Tuyến Metro số 1 hay còn gọi là Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 19,7 km, trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6 km qua 3 ga và đoạn đi trên cao dài 17,1 km qua 11 ga. Tuyến bắt đầu từ ga Bến Thành đến depot Long Bình (thành phố Thủ Đức), có tổng cộng 17 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có thể chở 930 khách, bao gồm 147 khách ngồi và 783 khách đứng. Khi vận hành, tốc độ tối đa của tàu là 110 km/giờ (đoạn trên cao) và 80 km/giờ (đoạn hầm).

Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ chính thức vận hành từ 10h sáng ngày 22/12, giá vé từ 6.000-20.000 VND/ lượt, vé tháng 300.000 VND và vé ngày từ 40.000-90.000 VND, không giới hạn lượt đi.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 2

Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP. HCM. Ảnh: Báo Thanh Niên

Phương tiện này không chỉ giúp cho người dân TP. HCM có thêm phương tiện đi lại nhanh chóng, kết nối khu phía Đông với trung tâm thành phố mà còn là một địa điểm check-in nổi tiếng, trở thành nơi chụp ảnh sống ảo đẹp ở TP. HCM. Trong chuyến đi du lịch Sài Gòn, ngoài vui chơi và thưởng thức các điểm tham quan và đặc sản thì việc trải nghiệm ngồi tàu điện tuyến Metro số 1 để ngắm nhìn vẻ đẹp thành phố qua từng chặng là điều bạn không nên bỏ qua. Trải nghiệm mới mẻ này chắc chắn sẽ khiến cho chuyến đi của bạn trở nên thú vị và đầy cảm xúc.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 3

Tuyến giúp kết nối khu phía Đông với trung tâm TP. HCM. Ảnh: Khương Nguyễn


Trong 6 tháng đầu vận hành tuyến Metro số 1 mở tuyến lúc 5h và đóng tuyến lúc 22h, giãn cách đều đặn 8-12 phút/chuyến.

Sau 6 tháng, tàu điện metro số 1 sẽ hoạt động từ 5h - 23h30 mỗi ngày, tần suất tàu giờ cao điểm là 5 phút/ chuyến, giờ bình thường là 10 phút/ chuyến và giờ thấp điểm là 15 phút/chuyến


Lịch chạy metro Bến Thành - Suối Tiên dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Theo Trung tâm quản lý giao thông công cộng, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, lịch trình hoạt động của metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ được điều chỉnh ngày 26/1 đến hết 1/2 (27 tháng Chạp đến Mùng 4 tháng Giêng). Trong thời gian này, mỗi ngày tàu điện sẽ chạy ít lượt hơn so với bình thường. Đây cũng là khi tuyến metro số 1 đã áp dụng tính tiền vé sau một tháng miễn phí.

Cụ thể lịch trình metro Bến Thành - Suối Tiên dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 như sau:

NgàyThời gian hoạt độngGiãn cách các tuyến
24 - 28/01/2025 (Ngày 25 - 29 tháng Chạp)05h00 - 23h0012 - 15 - 18 phút
29/01/2025 (Mùng 1 Tết)00h30 - 02h00 và 5h00 - 22h0012 - 15 - 18 phút
30/01 - 02/02/2025 (Mùng 2 đến Mùng 5 Tết)05h00 - 22h0012 - 15 - 18 phút

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 4

Trong 6 tháng đầu tuyến Metro số 1 hoạt động từ 5h - 22h hàng ngày. Ảnh: Kenh14

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 5

Sau 6 tháng đầu, tàu điện metro số 1 sẽ hoạt động từ 5h - 23h30 mỗi ngày. Ảnh: Duy Hiệu và Kim Tuyến

Giá vé của tuyến Metro số 1 thấp nhất là 6.000 VND/ lượt và cao nhất là 20.000 VND/ lượt, tùy theo hình thức thanh toán, đối tượng và quãng đường, cụ thể như sau:

LOẠI VÉ

GIÁ VÉ

Vé lượt

7.000 VND - 20.000 VND/ lượt tùy quãng đường

Giảm còn 6.000 VND - 19.000 VND/ lượt nếu thanh toán không dùng tiền mặt

Vé ngày

40.000 VND/ ngày (không giới hạn số lượt đi lại trong ngày)

90.000 VND/ 3 ngày (không giới hạn số lượt đi lại trong 3 ngày)

Vé tháng (không giới hạn số lượt đi trong tháng)

300.000 VND/ tháng

150.000 VND/ tháng đối với học sinh, sinh viên

Vé đã đã bao gồm bảo hiểm thân thể và được niêm yết tại các ga và công khai trên trang thông tin điện tử. Trong trường hợp hành khách đi quá ga thì cần mua vé bổ sung. Việc trả lại và đổi vé chỉ áp dụng khi vé chưa được sử dụng.

