Đồng bào Khmer tại Nam Bộ nói riêng và Cần Thơ nói chung gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời, được các thế hệ truyền nối và phát huy. Trong đó, văn hóa lễ hội có sức hút lớn nhất, đặc biệt là với khách du lịch. Bạn sẽ được trải nghiệm những lễ hội mới lạ như Hội hoa đăng Cần Thơ hay Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ. Bên cạnh đó bạn còn có cơ hội tìm hiểu những khía cạnh văn hóa khác nhau, tiếp xúc với những tập tục độc đáo của dân tộc Khmer. Vì thế hiện nay Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ đã được khai thác và phát triển để phục vụ các hoạt động du lịch.

Theo văn hóa và phong tục của người Khmer, mỗi năm họ thường tổ chức khoảng hơn 30 lễ hội lớn nhỏ. Trong đó các lễ hội lại được chia ra làm 2 loại, loại thứ nhất là những lễ tổ chức định kỳ hàng năm gồm 8 lễ lớn. Loại thứ hai là lễ không định kỳ, tùy thuộc vào từng năm mà tổ chức. Tiếp theo hãy cùng MIA.vn tìm hiểu sơ lược về Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ nổi bật nhất nhé.

Tìm hiểu Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ 2

Cộng đồng người Khmer tại Cần Thơ đã không ngừng nỗ lực để gìn giữ và phát triển những văn hóa lâu đời

Như MIA.vn đã giới thiệu, hàng năm người Khmer sẽ tổ chức những lễ lớn định kỳ, thể hiện rõ nét niềm tin, tín ngưỡng của mình. Cùng chúng tôi điểm qua nhé.

Lễ Meka bâu chia

Lễ Meka bâu chia còn có tên gọi khác là Lễ Đức Phật, đánh dấu thời điểm 3 tháng nhập niết bàn của các vị sư sãi. Nếu tính theo dương lịch thì lễ hội thường được tổ chức vào đầu tháng 2.

Lễ Cholchonam Thomay

Tiếp theo trong danh sách Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ là Lễ Cholchonam Thomay, đồng thời là Tết cổ truyền của tộc người này. Lễ hội được tổ chức trong không khí tưng bừng tại các ngôi chùa và phum sóc. Trong ngôn ngữ của người Khmer, thì Chol Chnam Thmay có ý nghĩa là “Mừng năm mới”. 

Tìm hiểu Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ 3

Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ không thể không nhắc đến Lễ Cholchonam Thomay

Lễ hội này được tổ chức vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch, cũng là dịp quy tụ tất cả tất cả người dân đồng bào Khmer trở về quê hương để cùng người thân, gia đình dự lễ. Khá giống với Tết Nguyên đán của người Kinh, lúc này người Khmer cũng sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn và sức khỏe, cùng nhau sắp mâm lễ để lên chùa làm lễ đón năm mới.

Lễ Phật đản

Đối với những bạn theo đạo Phật thì hẳn bạn cũng không xa lạ với lễ Phật đản phải không nào? Đối với người dân tộc Khmer thì họ cũng sẽ tổ chức lễ hội này trong một ngày một đêm,vào ngày 15/5 Âm lịch tại chùa.

Tìm hiểu Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ 4

Lễ Phật Đản được người Khmer tổ chức vô cùng trang trọng

Lễ Chôl Vôsa

Lễ Chôl Vôsa hay tên gọi khác là lễ Nhập hạ, luôn nằm trong danh sách Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ có ý nghĩa rất quan trọng. Lễ hội tổ chức vào ngày 15/6 Âm lịch hàng năm với mong cầu mưa thuận gió hòa, tất cả mọi người đều khỏe mạnh, gia đình yên vui hạnh phúc. Đây cũng là dịp để bà con dâng lên các vị thần phật những thành quả lao động trong năm.

Lễ Nhập hạ được tổ chức trong khoảng 3 tháng (từ ngày 15/6 đến ngày 15/9 Âm lịch). Thời điểm này cũng đang là mùa mưa nên rất thuận lợi để người dân gieo trồng và cày cấy. 

