Thiền viện Chơn Không tọa lạc tại địa chỉ 36/11 đường Vi Ba, phường 6, thành phố Vũng Tàu.

Đây là ngôi chùa đặc biệt, nằm ở độ cao 80m trên triền Núi Lớn, cổng chùa được đặt ở giữa lưng chừng con dốc. Chùa được Hòa thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng từ năm 1966. Trải qua các năm tháng vừa xây dựng vừa mở khóa tu học cho các thiền sinh, đến năm 1995, thiền viện đã được kiến thiết thành một ngôi chùa thanh thoát, trang nghiêm. Cái tên Chơn Không là danh từ chỉ về thể tánh bất sinh bất diệt vốn có của con người. Đặt tên Chơn Không cho thiền viện cũng nhằm nói lên quan điểm tu hành của tăng ni Việt Nam, nhận thức, giác ngộ và sống với tâm thế chơn không.

Thiền viện Chơn Không là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, được Thầy Thích Thanh Từ noi gương các vị Thiền sư Việt Nam, sống đạo theo tinh thần dân tộc, và là người đặt bước khởi đầu trong việc khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam. Cho đến nay, Thiền viện Chơn Không vẫn đang chung tay góp sức cùng các thiền viện khác để cố gắng hoàn thành nhiệm vụ khôi phục Thiền tông và phái Trúc Lâm Yên Tử ngày một phát triển cả trong và ngoài nước.

Xem thêm: Linh Sơn Bửu Thiền Tự (Chùa núi Thị Vải) - Ngôi chùa kiến trúc Nhật Bản đẹp mê hồn tại Vũng Tàu

Du khách từ các tỉnh thành xa có thể đến thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu hỏa, máy bay hoặc xe khách đến chuẩn bị khởi hành đến thành phố Vũng Tàu.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, có thể di chuyển đến Vũng Tàu bằng 2 cung đường:

Cung đường 1

Nếu đi bằng xe máy: Khởi hành từ đường Điện Biên Phủ, phường 21, quận Bình Thạnh, bạn đi theo hướng quốc lộ 52 (Xa lộ Hà Nội), đến ngã Tư Vũng Tàu thì rẽ phải vào hướng quốc lộ 51. Tiếp tục chạy xe thêm 100km nữa sẽ đến Vũng Tàu.

Nếu đi bằng xe khách: Các bạn có thể chọn hãng xe uy tín để đến Vũng Tàu (Hoa Mai, Toàn Phong,…). Giá vé xe khách dao động từ 90.000 – 120.000/người.

Cung đường 2

- Từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh bạn đi theo hướng phà Cát Lát (nếu di chuyển theo cung đường này sẽ phải đi qua phà, giá vé phà là 5.000 đồng/lượt). Sau khi qua phà, các bạn chạy tiếp theo trục đường Lý Thái Tổ - Trần Văn Trà – Quách Thị Trang – Tôn Đức Thắng – Quốc lộ 51. Từ đây các bạn chạy tiếp 60km nữa để đến được Vũng Tàu.

- Cung đường này tiết kiệm được 20km so với cung đường đầu tiên nhưng có nhiều xe tải, container, nên các bạn khi đi trên đường này phải thật cẩn thận nhé.

Để đến được Thiền viện này, du khách phải trải qua một đoạn đường dốc khá cao, 2 bên được lấp đầy bởi cây cối, hoa cỏ, tỏa bóng mát cho người lữ khách quên đi sự mệt mỏi; tiếng lá khẽ rung xào xạc tựa như bài hát đón chào du khách đến với vùng đất tâm linh này.

Một trong những ấn tượng đầu tiên khi đến Thiền Viện Chơn Không là vị trí cổng chùa nằm giữa một con dốc, tạo cảm giác như là một cánh cửa chuẩn bị mở ra một không gian mới.

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 2

Cổng Thiền viện đơn giản nhưng không kém phần độc đáo.

Vừa bước qua cổng là quang cảnh thanh bình hiện ra trước mắt với chánh điện nằm yên tĩnh trên ngọn đồi bằng phẳng, xung quanh có nhiều cây kiểng, tùng, bách xanh tươi, được tạo hình gọn gàng. Bên trái có tháp chuông và đại hồng chung nặng khoảng 1 tấn được đúc từ năm 1998.

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 3

Chánh điện nằm tĩnh mịch cuối đường, hướng ra biển, tạo cảm giác thanh tịnh, an lành

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 4

Điện Phật được bài trí một cách trang nghiêm, tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca thuyết pháp

Bên cạnh đó, du khách có thể đứng trên tháp chuông mà phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng thành phố Vũng Tàu với rất nhiều các con phố ngang dọc hòa với tiếng sóng biển tạo cảm giác thanh tịnh đến khó tả, tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản với vẻ đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ của núi non Vũng Tàu.

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 5

Tháp chuông với tầm nhìn rộng ra đường phố tấp nập của Vũng Tàu

Thiền viện Chơn Không Vũng Tàu còn là một quần thể các công trình gồm tháp tổ, chánh điện, tháp chuông, thiền đường, viện ni, nhà khách,… nổi bật trên nền cảnh đồi núi, thu hút đông đảo du khách hành hương đến đây.

Điểm đặc biệt nhất của Thiền viện Chơn Không Vũng Tàu chính là bức tượng Phật khổng lồ bằng vàng được điêu khắc vô cùng tinh xảo và mang vẻ uy nghiêm của đức Phật. Pho tượng được khánh thành trong năm 2021, thu hút rất nhiều Phật tử cũng như khách tham quan đến Thiền viện để được tận mắt chiêm ngưỡng sự hoành tráng, to lớn của công trình đặc biệt này; cũng như có thể cảm nhận đang ở đức Phật, tạo cảm giác yên tâm, thư thái.

