Người Khmer sinh sống khá đông đúc tại An Giang, tập trung ở hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên. Vì thế, văn hóa và tín ngưỡng của họ đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa chung của vùng đất này, thể hiện rõ nhất qua những Lễ hội truyền thống An Giang của người Khmer.

Lễ Đôlta và hội đua bò Bảy Núi được tổ chức định kỳ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, kéo dài từ 29/8 đến ngày 1/9. Đây là lễ hội để người Khmer tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, cầu phúc cho linh hồn của những người thân đã ra đi. Lễ hội truyền thống An Giang thường được tổ chức tại chùa, các gia đình sẽ cùng nhau dâng lễ với mong muốn linh hồn thân nhân mình sẽ được thần linh bảo hộ, nhanh chóng đầu thai qua kiếp khác, sống cuộc đời sung sướng, bình an.

Bên cạnh đó, lễ Đôlta tương tự như lễ Vu Lan của người Kinh. Đây là dịp để người Khmer thể hiện lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ, lên chùa cúng chư tăng, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình và người thân. Đặc biệt, lễ hội này còn gắn với tục lệ đua bò đặc sắc. Các làng bản của người Khmer sẽ chọn ra những con bò khỏe mạnh nhất để tham gia đua lễ. Dưới sự reo hò của mọi người, những chú bò sẽ lao nhanh về đích. Làng nào có bò chiến thắng thì sẽ là điềm báo năm ấy mùa màng bội thu, ngập tràn may mắn. 

Top 7 Lễ hội truyền thống An Giang với các nghi thức đặc sắc nhất 2

Không khí hội đua bò Bảy Núi vô cùng tưng bừng, náo nhiệt

Xem thêm: Lễ hội kỳ yên Đình Bình Đức, văn hóa truyền thống của người An Giang

Chol Chnam Thmay là lễ hội ăn mừng năm mới theo truyền thống của người Khmer. Lễ hội được tổ chức theo lịch riêng của tộc người này, thời điểm năm mới của họ sẽ thường vào khoảng từ ngày 14/4 đến 16/4 dương lịch. Trong ba ngày Lễ hội An Giang này diễn ra, người Khmer sẽ cùng nhau tổ chức những nghi thức truyền thống để thể hiện lòng thành kính lên thần Phật và cầu mong điều bình an, may mắn.

Họ sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống dân tộc với đủ màu sắc rực rỡ, tắm nước thơm để gột rửa hết điều không may của năm cũ. Còn các cháu nhỏ cũng sẽ được mua quần áo mới, mang giày mới, chuẩn bị thật tươm tất để tham gia Lễ hội truyền thống An Giang này. Đặc biệt, mỗi gia đình cũng sẽ chuẩn bị sẵn các loại bánh trái, đồ lễ, gánh nước về đổ đầy chum, quét dọn nhà cửa, lau bàn thờ thật sạch để chuẩn bị rước ông bà, tổ tiên về đón Tết.

Ngày mùng 1 Tết của lễ hội Chol Chnam Thmay, người dân sẽ mặc trang phục thật đẹp để lên chùa cầu phúc cho người thân và gia đình. Sau khi hoàn thành các nghi lễ chính ở chùa, mọi người sẽ cùng nhau tham gia các hoạt động chơi hội hấp dẫn như hát đối, múa trống, thả diều, múa nến. Đến tối, họ sẽ đốt pháo thăng thiên, chơi đánh quay lửa xuyên suốt từ đêm đến sáng, không khí vô cùng tưng bừng, náo nhiệt.

Top 7 Lễ hội truyền thống An Giang với các nghi thức đặc sắc nhất 3

Chol Chnam Thmay là Lễ hội truyền thống An Giang của cộng đồng dân tộc Khmer

So với các Lễ hội truyền thống An Giang của người Khmer thì lễ hội của người Kinh sẽ có cơ hội tiếp cận đông đảo khách thập phương hơn. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo thời gian để trải nghiệm khi có dịp nhé.

Lễ hội đình Châu Phú được tổ chức định kỳ hàng năm, diễn ra từ ngày 9/5 đến 11/5 âm lịch. Đình thần Châu Phú là nơi thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh - Một người có công khai khẩn đất hoang, hình thành nên mảnh đất Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng.

