Thái Lan là vùng đất đa sắc màu văn hóa và được nhiều tín đồ du lịch thích thú chọn làm điểm lưu tới trong hành trình khám phá của họ. Không chỉ nổi tiếng bởi những thắng cảnh xinh đẹp, phong tục Thái Lan hay những truyền thống của quốc gia này luôn thu hút các tín đồ du lịch tìm hiểu. Hãy cùng MIA.vn khám phá 11 dấu ấn đặc trưng của văn hóa Thái Lan thông qua chuyến hành trình của chúng mình nhé!
1 Các vấn đề về gia đình
Gia đình hầu như luôn là câu chuyện được nhắc đến muôn thuở trong truyền thống Thái Lan. Bạn có thể sẽ rất sốc khi chứng kiến các đại gia đình ở Thái Lan với số lượng anh chị em khá đông. Tuy nhiên, một sự thật là các anh chị em trong đại gia đình này thường là anh chị em họ. Do tiếng Thái chưa có thuật ngữ nào dành riêng cho anh chị em họ, nên hầu như người Thái đều sử dụng từ “anh, chị, em”. Thuật ngữ này dùng chung cho anh, chị, em họ lẫn anh, chị, em ruột nên đôi khi sẽ dễ gây hiểu nhầm nếu bạn không phải là người Thái.
Các đại gia đình ở Thái Lan sẽ giống gần nhau tại ngay trên quê hương họ. Khi chuyển đi nơi khác làm ăn, người dân Thái Lan vẫn giữ sự kết nối chặt chẽ với quê hương của mình. Tương tự Việt Nam, chuyện trẻ em được nuôi dạy bởi ông bà, cô dì chú bác là chuyện hết sức bình thường nếu cha mẹ chúng đi làm ăn xa. Ngoài ra, con cháu trong gia đình thường được kỳ vọng sẽ chăm lo, săn sóc cho các thành viên lớn tuổi hơn về các vấn đề như tài chính, công việc nhà…
Gia đình là yếu tố rất quan trọng trong đời sống văn hóa Thái Lan
2Địa vị xã hội rất quan trọng
Mặc dù điều này chưa được thể hiện rõ nét, thế nhưng trong tiềm thức người Thái, địa vị xã hội là một chuẩn mực vô cùng quan trọng. Trong đời sống của con người Thái Lan, các yếu tố như mối quan hệ gia đình, công việc, trình độ học vấn và mức thu nhập sẽ góp phần tạo nên được địa vị xã hội của một ai đó. Địa vị xã hội không ở trạng thái cố định. Nó có thể khác đi nếu hoàn cảnh của bạn thay đổi.
Người Thái thường hay thể hiện các kiểu chào (wai) khác nhau phụ thuộc vào địa vị của đối phương. Có một số nguyên tắc về chuẩn mực xã hội liên quan đến việc ai sẽ đưa ra lời chào đầu tiên.Địa vị rất quan trọng khi một nhóm người đang giao lưu với nhau ngoài xã hội.
Nếu giao tiếp với người lớn tuổi hơn, họ thường dùng “pee” trước tên người đó để thể hiện sự kính trọng. Ngoài ra, đối với người ít tuổi hơn, họ sẽ dùng “nong”. Tuy nhiên, vấn đề này thường không dễ dàng phân biệt rõ ràng. Trong một vài trường hợp, người trẻ hơn vẫn có thể được gọi là “pee” nếu có địa vị cao hơn (trong mối quan hệ xã hội hoặc công việc). Vấn đề này có thể không được các tín đồ du lịch quốc tế để ý nhưng vốn đã được dệt chặt trong văn hóa Thái Lan. Ngoài ra, theo truyền thống Thái Lan, người có thu nhập cao nhất trong nhóm thường sẽ thanh toán hóa đơn.
3Văn hóa Thái Lan coi trọng thể diện
Ngoài cách chào (wai), thể diện của người Thái Lan cũng là vấn đề được coi trọng. Khi đến thăm nhà ai đó mà khôn lấy ít nhất một món quà nhỏ được xem là hành vi thiếu tôn trọng. Ngoài ra, khi đến Thái Lan, bạn cũng nên cởi giày trước khi vào nhà một ai đó để thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên la mắng ai đó ở nơi công cộng vì đây là hành vi thiếu tôn trọng, khiến người khác xấu hổ, mất thể diện. Việc không tôn trọng một ai đó sẽ khiến họ có cảm giác bị mất mặt, xấu hổ trước đám đông. Việc khiến người khác xấu hổ, mất thể diện sẽ gây ra nhiều hậu quả lớn, mang tính cực đoan, bạo lực.