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 6

Bức tượng Phật to lớn mang dáng vẻ uy nghiêm, linh thiêng

Bức tượng được đặt tại vị trí cao nhất của Thiền viện, hướng ra biển Đông, kết hợp với sắc vàng óng của chất liệu khiến cho pho tượng đẹp nổi bật cả một khu vực rộng lớn, với bao quanh là núi, cây xanh và điện thờ,…rất thích hợp cho du khách đến chiêm bái, cầu bình an cho gia đình.

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 7

Bức tượng Phật bằng vàng là công trình đặc biệt độc đáo của Thiền viện Chơn Không Vũng Tàu

Thiền viện Chơn Không Vũng Tàu còn níu giữ khách du lịch bằng những bức ảnh với góc chụp đẹp, thanh tịnh và không kém phần mới mẻ.

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 8

Bức tượng hoa sen và sư tử ở hòn non bộ là một trong các góc chụp được nhiều du khách chọn để lưu giữ kỷ niệm với Thiền viện Chơn Không

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 9

Mái đình bằng gỗ son luôn nổi bật trong các khung ảnh

Vãn cảnh Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu – Nơi sở hữu bức tượng Phật bằng vàng khổng lồ 10

Các bậc cầu thang bằng đá nhẹ nhàng lách mình dưới tán cây cũng tạo nên nét thơ mộng cho cảnh vật xung quanh

- Bạn cần mặc trang phục lịch sự vào viếng chùa.

- Bạn nên chuẩn bị đôi giày thoải mái để dễ dàng đi trên các con dốc

- Giữ vệ sinh, không gây ồn ào tại nơi linh thiêng để giữ gìn sự thanh tịnh của Thiền viện.

- Thời tiết thích hợp nhất để lên Thiền viện Chơn Không Vũng Tàu là lúc trời thoáng mát, không nên đi vào những ngày quá nắng nóng, du khách sẽ rất dễ mất sức và mệt mỏi. Tuy nhiên cũng không nên chọn những ngày mưa vì đường đi rất trơn trượt, nguy hiểm.

Vì Thiền viện Chơn Không nằm ngay trong lòng thành phố Vũng Tàu nên không khó để du khách tìm được nơi nghỉ ngơi qua đêm thích hợp. Hãy xem MIA.vn gợi ý các điểm sau đây có hợp ý các bạn không nhé

- Khách sạn Palace. Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Trãi, phường 1, Vũng Tàu. Giá phòng từ 1.500.000 đồng/ đêm.

- Khách sạn Cap Saint Jacques. Địa chỉ: Số 169 Thùy Vân, phường 8, Vũng Tàu. Giá phòng từ 1.300.000 đồng/ đêm.

- Khách sạn Romeliess. Địa chỉ: 31-33 Thùy Vân, phường 2, Vũng Tàu. Giá phòng từ 1.000.000 đồng/ đêm.

- Khách sạn The Coast. Địa chỉ: 300A Phan Chu Trinh, phường 2, Vũng Tàu. Giá phòng từ 800.000 đồng/ đêm.

- Khách sạn P&T Vũng Tàu. Địa chỉ: 158 Hạ Long, phường 2, Vũng Tàu. Giá phòng từ 600.000 đồng/ đêm.

- Khách sạn Quang Anh. Địa chỉ: 16 Nguyễn Hữu Tiến, phường 8, Vũng Tàu. Giá phòng từ 400.000 đồng/ đêm.

- Khách sạn Minh Đăng. Địa chỉ: Số 05 La Văn Cầu, phường Thắng Tam, Vũng Tàu. Giá phòng từ 300.000 đồng/ đêm.

- Khách sạn Oriental. Địa chỉ: H16 Khu Á Châu, đường Hoàng Hoa Thám, phường 2, Vũng Tàu. Giá phòng từ 350.000 đồng/ đêm.

- Sữa chua cô Tiên. Địa chỉ: đường đi lên ngọn Hải Đăng.

- Bánh tiêu Đồ Chiểu. Địa chỉ: 43 Đồ Chiểu, thành phố Vũng Tàu.

- Chè Thái A Khèn. Địa chỉ: 34 Đồ Chiểu, thành phố Vũng Tàu.

- Bánh mì xíu mại Hoàng Quyên. Địa chỉ: 562 Trần Phú, Vũng Tàu.

- Bánh canh ghẹ Ngọc Lâm. Địa chỉ: 126A Hoàng Hoa Thám, phường 2, Vũng Tàu.

- Bánh khọt Nguyễn Trường Tộ. Địa chỉ: 14 Nguyễn Trường Tộ, Vũng Tàu.

- Bánh bèo Tuyết Mai. Địa chỉ: 09 Phan Chu Trinh, phường 2, Vũng Tàu.

- Lẩu cá đuối Trương Công Định. Địa chỉ: 44 Trương Công Định, Vũng Tàu.

Với phong cảnh hữu tình, thanh tịnh, cùng với bức tượng Phật bằng vàng to lớn, Thiền viện Chơn Không Vũng Tàu đã thu hút ngày càng nhiều Phật tử đến hành hương; du khách đến câu nguyện, cúng bái và thả hồn thư thái hòa vào thiên nhiên, nơi có núi, có cây, có cả biển cả bao la và niềm tin vào Phật giáo.