Xem thêm: Lễ vía Bà Thiên Hậu và nét văn hóa của người Hoa ở Cần Thơ

Lễ Cúng ông bà

Tiếp theo trong danh sách Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ cố định hằng năm là lễ Phchum Bunl hay còn được gọi là lễ Cúng ông bà. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 29/8 đến ngày 1/9 Âm lịch. Đây cũng là lễ hội lớn nhất của tộc người Khmer, thể hiện những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc này 

Lễ Cúng ông bà của người Khmer tương tự với lễ Vu Lan báo hiếu của người Kinh. Lễ hội là dịp để tất cả mọi người tưởng nhớ ông bà tổ tiên, dành sự tiếc thương đến những người đã khuất. Nghi lễ được tổ chức trong 3 ngày, với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đan xen nhau. Ngày thứ nhất, tất cả các gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên, sau đó bày mâm cúng và khấn mời ông bà về thụ lễ. Ngày thứ hai, theo quan niệm của người Khmer, linh hồn của người thân sẽ được đưa vào chùa để nghe sư sãi tụng kinh, đến trưa thì lại mời linh hồn ông bà trở về nhà. Ngày thứ ba chủ yếu là các hoạt động vui chơi, văn nghệ, các gia đình trong thôn xóm tụ tập cùng nhau ăn uống, hát hò.

Lễ Chanh Vôsa

Trong Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ thì lễ Chanh Vôsa được tổ chức trong thời gian ngắn nhất, từ chiều ngày 14 đến trưa ngày 15/9 Âm lịch hàng năm. Đây cũng là lễ kết thúc 3 tháng nhập hạ của các vị sư.

Lễ Kathina

Lễ Kathina hay lễ Dâng y cà sa được tổ chức hàng năm nhưng không cố định ngày. Theo quan niệm của Phật giáo Nam tông, các chùa sẽ được tổ chức lễ Dâng Y một năm một lần, thời gian trong khoảng 1 tháng. Đây là mùa mà các Phật tử sẽ dâng Cà sa lên các vị sư sãi, chiếc cà sa với màu vàng đặc trưng đại diện cho tín ngưỡng và đức tin của con người.

Lễ Ok Om Bok

Lễ hội Ok Om Bok tổ chức vào đầu tháng 12 dương lịch, mang ý nghĩa tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng, vốn là hình tượng đại diện cho vị thần mùa màng trong quan niệm của người Khmer. Lễ vật dâng lên là món cốm dẹp thơm lừng cùng các loại củ quả, trái cây. Lễ hội như một cuộc vui, là dịp mọi người quây quần để vui chơi, tổ chức đua ghe, thả đèn nước, thả đèn trời v.v.

Tìm hiểu Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ 5

Lễ Ok Om Bok là dịp người Khmer cùng nhau quây quần, tạo nên sự cố kết cộng đồng 

Ngoài lễ hội định kỳ, tộc người Khmer còn tổ chức các lễ hội nhỏ tùy theo từng năm, không có thời gian cố định, tùy vào tình hình mùa màng và các yếu tố khác.

Lễ An vị tượng Phật

Lễ an vị tượng Phật là lễ hội có ý nghĩa tôn trí đức Phật, được tổ chức hằng ngày để người dân đốt nhang và đọc kinh cùng các vị sư sãi. Lễ được tổ chức với các nghi lễ trang trọng, sau đó đem tượng Phật vào chùa thờ.

Tìm hiểu Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ 6

Những ngôi chùa có ý nghĩa rất lớn trong tín ngưỡng và đức tin của người Khmer

Lễ Ngàn núi (Bon Phnôm Pôn)

Lễ Ngàn núi nằm trong danh sách Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ có mục đích tổ chức để hướng đến thiên nhiên thay vì thần linh như đa số lễ hội khác. Lễ hội được tổ chức vào mùa hè, trong khoảng từ tháng giêng đến tháng ba Âm lịch. Theo quan niệm của người Khmer truyền lại từ ngàn đời, việc con người giết thịt động vật là có lỗi với thiên nhiên. Họ lo sợ tội lỗi này sẽ khiến khi chết đi, con người bị các loài thú trả thù và linh hồn sẽ phải xuống địa ngục chuộc tội Vì thế cho nên đồng bào người Khmer hàng năm sẽ tổ chức lễ hội Bon Phnôm Pôn này để tạ lỗi. 

Tìm hiểu Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ 7

Những nghi lễ thành kính được người Khmer thực hiện để tạ lỗi với thiên nhiên

Trên đây là thông tin về Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ mà cẩm nang du lịch của MIA.vn đã tổng kết để bạn tham khảo cho chuyến  đi của mình. Chúc bạn có hành trình chinh phục miền Tây sông nước với những trải nghiệm thật khó quên.