bao phủ.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 2

Tháp Hòa Phong là công trình đã có lịch sử hơn 200 năm

Công trình này đã có niên đại hơn một thế kỷ, rất quen thuộc với người dân thủ đô. Để đến được Tháp Hòa Phong, bạn có thể dễ dàng đi xe máy hoặc tản bộ dọc theo phố Lý Thái Tổ, sau đó đi về hướng Nam để ra đường Tràng Thi rồi rẽ trái để vào Hàng Khay. Tiếp theo, bạn đi thêm khoảng 200m nữa, rẽ vào Đinh Tiên Hoàng rồi đi tiếp khoảng 80m sẽ thấy ngôi tháp cổ nằm ở bên tay trái, phía bên kia đường, đó chính là Tháp Hòa Phong.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 3

Tháp nằm bên bờ phía Đông Nam của Hồ Hoàn Kiếm

Có một điều khá thú vị đó là Tháp Hòa Phong không nằm trong quần thể Tháp Rùa. Mà đây là một phần còn sót lại của di tích chùa Báo Ân, được xây dựng từ khoảng những năm 1846, dưới triều đại nhà Nguyễn. Đến nay, tháp cổ đã gần 200 tuổi nhưng hầu hết kiến trúc vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 4

Hình ảnh Tháp Bảo Phong được chụp từ thời xưa

Theo các ghi chép cổ xưa, người chủ trì xây dựng nên chùa Báo Ân lúc bấy giờ chính là Tổng đốc Hà Ninh ông Nguyễn Văn Giai. Ông là người có xuất thân từ gia đình danh giá, quê gốc ở làng Phù Chánh, Quảng Bình. Cụ thân sinh ra ông chính là thầy dạy học của Vua Thiệu Trị. Lớn lên ông cũng làm quan, có rất nhiều công lao với đất nước.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 5

Đến nay tháp vẫn giữ được kiến trúc gần như nguyên vẹn

Vào năm 1846, ông giữ chức Tổng đốc Hà Ninh. Ông đã đứng lên quyên góp tiền từ quan lại, các gia đình địa chủ, phú hộ để xây dựng chùa Báo Ân với quy mô lớn, trong đó có một hạng mục là Tháp Hòa Phong. Khi hoàn tất, ngôi chùa này đã trở thành kiến trúc bề thế nhất tại Hà Nội lúc bấy giờ.

Đến năm 1888, khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội đã cho phá hủy chùa Báo Ân để xây dựng bưu điện, chính là Bưu điện Hà Nội ngày nay, nằm đối diện với Hồ Hoàn Kiếm. Nhưng vì Tháp Hòa Phong nằm bên ngoài chùa, tách biệt hoàn toàn nên là công trình duy nhất trong khuôn viên chùa Báo Ân không bị phá hủy.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 6

Tháp nằm ở vị trí trung tâm, trong khuôn viên Hồ Hoàn Kiếm nên được rất nhiều du khách lui tới tham quan, check-in

Đến với Hà Nội thì những công trình mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời như Tháp Hòa Phong luôn luôn có sức hút vô cùng mãnh liệt với du khách. Hãy cùng cẩm nang du lịch MIA.vn xem ở đây có gì thú vị đang chờ bạn khám phá nhé.

Tháp Hòa Phong được xây dựng vuông vức với 3 tầng, diện tích càng lên trên cao càng thu nhỏ dần lại. Tầng 1 là lối đi với phần cổng vòm được mở ra 4 hướng rất thoáng đãng. Trên 4 cửa đề lần lượt 4 dòng chữ Hán có ý nghĩa là Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn, Báo Đức môn và Báo Phúc môn.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 7

Tháp được xây dựng với 3 tầng

Lên đến tầng 2 của tháp có 4 bức tượng nghê đá đều hướng về phía Đông. Lên tầng 3 khắc ba chữ Hòa Phong Tháp. Trên đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô đá đã phủ đầy rêu phong. So với các công trình Phật giáo khác tại thủ đô thì Tháp Hòa Phong có nét kiến trúc rất độc đáo và khác biệt, là điểm check-in được rất nhiều bạn yêu thích khi đến với thủ đô.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 8

Càng lên trên kích thích tháp càng thu nhỏ

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 9

4 mặt của tháp là 4 dòng chữ Hán có ý nghĩa là Báo Ân môn, Báo Nghĩa môn, Báo Đức môn và Báo Phúc môn