Tàu sẽ miễn phí vé cho một số đối tượng chính sách gồm: Người có công với cách mạng, người khuyết tật, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và trẻ em dưới 6 tuổi có người lớn đi kèm.


▶ Thanh toán trực tiếp bằng thẻ ngân hàng (thẻ không tiếp xúc):

Thanh toán qua thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé:

- Thẻ Mastercard: Từ ngày 21/01/2025.

- Thẻ Napas: Dự kiến từ ngày 24/01/2025.

- Các loại thẻ khác (Visa, JCB, Amex, UPI): Sẽ được cập nhật khi hoàn tất kết nối kỹ thuật.

▶  Ứng dụng HCMC Metro: Chọn lộ trình và thanh toán, nhận QR code qua ứng dụng và quét tại cổng soát vé nhà ga.

▶ Thanh toán qua ví điện tử:

- Ví MoMo: Dự kiến từ 24/01/2025.

- Các ví khác: Sẽ được cập nhật khi hoàn tất.

▶  Mua vé thủ công tại máy bán vé: Thanh toán qua máy POS hoặc chuyển khoản, nhận QR code và quét tại cổng soát vé.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 6

Các nhà ga được trang bị hệ thống máy bán vé tự động hiện đại. Ảnh: Phạm Thế Hiển

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 7

Mua vé xong bạn sẽ qua quầy soát vé tự động, chỉ cần chạm vé hoặc thẻ vào máy là cổng sẽ mở cho bạn vào sảnh. Ảnh: Kenh14

Tàu điện Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ đưa bạn qua một hành trình dài gần 20 km, từ Depot Long Bình (TP. Thủ Đức) đến ga Bến Thành (quận 1), thời gian di chuyển chỉ khoảng 30 - 32 phút (tính cả thời gian dừng ở các ga).

Tàu sẽ đưa bạn qua 14 nhà ga, bắt đầu từ 11 nhà ga trên cao gồm: Bến Xe Suối Tiên ▶ Đại Học Quốc Gia ▶ Khu Công Nghệ Cao ▶ Thủ Đức ▶ Bình Thái ▶ Phước Long ▶ Rạch Chiếc ▶ An Phú ▶ Thảo Điền ▶ Tân Cảng ▶ Công viên Văn Thánh, sau đó tàu sẽ xuống 3 ga ngầm là Ba Son ▶ Nhà hát Thành phố ▶ kết thúc ở ga Bến Thành.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 8

Lộ trình của tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: T.Đạt

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 9

Trong khoang tàu sẽ có bảng hiển thị lộ trình. Tàu sắp dừng ở ga nào thì đèn ga đó sẽ nháy đỏ. Ảnh: Duy Hiệu và Kim Tuyến

TP. HCM sẽ có 61 tuyến xe buýt kết nối trực tiếp 14 nhà ga tuyến Metro tại các quận và khu vực đông dân cư tại thành phố. Bên cạnh đó, thành phố có 17 tuyến xe buýt mới kết nối với tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, bao gồm:

• Tuyến 153: Bến tàu thủy Bình An - Đường Liên Phường

• Tuyến 154: Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi - Masteri An Phú

• Tuyến 155: Bến xe buýt Sài Gòn - Nhà hát Thành phố

• Tuyến 156: Bến xe buýt Sài Gòn - Ga Hòa Hưng

• Tuyến 157: Bến xe buýt Văn Thánh - Chung cư Đức Khải

• Tuyến 158: Bến xe buýt Văn Thánh - Cư xá Thanh Đa

• Tuyến 159: Chung cư Ngô Tất Tố - Ngã tư Hàng Xanh

• Tuyến 160: Ga Văn Thánh - Vinhomes Central Park

• Tuyến 161: Bến xe buýt Văn Thánh - Bến xe Ngã Tư Ga

• Tuyến 162: Chung cư Man Thiện - Trường THCS Hoa Lư

• Tuyến 163: Cao đẳng Công Thương - Trường THCS Phước Bình

• Tuyến 164: Đại học Nông Lâm - Chung cư Topaz

• Tuyến 165: Đại học Nông Lâm - Khu Công nghệ cao

• Tuyến 166: Đại học Quốc Gia - Suối Tiên

• Tuyến 167: Đại học Nông Lâm - Khu Chế xuất Linh Trung 1

• Tuyến 168: Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Ngã tư Bình Thái

• Tuyến 169: Vinhome Thủ Đức - Ngã tư Tây Hòa

17 tuyến buýt mới kết nối tuyến Metro số 1 có tổng cộng 150 xe điện gồm hai loại 30 và 60 chỗ, kết nối các nhà ga với các khu dân cư, trường học, đầu mối giao thông, trung tâm thương mại... giúp bạn dễ dàng đón xe buýt đến nhà ga.