Lễ hội truyền thống An Giang tại đình Châu Phú vừa để ghi nhớ công ơn của những người đã có công khai phá miền đất này, vừa để cầu mong cho người dân một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Lễ hội không chỉ có sự tham gia của người dân An Giang mà còn thu hút đông đảo những người dân ở các tỉnh lân cận đến tham gia. Họ mang theo lễ vật, trang phục thật chỉnh tề, thành tâm cầu khấn thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà no đủ.

Top 7 Lễ hội truyền thống An Giang với các nghi thức đặc sắc nhất 4

Lễ hội được tổ chức định kỳ tại đình Châu Phú để tưởng nhớ công ơn của những người đã có công khai phá nên miền đất An Giang

Lễ hội đền Bảo Sanh được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch ở xã Long Sơn, huyện Tân Phú, An Giang. Tục lệ này xuất phát từ việc người dân xã Long Sơn tôn sùng ông Lào Yá (hay Lão Gia) và tin rằng ông là một vị thần được cử xuống để cứu hộ chúng sinh, giúp người dân trị bệnh. Người dân địa phương rất tin vào sự hiển linh của ông nên năm nào cũng đến dâng lễ và xin xăm để cầu rõ việc cát hung.

Miếu Bằng Lăng nằm tại địa phận ấp Phú Hiệp, thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân, An Giang. Ba cây bằng lăng được trồng phía sau miếu gắn liền với lịch sử hành trình khai phá, phát triển của miền đất Phú Lâm - Chợ Vàm. Vì thế, ngôi miếu nhỏ này được tin tưởng rằng sẽ tiếp tục bảo trợ để người dân có được cuộc sống ấm no.

Lễ hội truyền thống An Giang này được tổ chức tại miếu Bằng Lăng từ ngày 15/3 đến 16/3 âm lịch hàng năm. Tuy không có quy mô lớn như những lễ hội khác nhưng đây vẫn là một trong những nét văn hóa độc đáo của vùng Chợ Vàm, An Giang.

Lễ hội Kỳ Yên tổ chức tại Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn trong 3 ngày từ 9/4 đến 11/4 âm lịch hàng năm. Lễ hội này là cách người dân An Giang thể hiện lòng thành kính và biết ơn ông Thoại Ngọc Hầu cùng các danh thần đã có công trong việc đào kênh Vĩnh Tế để dẫn nước về ruộng giúp người dân thuận lợi canh tác lúa nước.

Lễ hội truyền thống An Giang tại đình thần Thoại Ngọc Hầu sẽ được bắt đầu bằng nghi thức rước bia tưởng niệm quanh đền. Sau đó, người đại diện sẽ tiếp tục các nghi thức như đọc thỉnh sắc thần, dâng hương, bái lạy v.v. Sau khi kết thúc phần lễ sẽ là phần hội với các tiết mục nghệ thuật độc đáo như múa lân sư rồng, hát bội, không khí rất tưng bừng, náo nhiệt. 

Top 7 Lễ hội truyền thống An Giang với các nghi thức đặc sắc nhất 5

Các tiết mục múa lân sư rồng tưng bừng, náo nhiệt

Cuối cùng trong danh sách Lễ hội truyền thống An Giang sẽ là Lễ hội vía bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của mảnh đất Bảy Núi, thu hút rất đông khách thập phương đổ về dâng lễ, chiêm bái. Lễ hội được tổ chức từ ngày 22/4 đến ngày 27/4 âm lịch, trong bốn ngày này sẽ diễn ra rất nhiều nghi thức và các hoạt động vui chơi thú vị.

Trong khuôn khổ lễ hội, bạn sẽ được chứng kiến những nghi thức truyền thống được cử hành một cách trang trọng như lễ rước tượng Bà Chúa từ núi Sam về miếu, lễ tắm tượng Bà, lễ thỉnh sắc thần ông, lễ Túc Yết, lễ Chánh Tế, lễ Hồi Sắc. Hai ngày đầu tiên sẽ là thời gian tổ chức nghi lễ còn hai ngày sau sẽ diễn ra các trò chơi dân gian hấp dẫn để mọi người cùng tham gia vui hội.

Top 7 Lễ hội truyền thống An Giang với các nghi thức đặc sắc nhất 6

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm

Top 7 Lễ hội truyền thống An Giang với các nghi thức đặc sắc nhất 7

Hàng triệu lượt khách thập phương đổ về An Giang dự lễ

Trên đây là những Lễ hội truyền thống An Giang mà cẩm nang du lịch MIA.vn muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm thú vị khi đến với An Giang nhé.