Bên cạnh các danh lam thắng cảnh, Tây Ninh còn được các phượt thủ và dân mê trekking đặc biệt yêu thích với ngọn núi Bà Đen, là ngọn núi cao nhất miền Nam. Hầu hết các bạn trẻ đến đây đều có chung mục tiêu là thử thách giới hạn bản thân để chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ.
Mặc dù hiện tại đã có tuyến cáp treo Núi Bà Đen đưa mọi người lên đỉnh núi, nhưng không vì lẽ đó mà khiến các bạn trẻ lung lay mục đích chinh phục ngọn núi Bà Đen bằng đôi chân của mình.
1Một số điều cần biết về kinh nghiệm leo núi Bà Đen
Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Đông Bắc và cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 11km.
Khu vực núi Bà được cấu thành bởi 3 ngọn núi là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Trong đó, núi Bà Đen với độ cao 986m so với mặt nước biển, là ngọn núi cao nhất của Tây Ninh nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung. Còn được gọi bằng cái tên “Đệ nhất thiên sơn” hay “Nóc nhà Đông Nam Bộ”.
Với độ cao vô cùng ấn tượng, hệ sinh thái phong phú cùng cảnh quang tuyệt đẹp, núi Bà Đen là nơi được nhiều phượt thủ cho dù có hay chưa có kinh nghiệm leo núi Bà Đen đến để chinh phục thiên nhiên vào mọi thời điểm trong năm.
Xem thêm: Bỏ túi những kinh nghiệm đi Tây Ninh tự túc mà bạn cần biết
Để di chuyển đến núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có các cách như sau:
Từ Sài Gòn đến núi Bà Đen có thể lựa chọn các tuyến buýt đi: Bến Thành – Củ Chi; Chợ Lớn – Củ Chi; An Sương – Củ Chi. Giá vé khoảng 6.000đ – 7.000đ/ 1 lượt.
Tại đây, bạn tiếp tục đón xe buýt lên Tây Ninh, sau đó đón xe khách tuyến Tây Ninh đi Núi Bà, mất khoảng 15.000đ, xe sẽ vào đến cổng núi.
+ Đi Tây Ninh bằng xe máy, ô tô:
Đi bằng xe máy, bạn xuất phát từ Sài Gòn theo hướng quốc lộ 22 đến địa phận Tây Ninh. Đến ngã ba Trảng Bàng, bạn có thể lựa chọn rẽ phải vào tỉnh lộ 782, đi khoảng 62km là đến núi Bà Đen hoặc rẽ trái qua thị trấn Gò Dầu, đi theo quốc lộ 22B khoảng 72km nữa cũng sẽ đến núi.
2Đối với người chưa có kinh nghiệm leo núi Bà Đen thì nên đi vào thời gian nào?
Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm leo núi Bà Đen thì nên đi vào khoảng tháng 11 đến tháng 5, đây là lúc thời tiết nắng đẹp, không mưa là thời điểm thích hợp cho hoạt động leo núi, cắm trại.
Ngược lại từ tháng 5 đến tháng 11 thường xuất hiện mưa nhiều, đường xá trơn trượt ngoại trừ những phượt thủ đã có kinh nghiệm leo núi Bà Đen ra, những bạn mới thử sức với bộ môn trekking không nên đi vào thời gian này.
3 Lời khuyên gì cho những phượt thủ chưa có kinh nghiệm leo núi Bà Đen?
Theo kinh nghiệm leo núi Bà Đen của nhiều người đi trước, việc rèn luyện thể lực và sức bền vô cùng cần thiết để bạn quen dần với cường độ vận động cao, hạn chế chấn thương không đáng có trong hành trình và giảm được tình trạng căng cơ sau chuyến đi.
Một kinh nghiệm leo núi Bà Đen nữa là bạn nên chọn loại giày có phần đế bám tốt, thoáng khí và độ bền cao. Bạn cũng đừng quên chuẩn bị vài đôi vớ thật dày nữa.
Các loại đồ ăn khô, dễ tiêu hóa như bánh kẹo, thanh năng lượng, lương khô…và 1 hộp viên viên sủi bù điện giải là những món bạn nên mang theo để chống đói trong suốt chuyến đi. Hạn chế mang những món đồ ăn quá nặng hay dễ bị hỏng trong quá trình di chuyển.
Mang đủ nước, tùy vào cung đường và kinh nghiệm leo núi Bà Đen của bạn mà tính toán lượng nước phù hợp.
Theo kinh nghiệm leo núi Bà Đen của nhiều người thì ngoài mang thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc tiêu hoá, đồ sơ cứu… bạn nên mang theo cả thuốc chống muỗi dạng xịt nữa.
Theo kinh nghiệm leo núi Bà Đen của nhiều phượt thủ là ưu tiên quần áo thể thao có độ co giãn tốt, làm từ chất liệu mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi. Bạn có thể chuẩn bị thêm 1 chiếc áo khoác dù và một bộ quần áo nữa để thay, cùng một số đồ vệ sinh cá nhân cần thiết.
Đừng quên mang theo giấy tờ tuỳ thân, áo mưa, đèn pin, sạc dựng phòng, giấy vệ sinh… Nhớ cân nhắc sao cho phù hợp nhất với lịch trình nhé.
4Chưa có kinh nghiệm leo núi Bà Đen nên trekking cung đường nào?
Theo kinh nghiệm leo núi Bà Đen của nhiều phượt thủ, hiện tại có 5 cung đường leo núi thông dụng, lần lượt được xếp theo thứ tự từ dễ đến khó: Đường chùa - Đường cột điện - Đường ống nước - Đường Ma Thiên Lãnh - Đường núi Phụng.
Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm leo núi Bà Đen hoặc thể lực không đáp ứng để cho chuyến trekking dài ngày, thì nên chọn đường chùa và đường cột điện để leo nhé. Mặc dù được xếp ở mức dễ leo, nhưng vẫn tốn khá nhiều thời gian và sức bền mới đến nơi đó.
5Những điều đúc kết từ kinh nghiệm leo núi Bà Đen
- Theo kinh nghiệm leo núi Bà Đen của nhiều người, lần đầu leo núi tầm 200m – 400m sẽ bị sốc độ cao, cảm thấy rất mệt, tim đập nhanh, thở dốc, mồ hôi ra nhiều, tay chân bủn rủn. Nếu gặp trường hợp đó, bạn nên ngồi nghỉ ngơi, ăn ít bánh kẹo để lấy lại sức.
- Thời tiết Tây Ninh thay đổi thất thường nên hãy mang sẵn áo mưa, nếu không mưa thì cũng có thể sử dụng làm bạt trải.
- Nên mang theo thuốc, một số thực phẩm bổ sung đường, khoáng và dụng cụ sơ cứu là lời khuyên từ những người đã có kinh nghiệm leo núi Bà Đen.
- Cẩn thận với các loài côn trùng, rắn, rết ở trên núi, nhất là khi trekking vào mùa mưa.
- Chuẩn bị than, củi và một số vật dụng bắt lửa trước từ dưới núi.
- Không được xả rác tại chỗ cắm trại và trên đường đi.
- Điều quan trọng nhất từ kinh nghiệm leo núi Bà Đen chính là "đi để trở về" và an toàn là trên hết.
Ngoài trekking núi Bà Đen, bạn cũng đừng quên thưởng thức thêm những món đặc sản Tây Ninh trứ danh để chuyến hành trình thêm trọn vẹn nhé. Hy vọng với một số chia sẻ về kinh nghiệm leo núi Bà Đen từ cẩm nang du lịch MIA.vn, bạn sẽ có một chặng đường chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ đầy thú vị.