Các xe buýt được bị hiện đại, đồng bộ, có sơ đồ, lộ trình cụ thể riêng trên xe. Bạn có thể tra cứu thông tin trên ứng dụng Go!Bus với thời gian đón khách, thời gian chạy một cách chính xác. Xe cũng có hệ thống thanh toán tự động gồm nhiều loại hình đa dạng như qua ứng dụng ngân hàng, thẻ từ…

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 10

Diện mạo những chiếc xe điện dễ dàng nhận biết với màu xanh lá cây chủ đạo, phần thân và phía sau xe có màu vàng. Ảnh: VNExpress

Giá vé các tuyến xe buýt điện kết nối ga Metro:

- Giá vé lượt khách thường: 5.000 VND/ lượt

- Giá vé học sinh, sinh viên: 3.000 VND/ lượt

- Giá vé tháng: 112.500 VND/ 30 vé.

Tuy nhiên trong 30 ngày đầu kể từ ngày tuyến Metro số 1 chính thức vận hành thương mại (22/12/2024), các tuyến xe buýt kết nối này sẽ được miễn phí vé.

Các đối tượng chính sách cũng sẽ được hỗ trợ 100% giá vé, bao gồm người có công với cách mạng, người khuyết tật, người cao tuổi (công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi có người lớn đi kèm.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 11

Bên trong các xe rộng rãi, thoải mái, cửa kính lớn để khách ngắm cảnh đường phố. Ảnh: VNExpress

Tàu điện của tuyến Metro số 1 có 6 toa, mỗi toa dài 21m, rộng 3m, cao gần 4m, được sản xuất tại Nhật Bản. Vỏ tàu làm bằng hợp kim nhôm, mang màu xanh da trời và trắng, tạo nên một diện mạo trẻ trung, hiện đại và dễ nhìn, phù hợp với điều kiện môi trường tại Việt Nam.

Mỗi đoàn tàu có sức chứa tối đa 930 hành khách, gồm 147 chỗ ngồi và 783 chỗ đứng, mật độ hành khách đứng khoảng 8 người/ m². Tàu được trang bị tiện nghi, hiện đại và có Wifi, cửa tự động đóng mở kèm theo loa thông báo cho hành khách biết khi đến hoặc gần đến mỗi ga. Các toa được trang bị tay vịn và móc nắm để đảm bảo an toàn cho hành khách, cùng với các vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật sử dụng xe lăn.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 12

Tàu điện của tuyến Metro số 1 mang hai tông chủ đạo trắng - xanh. Ảnh: Morico

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 13

Nội thất bên trong tàu điện Metro số 1 hiện đại, điều hòa mát mẻ và không gian thoải mái, các ô cửa lớn thuận tiện cho khách ngắm cảnh. Ảnh: Duy Hiệu và Kim Tuyến


Diện mạo của 3 nhà ga ngầm tuyến Metro số 1

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 14

Không gian hiện đại tại 3 ga ngầm tuyến Metro số 1. Ảnh: nhacuacoffeeholic

▶ Ga Bến Thành

Ga Bến Thành là nhà ga có diện tích lớn nhất trên tuyến Metro số 1, chiều dài 236 m, rộng 60 m và độ sâu 32 m, gồm 4 tầng. Tầng 1 của nhà ga rộng khoảng 45.000 m², có gần 200 cột bê tông ốp nhôm và được thiết kế để làm sảnh chờ và nơi bán vé. Bên cạnh đó, nhà ga ngầm còn tích hợp trung tâm thương mại rộng 18.100 m² và hành lang cùng quảng trường ngầm rộng 21.500 m².

