Địa chỉ: Thủ đô Viêng Chăn, Lào

Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 08:00 đến 12:00, chiều từ 13:00 đến 16:00

Giá vé vào cổng (cập nhật tháng 7.2023): 50.000 kịp ~ 135.000 VND/ người

Ngự tại khu đất cao, rộng, bằng phẳng tại phía Đông thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng được mệnh danh là biểu tượng về Phật giáo lẫn chủ quyền của quốc gia này. Đây là ngôi chùa tháp có quy mô lớn, và kiến trúc đẹp nhất tại Lào. Ngoài ra, hình ảnh Thạt Luổng gắn liền với trí óc sáng tạo của người dân Lào, khi được xây dựng vào thế kỷ XVI, thời điểm Vương quốc Lán Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luong Phrabang về Vientiane (Viêng Chăn).

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 2

Ngự tại khu đất cao, rộng, bằng phẳng tại phía Đông thủ đô Viêng Chăn, Thạt Luổng được mệnh danh là biểu tượng về Phật giáo lẫn chủ quyền của Lào


Cách trung tâm Viêng Chăn một đoạn không quá xa, thế nên, bạn có thể lựa chọn di chuyển đến Thạt Luổng bằng taxi, xe bus hoặc tuk tuk đều được. Tuy nhiên, để có được trải nghiệm thú vị trong suốt chuyến du lịch, bạn có thể lựa chọn đi bằng tuk tuk để tận hưởng cảm giác bon bon trên đường và gió lướt qua mặt rất thú vị.

Giá tuk tuk đi đến Thạt Luổng rơi vào khoảng 50.000 kip, tương đường 135.000 VND/ chiều. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động trao đổi trước với tài xế để có được mức giá phù hợp nha.


Trong tiếng thổ ngữ, tháp Thạt Luổng tức ‘Tháp vĩ đại’, hoặc ‘Tháp xá lợi linh thiêng’, bấy nhiêu đó đã đủ nói lên tầm quan trọng và giá trị lịch sử của công trình tôn giáo này.

Thạt Luổng là một trong những di tích quan trọng nhất trong khu vực nội đô Viêng Chăn. Tháp được xây dựng vào năm 1566, dưới triều đại vua Setthathirat, đánh dấu quá trình dời đô về Viêng Chăn của Vương quốc Lán Xạng (Triệu Voi) thời bấy giờ. 

Trước kia, khi nhóm người truyền đạo đến từ Ashoka thuộc Ấn Độ đã xây dựng lăng tẩm trên nền đất Thạt Luổng lúc bấy giờ, rơi vào khoảng năm thứ ba trước công nguyên. Đây là công trình được xây dựng nhằm mục đích lưu giữ xương ức của Đức Phật.

Sau này, khi Đức Vua Setthathirat dời đô về Viêng Chăn đã ra lệnh xây dựng lại Thạt Luổng với kiến trúc được giữ gìn đến tận ngày nay.

Nhiều người tin rằng Thạt Luổng là một trong số ít các ngôi chùa Phật giáo trên toàn thế giới được quyền lưu giữ các xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi người nhập Niết Bàn. Đặc biệt, những thư tịch cổ trong tháp ngày nay đã ghi lại, tại khu vực này, vào năm 236 Phật Lịch, túc năm 307 truóc Công nguyên, đã có một ngôi chùa được xây dựng tại đây.

Sau này, khi đạo Phật du nhập vào Lào và trở thành quốc đạo, đồng thời khi Viêng Chăn trở thành thủ đô mới, chùa đã được tu bổ lại. Người thời ấy đã xây bọc lên ngôi tháp cũ, nhằm đảm bảo sự kiên cố cũng như gữ được kiến trúc ban đầu. 

Tháp Thạt Luổng mất 6 năm để hoàn thành, với phần đỉnh tháp được dát vàng thật toàn bộ. Tuy nhiên, người Miến Điện, Xiêm và Trung Quốc đã liên tục đến đây cướp của. Đến năm 1828, tháp Thạt Luổng bị người Thái phá hủy nặng nề trong cuộc xâm lược, và bị bỏ hoang từ thời ấy.

