1 Chùa Quán Sử, cổ tự linh thiêng trăm năm tuổi giữa lòng Hà thành
Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Giá vé vào cổng (cập nhật tháng 7.2023): miễn phí
Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 07:30 đến 11:30, chiều từ 13:30 đến 17:30
Thủ đô Hà Nội nổi tiếng là vùng đất của những ngôi cổ tự trăm năm tuổi, và trong đó, nổi bật nhất không thể không nhắc đến chùa Quán Sử. Nằm ngay trong lòng phố Quán Sứ luôn tấp nập người xe qua lại, chùa là trung tâm của đạo Phật tại nước ta, đồng thời còn là trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1980.
Từ lâu, chùa Quán Sử nổi tiếng với sự linh thiêng cùng không gian uy linh, toát lên cảm giác nhuốm màu huyền bí cho bất kỳ ai ghé đến. Đặc biệt, đây còn là một trong số hiếm hoi những công trình chùa vẫn còn giữ được kiến trúc truyền thống nguyên bản.
Với sự linh thiêng cùng bầu không khí trang nghiêm, cổ kính và vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, chùa Quán Sứ dần dà trở thành điểm đến tôn giáo nổi tiếng giữa lòng Hà Nội. Hằng năm, nơi đây thu hút lượng lớn Phật tử và người dân đến đây chiêm bái, dâng hương và dâng lời cầu nguyện bình an, may mắn cho bản thân và những người thân yêu.
Đặc biệt, vào những dịp lễ lớn như Lễ Phật Đản, đại lễ tưởng nhờ ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời sẽ diễn ra vào tháng Tư âm lịch, hoặc Lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng Bảy, Lễ Quy Y Tam Bảo, Lễ Mông Sơn Thí Thực, v.v. là các ngày chùa Quán Sứ đông đúc hơn cả. Vì thế, nếu muốn hòa mình vào bầu không khí ngày hội in đậm dấu ấn và văn hóa Phật giáo, bạn có thể đến chùa Quán Sứ vào khoảng thời gian này.
2Phương tiện di chuyển đến chùa Quán Sứ để bạn lựa chọn
Cách hồ Hoàn Kiếm khoảng chừng 1km, chùa Quán Sứ nằm ngay giữa lòng thủ đô cổ kính. Vì vậy, nếu có ý định đến đây vãn cảnh, bái Phật, dâng hương, bạn sẽ có nhiều lựa chọn khi tìm kiếm phương tiện di chuyển phù hợp.
Trong đó, xe máy, ô tô tự lái, xe bus, đặc biệt là tuyến bus Hop-on Hop-off là những lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn tuyến bus số 49 hoặc 86, sẽ dừng tại trạm số 54 Lý Thường Kiệt. Ngoài ra, các tuyến bus số 01, 32 và 40 sẽ dừng ngay trước cổng chùa Quán Sứ.
Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô tự lái, bạn có thể di chuyển theo lộ trình MIA.vn gợi ý ngay sau đây: đường Lê Thái Tổ - đường Bà Triệu - Ngã tư Bà Triệu - Lý Thường Kiệt - phố Quán Sứ. Từ đây, bạn rẽ trái và đi thêm một đoạn chừng 500 mét là sẽ đến được cổng chùa Quán Sứ.
Ngoài ra, nếu muốn có được giây phút ngắm nhìn toàn cảnh thủ đô Hà Nội trước khi dừng chân tại ngôi cổ tự linh thiêng, bạn có thể lựa chọn tuyến bus Hop-on Hop-off. Đây là xe bus hai tầng với tầng trên mở, không có mái che, phù hợp để mọi người hóng gió, ngắm cảnh.
Bên cạnh chùa Quán Sứ, xe bus còn đi ngang nhiều điểm tham quan nổi tiếng giữa lòng thủ đô, như Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Một Cột, rất hợp để mọi người kết hợp tham quan các địa danh nổi tiếng trong một buổi.