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 15

Toàn cảnh ga ngầm Bến Thành cùng giếng trời từ trên cao. Ảnh: VNExpress

Mỗi tầng được trang bị 2 thang máy, thang bộ và thang cuốn để phục vụ hành khách. Theo MIA.vn tìm hiểu, các tầng B1 và B2 sẽ được sử dụng cho tuyến metro số 1, trong khi các tầng B3 và B4 sẽ được khai thác cho tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) trong tương lai.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 16

Mỗi tầng được trang bị thang máy, thang bộ và thang cuốn. Ảnh: Báo Tiền Phong

Điểm nhấn kiến trúc của nhà ga ngầm Bến Thành là giếng trời cao 6 m, đường kính 21,6 m, được thiết kế theo hình hoa sen, có chức năng cung cấp ánh sáng tự nhiên cho một phần nhà ga.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 17

Giếng trời tại nhà ga ngầm Bến Thành. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 18

Giếng trời cung cấp ánh sáng tự nhiên cho một phần nhà ga Bến Thành. Ảnh: Duy Hiệu và Kim Tuyến

Ngoài việc phục vụ hành khách của tuyến metro số 1, ga Bến Thành còn là điểm trung chuyển và kết nối với các tuyến metro khác cũng như các khu vực trung tâm TP. HCM qua 6 lối lên xuống. Trong tương lai, đây sẽ là nơi giao thoa của 4 tuyến metro số 1, 2, 3A và 4.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 19

Không gian sáng sủa, hiện đại tại cửa lên tàu ga Bến Thành. Ảnh: Báo Lao Động

▶ Ga Nhà hát Thành phố

Chạy dọc theo đoạn ngầm từ ga Bến Thành, bạn sẽ đến ga ngầm Nhà hát Thành phố. Ga có chiều dài 190m, chiều rộng 26m, sâu 30m với 5 lối lên xuống.

Ga ngầm Nhà hát Thành phố có 4 tầng. Tầng 1 là khu vực tiện ích dành cho hành khách, bao gồm sảnh chờ, máy bán vé, cổng thu phí tự động, nhà vệ sinh... Tầng 2 là sân ga, nơi tàu dừng để đón và trả khách.

Ga này có tổng cộng 5 lối lên xuống: 3 lối nằm bên đường giáp mặt đường Pasteur, 1 lối tại công viên Lam Sơn trước Nhà hát Thành phố và 1 lối đối diện nối trực tiếp vào tầng hầm của UnionSquare Tower.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 20

Lối ra vào ga ngầm Nhà hát Thành phố. Ảnh: Morico

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 21

Ga Nhà Hát còn được nhiều bạn trẻ check-in nhờ những góc cực kì "điện ảnh". Ảnh: Morico

▶ Ga Ba Son

Tiếp đến là ga ngầm Ba Son dài 240m, rộng hơn 34m và sâu 20m, được thiết kế với 2 tầng mang phong cách hiện đại và tinh tế:

- Tầng 1 có diện tích hơn 8.000m², sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo, là khu vực sảnh chờ với các máy bán vé, cổng thu phí tự động và phòng thông tin. Khu vực kiểm soát vé được bố trí ngay lối vào, giúp hành khách di chuyển thuận tiện. Điểm nhấn của tầng 1 là trần nhà được trang trí bằng hoa văn thép tạo hình sóng lượn, mang lại nét đẹp hiện đại và độc đáo, làm cho ga Ba Son nổi bật so với các nhà ga khác trên tuyến Metro số 1.

- Tầng 2 là khu vực sân ga, nơi diễn ra việc lên xuống tàu của hành khách.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 22

Trần ga Ba Son được trang trí bằng hoa văn thép tạo hình sóng lượn độc đáo. Ảnh: Báo Lao Động

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 23

Khu vực chuyển tiếp từ ga ngầm Ba Son lên ga Văn Thánh trên cao. Ảnh: Kênh14

Diện mạo 11 nhà ga trên cao tuyến Metro số 1

Theo Blog Du lịch MIA Go tìm hiểu, các nhà ga trên cao có thiết kế tương đồng với mái vòm bằng thép và tấm lợp chống nóng, bắt đầu từ các ga như Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, kéo dài đến hướng Suối Tiên.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 24

Các nhà ga trên cao có thiết kế mái vòm bằng thép và tấm lợp chống nóng. Ảnh: Morico

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 25

Nhà ga tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, không gian mở thoáng mát. Ảnh: Morico

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 26

Các nhà ga trên cao cũng được trang bị hệ thống chiếu sáng hiện đại vào ban đêm. Ảnh: Báo Lao Động