Đến năm 1900, dựa trên bản vẽ chi tiết từ năm 1867 của kiến trúc sư và nhà thám hiểm người Pháp Louis Delaporte, người Pháp đã khôi phục lại tháp Thạt Luổng dựa trên thiết kế ban đầu. Tuy nhiên, tháp tiếp tục bị hư hoại trong chiến tranh Pháp - Thái, và đến khi Thế chiến II kết thúc, tháp Tha Luổng mới được phục dựng lại và tồn tại đến ngày nay.

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 3

Tháp được xây dựng vào năm 1566, dưới triều đại vua Setthathirat


Được xây dựng trên mảnh đất cao, bằng phẳng tại phía Đông thủ đô, Thạt Luổng sở hữu kiến trúc độc đáo, được mệnh danh là tòa bảo tháp lớn và đẹp nhất mà quốc gia này sở hữu.

Thạt Luổng là tòa bảo tháp Phật giáo khổng lồ, với chiều cao 44 mét, rộng 69 mét, được xây dựng theo dáng hình kim tự tháp. Xung quanh tòa bảo tháp chính là 30 bảo tháp có kích thước nhỏ hơn. Điểm nhấn nổi bật của công trình này phải kể đến phần đỉnh bảo tháp Thạt Luổng được dát 500kg vàng lá, tạo nên vẻ ngoài rực rỡ, ấn tượng, đồng thời trở thành biểu tượng cho nước Lào phồn vinh, huy hoàng.

Tòa tháp được chia thành ba bệ, tượng trưng cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình giác ngộ Phật pháp. Phần bệ tháp Thạt Luổng có mỗi cạnh dài 69 mét, tỏa ra hai hướng Đông Tây, và hai cạnh 68 mét tỏa vè hai hướng Bắc Nam. Cả bốn cạnh này đều được ốp bằng 323 phiến đá kiên cố.

Tầng thứ hai của bảo tháp là những cạnh dài 48 mét, bao bọc cả bốn cạnh với hình dáng cánh hoa sen nở rộ gồm 120 cánh rất đẹp. Và giữa tầng thứ hai và ba là 30 tháp nhỏ với hình dáng tương tự tòa tháp Thạt Luổng trung tâm, và đắp hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của Đức Phật.

Và tầng trên cùng được xem là khu vực trung tâm của tháp Thạt Luổng. Công trình được xây dựng theo hình dáng quả bầu, trang trí xung quanh với họa tiết cánh sen nở rộ tỏa về bốn phía. Đây là phần được phủ 500kg vàng lá để tạo nên vẻ ngoài vàng rực lộng lẫy, nguy nga. 

Tòa tháp Thạt Luổng được một hành lang có mái che bao quanh, với mỗi mặt dài 85 mét, và dọc khắp hai bên là các trang, tượng Phật được treo kín. 

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 4

Thạt Luổng là tòa bảo tháp Phật giáo khổng lồ, với chiều cao 44 mét, rộng 69 mét, được xây dựng theo dáng hình kim tự tháp

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 5

Tượng Phật được đặt trang nghiêm dọc hành lang tại tháp Thạt Luổng


Đều đặn vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, người Lào sẽ cùng nhau tổ chức Lễ hội Thạt Luổng. Đây là lễ hội sẽ kéo dài trong một tuần, và kết thúc vào đúng thời điểm ngày rằm của tháng.

Ngày chính của lễ hội Thạt Luổng sẽ là chiều 31/10, và kéo dài liên tục đến hết ngày 2/11 (tức ngày 15/12 theo Phật lịch). Đây là dịp để người dân Lào cùng nhau cầu phước lành cho tất cả mọi người, cũng như bày tỏ lòng biết ơn dành cho sự giao hòa đất trời, núi sông và thần thánh.