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 10

Trên đỉnh tháp là hồ lô đá

Nằm trong quần thể Hồ Hoàn Kiếm, khi đến với Tháp Hòa Phong, bạn còn có cơ hội khám phá rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng. Dưới đây là những gợi ý từ MIA.vn:

- Cầu Thê Húc: “Cầu Thê Húc cong cong như con tôm, dẫn lối vào đền Ngọc Sơn” (Hồ Gươm - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2) là những câu văn rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Cây cầu tuyệt đẹp này trở thành công trình biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, nằm giữa không gian hồ xanh mướt, thanh bình.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 11

Cầu Thê Húc về đêm càng thêm lung linh, huyền ảo

- Đền Ngọc Sơn: Đi qua cầu Thê Húc bạn sẽ vào tới đền Ngọc Sơn. Công trình này sở hữu lối kiến trúc độc đáo, trầm mặc, đặc trưng của các ngôi chùa truyền thống tại miền Bắc. Chùa xây dựng với lối kiến trúc Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo), là nơi thờ cúng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Quân, đồng thời cũng thờ Phật và ban Công Đồng.

- Phố cổ Hà Nội: Nhắc đến du lịch Hà Nội thì phố cổ cũng là nơi bạn không thể nào bỏ qua. Khu vực này được hình thành từ thời đại nhà Lý - nhà Trần, ở phía đông Hoàng thành Thăng Long. Khu phố mang vẻ đẹp cổ kính, những ngôi nhà nhỏ xinh, là nơi bạn có thể khám phá trọn vẹn nhất nhịp sống của người dân Hà thành gốc.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 12

Phố cổ chắc chắn là nơi bạn không thể nào bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội

- Nhà hát lớn Hà Nội: Nhà hát đã có tuổi đời hơn 100 năm, mang nét kiến trúc đặc trưng châu Âu cổ điển, lộng lẫy. Khi mới được xây dựng, đây chính là công trình sang trọng và bề thế bậc nhất Đông Dương. Ngày nay, Nhà hát lớn Hà Nội là nơi thường tổ chức các chương trình ca múa nhạc quy mô lớn, đồng thời cũng là điểm check-in tuyệt vời dành cho các tín đồ mê sống ảo.

- Đền Bà Kiệu: Ngôi đền này nằm ở số 59 phố Đinh Tiên Hoàng. Đền Bà Kiệu là công trình thờ Mẫu được xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ngôi đền này có kiến trúc đặc trưng của triều Nguyễn, lưu giữ rất nhiều cổ vật giá trị. Đền đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào ngày 2/5/1994.

- Hoàng thành Thăng Long: Hoàng thành thăng Long là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Hà Nội, phản ánh những biến động lịch sử trong suốt 13 thế kỷ của nước ta. Năm 2010, Hoàng thành đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới với các điểm tham quan nổi tiếng như Điện Kính Thiên, Khu Khảo Cổ, Đoan Môn, Kỳ Đài...

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 13

Hoàng thành Thăng Long là di tích phản ánh lịch sử 13 thế kỷ của dân tộc

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để tham quan Tháp Hòa Phong Hà Nội thuận lợi:

- Tuyệt đối không được tự ý viết, vẽ, khắc chữ lên công trình.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 14

Check-in siêu xinh trong 4 cửa của Tháp Hòa Phong

- Từ tối thứ 6 đến hết ngày Chủ Nhật, Phố đi bộ Hồ Gươm hoạt động nên bạn chỉ có thể đi bộ để tham quan Tháp Hòa Phong. Xe thì bạn cần gửi ở các địa điểm nhận trông giữ ở những tuyến phố lân cận như Hai Bà Trưng, Hàng Bài hoặc Tràng Tiền… Còn vào các ngày trong tuần thì bạn có thể chạy xe thẳng tới tháp.

Tháp Hòa Phong, dấu tích lịch sử trăm năm còn mãi cùng thủ đô 15

Tháp cổ là địa điểm chụp ảnh được nhiều người yêu thích

- Quanh Tháp Hòa Phong nói riêng và Hồ Hoàn Kiếm nói chung có rất nhiều xe đẩy, người bán hàng rong bán các loại đồ ăn vặt, trái cây, nước uống... Khi mua hàng bạn nên hỏi giá trước, cân nhắc kỹ lưỡng để tránh bị chặt chém nhé.

Trên đây là những thông tin về Tháp Hòa Phong Hà Nội để bạn tham khảo và có thêm một địa điểm thú vị trong hành trình khám phá Hà Nội. Đừng quên theo dõi cẩm nang du lịch MIA.vn để khám phá thêm thật nhiều điều thú vị về du lịch 3 miền nhé.