Trong đó, ga Tân Cảng là nhà ga lớn nhất và có kiến trúc khác biệt so với các ga trên cao khác của tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Ga này được thiết kế với 4 làn tàu (trong khi các ga khác chỉ có 2 làn) để chuẩn bị làm điểm trung chuyển cho tuyến Metro Số 5 (cầu Sài Gòn - ngã tư Bảy Hiền) trong tương lai.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 27

Ga Tân Cảng là nhà ga trên cao lớn nhất, có nhiệm vụ làm điểm trung chuyển cho tuyến Metro Số 5 trong tương lai. Ảnh: VNExpress

Nhà ga cuối cùng tọa lạc trước bến xe Miền Đông mới (sau đó là depot Long Bình). Khu vực này được dự đoán sẽ trở nên sầm uất hơn khi Metro số 1 chính thức đi vào hoạt động và kết nối với hành khách tại bến xe Miền Đông mới.

Đặc biệt, dưới 4 nhà ga Thảo Điền, Bình Thái, Rạch Chiếc và Văn Thánh có bố trí bãi đậu xe máy, taxi và buýt với diện tích khoảng 1.000 m2, tạo sự thuận tiện cho hành khách đi lại bằng metro.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 28

Dưới 4 nhà ga Thảo Điền, Bình Thái, Rạch Chiếc và Văn Thánh có bố trí bãi đậu xe. Ảnh: Morico

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 29

Các nhà ga trên cao cũng là điểm check-in hoàng hôn tuyệt đẹp. Ảnh: Khương Nguyễn

Dọc theo tuyến Metro số 1 có 9 cầu đi bộ tại các ga Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu công nghệ cao và ga Đại học Quốc gia. Các cầu này được xây dựng bắc ngang qua đại lộ Võ Nguyên Giáp - Xa lộ Hà Nội, nối vào tầng trung chuyển của nhà ga. Chiều dài của mỗi cầu dao động từ 80 đến 150 m, rộng khoảng 3,5 m và cao gần 5 m tùy vào vị trí cụ thể.

Các cầu đi bộ được thiết kế hài hòa với cấu trúc của nhà ga chính, cũng sử dụng mái vòm bằng thép và tấm lợp chống nóng. Hai bên cầu được trang trí bằng các bồn hoa, cây xanh trải dài, giúp thông gió tự nhiên và mang lại cảm giác thoải mái cho hành khách khi di chuyển đến nhà ga. Để tăng cường khả năng kết nối và hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật, thành phố dự kiến lắp đặt thang máy tại các cầu bộ hành này.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 30

Tuyến Metro số 1 có 9 cầu đi bộ bắc ngang qua đại lộ Võ Nguyên Giáp - Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Viết Thanh

Depot Long Bình của tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tọa lạc tại phường Long Bình, TP. Thủ Đức. Đây là trung tâm điều hành, bảo dưỡng và sửa chữa tàu lớn nhất tại TP. HCM. Depot này bao gồm các khu vực như trung tâm điều khiển, các tòa nhà vận hành và bảo dưỡng; xưởng bảo dưỡng chính; các cơ sở bảo dưỡng thiết bị khác như đường ray, hệ thống điện, tín hiệu, thông tin liên lạc; bãi đỗ tàu; trạm vệ sinh tàu; mạng lưới đường nội bộ trong và ngoài khu vực; khu văn phòng...

Depot có khu vực bãi đỗ tàu gồm 30 đường đỗ, đủ sức chứa 30 đoàn tàu loại 6 toa, mỗi đường đều được trang bị rãnh thoát nước song song.

Depot Long Bình được ví như "bộ não" của tuyến metro, nơi tập trung điều hành, bảo dưỡng và sửa chữa tàu. Các tàu sau một ngày hoạt động sẽ được đưa về đây.

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 31

Depot Long Bình gây "choáng ngợp" với sự quy mô và hiện đại. Ảnh: Báo Tiền Phong

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 32

Khu vực bãi đỗ tàu metro với 30 đường đỗ tại "trái tim" của tuyến metro. Ảnh: Báo Tiền Phong

Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên: Hướng dẫn di chuyển, lộ trình 33

Depot còn là nơi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống tàu. Ảnh: Báo Lao Động

Trên đây là những thông tin chi tiết về tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cùng lịch trình, giá vé mà MIA.vn đã tổng hợp được. Tuyến tàu điện đầu tiên này góp phần mang đến một sự chuyển mình mới cho thành phố, tạo khởi đầu cho các tuyến đường sắt đô thị khác trong tương lai.