Điểm nhấn của lễ hội Thạt Luổng phải kể đến hoạt động Lễ rước tháp (trong tiếng Lào gọi là Hè Phạ Sạt Phơng) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới tháp. Tháp này được làm từ xốp, xung quanh kết hoa làm từ sáp ong phủ màu vàng rực rỡ, tái hiện mô hình kiến trúc đền thờ. Trên đỉnh tháp được cắm 9 bông sen trắng, xung quanh là các dây tua rua hoặc tiền âm.

Khi đoàn rước tới Thạt Luổng, họ sẽ đi vòng quanh tháp ba vòng, sau đó dừng lại tại hậu sảnh, dâng lễ cho sư thầy một cách thành kính. Theo thông lệ, mỗi gia đình hoặc một nhóm người sẽ có thể cùng nhau dâng chung một mâm lễ vật Phạ Sát Phơng.

Vào ngày 15/12 theo Phật lịch, người dân sẽ đến dâng lễ cho nhà sư. Trong ngày này, hàng ngàn nhà sư trên khắp cả nước sẽ về Thạt Luổng. Họ kê bàn ngồi dọc hai bên đường để Phật tử dâng lễ, bao gồm: tiền, bánh kẹo, và xôi.

Người dân sẽ xếp hàng theo thứ tự để dâng lễ, ai đến sau thì trải chiếu, báo tại quảng trường lớn ở ngoài khuôn viên và đặt lễ vật trước mặt, thành tâm cầu nguyện. Đây là hoạt động có ý nghĩa tâm linh đối với người dân Lào, cùng người dân Lào kiều sinh sống tại khu vực Đông Bắc Thái Lan.

Và trong đêm cuối của Lễ hội Thạt Luổng, Phật tử sẽ tham dự lễ rước nến đi vòng quanh thảm cỏ bên trong khuôn viên tháp. Khung cảnh lúc này bừng sáng, lung linh và rất có ý nghĩa. Sau đó, mọi người cùng nhau theo dõi những màn pháo hoa đầy màu sắc, hứa hẹn một năm mới bội thu.

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 6

Điểm nhấn của lễ hội Thạt Luổng phải kể đến hoạt động Lễ rước tháp (trong tiếng Lào gọi là Hè Phạ Sạt Phơng) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới tháp

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 7

Khi đoàn rước tới Thạt Luổng, họ sẽ đi vòng quanh tháp ba vòng, sau đó dừng lại tại hậu sảnh, dâng lễ cho sư thầy

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 8

Người dân thực hiện các nghi thức tôn giáo dưới chân tháp Thạt Luổng

Trong dịp lễ hội Thạt Luổng, phần hội sẽ bao gồm các trò chơi dân gian, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thể thao, triển lãm và tổ chức hội chợ. Người Lào sẽ biểu diễn các làn điệu dân ca dân vũ nổi tiếng, như Lăm Lường (hát truyện thơ), lăm tơi (múa) mang tính địa phương, như lăm Sa La Văn, lăm Si Phăn Đon, lăm Tằng Vải, v.v.

Đặc biệt phải kể đến trò Tị Khi (Hockey) với hai phe. Phe áo đỏ đại diện cho quan chứng nhà nước, và phe áo trắng là người nông dân. Mỗi trận đấu sẽ chia làm 3 hiệp, mỗi hiệp từ 20 đến 30 phút. Đây là hoạt động cầu an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. 

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 9

Người dân viếng vua  Setthathirat, người ra lệnh xây dựng lại tháp trên nền công trình cũ

Thạt Luổng, kỳ quan kiến trúc gắn liền với văn hóa Phật giáo tại Lào 10

Thạt Luổng tập nập người trong những ngày diễn ra lễ hội

Thạt Luổng là tòa bảo tháp mang tính biểu tượng, định vị hình ảnh quốc gia Triệu Voi. Nếu có dịp ghé đến tham quan, bạn nhớ kể cùng MIA.vn nghe với nha, tụi mình vẫn đang đợi bạn đó.