Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, ngày 5/5 âm lịch sẽ là Tết Đoan Ngọ hay nhiều nơi còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Mỗi địa phương sẽ có phong tục khác nhau, thông thường người dân sẽ ăn các loại chè, trái cây, bánh, rượu nếp vào buổi sáng để tiêu trừ sâu bọ, bệnh tật trong người. Còn người dân Tây Ninh thì sẽ chọn ăn bánh ú lá tre trong dịp Tết truyền thống này, dần dần trở thành phong tục cho đến tận ngày nay.

Thưởng thức Bánh ú lá tre Tây Ninh với hương vị đậm chất Nam Bộ 2

Món Bánh ú lá tre Tây Ninh là đặc sản của miền đất Đông Nam Bộ

Bánh ú lá tre Tây Ninh gắn liền với văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Khu phố Gia Huỳnh, thuộc địa phận thị xã Trảng Bàng (gần Bánh canh Trảng Bàng bé Năm Tây Ninh) là làng nghề truyền thống chuyên làm đặc sản Tây Ninh này. Các thế hệ tại đây, từ già đến trẻ đều thông thuộc công thức và cách làm nên món bánh ú lá tre thơm ngon nhất. Làng nghề làm việc quanh năm nhưng dịp Tết Đoan Ngọ sẽ là lúc bận rộn, tất bật nhất. Cả làng dồn hết sức để tạo ra những mẻ bánh thơm ngon, cung cấp cho người dân Tây Ninh và xuất đến cả các địa phương lân cận.

Thưởng thức Bánh ú lá tre Tây Ninh với hương vị đậm chất Nam Bộ 3

Làng nghề truyền thống tại đây với những con người dành cả đời làm bánh ú

Xem thêm: Thưởng thức Rau rừng Tây Ninh với hương vị dân dã khó quên

Đến làng nghề truyền thống chuyên làm món Bánh ú lá tre Tây Ninh, bạn sẽ hiểu được sự kì công và tỉ mỉ để tạo nên những hương vị thơm ngon đặc trưng ấy. Theo chia sẻ từ những người lớn tuổi chuyên làm bánh ú tại khu phố Gia Huỳnh, loại bánh này đã xuất hiện ở miền Nam từ thời khai hoang mở cõi. Công thức món đặc sản Tây Ninh được truyền từ đời này qua đời khác, cứ thế làm nên món bánh mà bất cứ người dân Nam Bộ nào cũng đã từng thưởng thức.

Theo kinh nghiệm gia truyền, vị dẻo của bánh ú là nhờ phần gạo nếp được ngâm trong 24 giờ. Đặc biệt là nước ngâm được hòa từ tro gòn lắng vôi sau nhiều lần xả sạch. Nếp ngâm đủ thì bánh thầm phẩm mới có sự kết dính và bóng bẩy, hấp dẫn. Phần ngon nhất của Bánh ú lá tre Tây Ninh phải kể đến nhân với các nguyên liệu: đậu xanh, mứt bí đao xào và sầu riêng. Quá trình xào nhân sẽ cho thêm đường để sên vừa đủ, vị ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng.

Bánh ú Tây Ninh thường được gói bằng lá tre tươi. Lá phải đạt kích thước vừa đủ thì gói bánh mới đẹp. Bánh ú lá tre Tây Ninh thơm ngon nhất là ăn khi còn hơi nóng, lá tre giữ được màu xanh còn bánh thì có màu vàng nhạt, nhân đậu mềm và thơm. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của đường, nếp, đậu xanh, bí đao xào và sầu riêng hòa quyện. Đặc biệt, nổi bật nhất của món bánh này là mùi thơm đặc trưng từ lá tre tươi. Với phần nhân ngọt nên bánh ú cũng là Món chay Tây Ninh được ưa chuộng.

Bánh ú được bán rất nhiều tại Tây Ninh. Bạn có thể mua ăn tại chỗ hoặc mang về làm quà cho người thân, bạn bè cũng khá hợp lý. Để vận chuyển đi xa và bảo quản được lâu, bạn nên mua loại bánh ú đông lạnh. Sau đó, khi nào muốn ăn thì chỉ cần luộc hoặc hấp lên là được. Giá bán Bánh ú lá tre Tây Ninh vào khoảng 75.000 đến 90.000 VND cho một chùm 12 cái. 

Thưởng thức Bánh ú lá tre Tây Ninh với hương vị đậm chất Nam Bộ 4

Gạo phải được ngâm qua đêm để ngon và mềm

Thưởng thức Bánh ú lá tre Tây Ninh với hương vị đậm chất Nam Bộ 5

Lá tre nhỏ dùng để gói bánh ú

Thưởng thức Bánh ú lá tre Tây Ninh với hương vị đậm chất Nam Bộ 6

Quá trình nấu Bánh ú lá tre Tây Ninh cũng rất kỳ công, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ

Có dịp đến với mảnh đất Đông Nam Bộ thì món Bánh ú lá tre Tây Ninh chắc chắn là điều bạn không nên bỏ lỡ. Theo kinh nghiệm của cẩm nang du lịch MIA.vn, ngoài ăn tại chỗ, đây cũng là loại bánh thích hợp để bạn mua về làm quà cho người thân, bạn bè đấy.