3Lịch sử xây dựng chùa Quán Sứ
Theo tập La Thành cổ tích vịnh của tiến sỹ Trần Bá Lãm, chùa Quán Sứ được vua Trần Dụ Tông ra lệnh xây dựng vào năm 1787, khoảng thế kỷ XIV để tiếp đãi sứ thần các nước Chiêm Thành, Vạn Tượng, Ai Lao sang thành Thăng Long triều cống.
Vì các sứ thần đều tôn sùng đạo Phật, vua đã lệnh xây dựng một ngôi chùa ngay trong khuôn viên công quán để họ hành lễ khi dừng chân tại đây. Chùa được đặt tên là Quán Sứ và được giữ nguyên.
Ngoài ra, theo sách Hoàn Lê nhất thống chí, thì chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV thời vua Lê Thế Tông. Theo dòng thời gian, nhà công quán đã bị hư hoại nặng nề, tuy nhiên chùa Quán Sứ vẫn giữ được kiến trúc ban đầu đến tận ngày nay.
Thời vua Gia Long, chùa Quán Sứ là nơi để hành lễ cho quân nhân đồn Hậu Quân. Và đến năm 1882, chùa được sửa chữa thành nơi thờ cúng, lễ bái cho quân nhân khu vực này. Khi họ rút đi, chùa được trả lại cho dân làng, và trụ trì mới đã tôn tạo, xây dựng thêm nhiều công trình khác trong khuôn viên, như dãy hành lang, đúc thêm chuông và tạc tượng.
Đến năm 1934, chùa Quán Sứ là trụ sơ trung tâm Bắc kỳ Phật giáo hội, tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay. Đến năm 1942, Hòa thượng Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng, cho xây dựng lại chùa Quán Sứ với kiến trúc ngày nay.
Trong năm 1951, lúc này, Đại hội Phật giáo ba miền Bắc Trung Nam đã quyết định thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Và Hòa thượng Thích Tố Liên, trụ trì chùa Quán Sứ lúc bấy giờ, đã tặng Đại hội lá cờ Phật giáo thế giới được mang về từ Colombo.
Lá cờ đó đã trở thành đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tồn tại đến tận ngày nay. Và từ năm 1990, chùa Quán Sứ là nơi đặt Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, bao gồm cả trụ sở văn phòng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học đạo của các tăng ni, Phật tử khu vực phía Bắc.
4Chùa Quán Sứ thờ ai?
Chùa Quán Sứ thờ ai có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm, vì đây là một trong những địa điểm hành hương tâm linh nổi tiếng đối với các tín đồ Phật giáo. Chùa là nơi thờ Phật, các vị Bồ Tát, cùng Thiền sư Nguyễn Minh Không. Gian bên trái thờ tượng Đức Ông cùng tượng Châu Sương, Quan Bình, và bên phải là thờ nơi thờ Lý Quốc Sư (Thiền sư Minh Không) cùng hai thị giả của ngài.
Bên cạnh đó, khi đến chùa Quán Sứ, bạn sẽ nhìn thấy tượng sáp của cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ được tạc chân thật, sống động được trưng bày tại gian Quán Âm. Ngài là người có nhiều đóng góp trong quá trình thống nhất các hệ phái trong đạo Phật, bao gồm cả tổ chức Phật giáo trên toàn nước, làm tiền đề cho sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong năm 1981.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt tại chùa Quán Sứ chính là, dù được xây dựng từ thời phong kiến, tuy nhiên, nơi đây lại tuân thủy nghiêm ngặt quy tắc của Phật giáo là không thờ Mẫu cùng Tam phủ, Tứ phủ như nhiều ngôi chùa khác.
5Kiến trúc của chùa Quán Sứ có gì đặc biệt?
Chùa Quán Sứ đã trải qua nhiều lần trùng tu, tuy nhiên không có sự thay đổi quá nhiều so với kiến trúc ban đầu. Ngôi cổ tự là công tình hội tụ tinh hoa kiến trúc từ những ngôi chùa lớn trên khắp khu vực miền Bắc.
Khuôn viên chùa Quán Sứ có thiết kế theo bố cục “nội công ngoại quốc”, tức bên trong hình chữ Công, bên ngoài hình chữ Quốc. Tổng thể chùa Quán Sứ là công trình kiến trúc độc đáo khi kết hợp khéo léo các khu vực như khuôn viên, tầng mái, lầu chuông, tạo nên không gian vừa có nét cổ điển nhưng đồng thời vẫn toát lên hơi thở hiện đại.
Chùa Quán Sứ được chia thành các khu vực, bao gồm: cổng tam quan, chính điện, thư viện, nhà khách, tăng phòng cùng giảng đường với tông màu vàng ấm nóng làm màu chủ đạo. Điểm nhấn nổi bật tại chùa Quán Sứ phải kể đến hệ thống khung cửa được âm hoàn toàn từ gỗ quý, tạo nên vẻ đẹp cổ kính.
Khu vực tam quan của chùa Quán Sứ có thiết kế ba tầng mái, và ở giữa là lầu chuông. Nhìn từ bên ngoài, chùa Quán Sứ toát lên vẻ đẹp của đình chùa khu vực trung du Bắc Bộ khi sử dụng bộ mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ truyền thống.
Từ cổng tam quan đi vào, băng qua một khoảng sân lót gạch đá nung, bạn sẽ nhìn thấy 11 bậc thềm dẫn vào khu vực chính điện. Đây là công trình được xây dựng theo hình vuông với hai tầng, nối liền nhau bằng dãy hành lang. Tòa Tam Bảo đặt trang nghiêm tại khu vực tầng hai, và tầng dưới là khu vực đế nhằm tránh tình trạng ẩm mốc.
Khu vực điện Phật tại chùa Quán Sứ được trang trí trang nghiêm, và các pho tượng lớn sơn thếp vàng lộng lẫy được đặt theo từng cấp bậc. Ba vị Phật Tam Thế được đặt trang trọng tại bậc cao nhất, kế đó là Phật A Di Đà ở giữa, hai bên là Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.
Bậc tiếp theo tại chánh điện là nơi thờ Phật Thích Ca, và hai bên là Tôn giả A Nan Đà cùng Ca Diếp. Bậc thấp nhất ngoài cùng là tòa Cửa Long ở giữa, và hai bên tượng hai tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cùng Địa Tạng Vương.
Ngoài ra, khu vực bên phải chánh điện là nơi đặt trang nghiêm bàn thờ Lý Quốc Sư cùng hai thị giả của ngài. Và bên trái chánh điện đặt tượng Đức Ông, Châu Sương cùng Quan Bình một cách trang trọng.
Đi sâu vào trong khu vực Đại Hùng Bảo Điện, bạn sẽ nhìn thấy nhà thờ Tổ tại chùa Quán Sứ. Nơi đây đồng thời là nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo nước ta. Ngoài ra, khu vực hai bên hông và sân sau chùa Quán Sứ là thư viện, nhà khách, tăng phòng cùng giảng đường được sơn lớp vôi vàng. Khu vực hậu đường nối liền với nhau thông qua một cầu thang lộ thiên ở tầng giữa, tạo cảm giác thoáng đãng, sáng sủa.
6Những điều cần lưu ý khi đến tham quan chùa Quán Sứ
- Lựa chọn trang phục lịch sự phù hợp, Không mặc trang phục có màu sắc sặc sỡ, phản cảm
- Hạn chế chụp ảnh, cũng như không tùy tiện động chạm vào đồ vật tại chùa khi chưa được cho phép
- Đi đứng nhẹ nhàng, không chạy nhảy, đùa giỡn, la hét, giẫm đạp lên bàn ghế, cỏ cây
- Không tự ý đánh trống, chuông và các pháp khí
- Không xả rác bừa bãi
- Chỉ bỏ tiền vào hòm công đức, tuyệt đối không nhét xung quanh tượng Phật
Chùa Quán sứ sở hữu vẻ đẹp yên bình giữa lòng thủ đô, là điểm đến thu hút bao Phật tử nếu có dịp đến Hà Nội. Đừng quên chia sẻ cùng chuyên mục Cẩm nang du lịch MIA.vn những trải nghiệm thú vị của bạn khi vi vu thủ đô nhé, tụi mình vẫn đang chờ bạn đó.