4Người dân Thái Lan có lòng yêu nước rất lớn
Theo truyền thống văn hóa Thái Lan, niềm tự hào dân tộc là một nét đặc trưng không thể thiếu trong mỗi người dân ở đất nước này. Người Thái luôn tự hào rằng họ là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á chưa bao giờ bị các đế quốc, thực dân Châu u xâm lược.
Ở Thái Lan, Quốc ca được phát hai lần một ngày. Người dân sẽ dừng lại các hoạt động và đứng nghiêm trang cho đến khi bài hát kết thúc. Thời điểm này, quốc kỳ của Thái Lan cũng sẽ tung bay khắp nơi. Người ta thường thượng cờ vào buổi sáng sớm và hạ cờ trong buổi tối, tại thời điểm quốc ca vang lên. Quốc ca còn được mở trước khi một bộ phim bắt đầu được chiếu ở rạp.
Người dân Thái Lan có lòng yêu nước rất lớn
5Không quá lo lắng
Người Thái hiếm khi thể hiện các cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã, khóc lóc… tại nơi công cộng. Họ không muốn bị mất mặt khi thể hiện cảm xúc của mình dù điều này hoàn toàn được cho phép.
Văn hóa Thái Lan có một cụm từ là “mai bpen rai”, được hiểu là không phải lo lắng. Thế nhưng, đừng vì thế mà nghĩ rằng người Thái không biết nổi nóng hay nghiêm trọng hóa sự việc. Họ vẫn sẽ suy nghĩ, quan tâm về các vấn đề trong cuộc sống theo cách của riêng họ để không bị thái quá.
6Nụ cười có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau
Vốn được mệnh danh là “Land of Smile”, nhiều tín đồ du lịch vẫn nghĩ rằng Thái Lan là một quốc gia ấm áp, hòa đồng và tràn ngập niềm vui. Thế nhưng, tại Thái Lan, nụ cười không phải bao giờ cũng thể hiện sự hạnh phúc, vui vẻ. Đôi khi, chúng còn là những lớp mặt nạ đang che giấu đi điều gì đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Thái không thân thiện, tốt bụng, hiếu khách.
Đôi khi, nụ cười của người Thái không thể hiện họ đang hạnh phúc, vui vẻ
7“Có” cũng có thể là “không”
Khi người Thái nói “có”, trong một vài trường hợp có thể hiểu là “không”. Người Thái không thích làm người khác thất vọng nên đôi khi sẽ đồng ý ngay cả khi họ không có ý định đó. Đặc biệt trong vấn đề chỉ đường, họ sẽ hiếm khi trả lời là không biết. Thay vào đó, người Thái sẽ lái câu chuyện theo hướng vui vẻ hơn để tránh khiến bạn thất vọng.
Trong một số trường hợp, "có" cũng có thể là "không" trong văn hóa Thái Lan
8Tôn giáo - Tín ngưỡng mang những nét đặc trưng riêng
Tại Thái Lan, Phật giáo Nguyên thủy được nhiều người dân sùng bái và là tôn giáo chiếm ưu thế tại xứ sở Chùa Vàng. Phật giáo ở Thái Lan có phần đặc biệt hơn các quốc gia khác vì có sự ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác như Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện tại, tín ngưỡng vật linh đã đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa, tôn giáo tại Thái Lan ngày nay.
Bạn có thể thấy nhiều người Thái đeo bùa hộ mệnh. Đây là một đặc trưng khác với Phật giáo vì tôn giáo này cấm sự gắn bó với các vật linh. Ngoài ra, người dân Thái Lan tin vào các vấn đề tâm linh như ma quỷ và vong hồn. Bạn có thể thấy đền thờ linh hồn ở nhiều nơi tại Thái Lan.
9Người Thái khá tin tưởng vào các vấn đề tâm linh
Tương truyền, Thái Lan là vùng đất ấn chứa những vấn đề tâm linh huyền bí. Vì lẽ đó, người Thái thường tin vào bói toán hoặc các phong tục có phần mê tín. Tại Thái Lan, người dân thường hay đi xem bói hoặc đi gặp sư để xem ngày lành tháng tốt cho những việc hệ trọng như tổ chức đám cưới, mua nhà, mua xe…
Ngoài ra, tại xứ sở Chùa Vàng còn có truyền thống đặt biệt danh cho trẻ sơ sinh với mong muốn đánh lừa, xua đuổi cái linh hồn ma quỷ độc ác muốn đánh cắp đứa trẻ. Người Thái thường kiêng khen ngợi các em bé sơ sinh và không cắt tóc cho trẻ em khi ốm. Ngoài ra, họ còn có niềm tin với các điều mê tín như linh hồn trú ngụ trong những con búp bê, câu chuyện về những cặp song sinh nam nữ…
Vấn đề tâm linh luôn được người dân tại Thái Lan quan tâm
10Các nhà sư rất được kính trọng
Tại Thái Lan, bạn sẽ có cơ hội gặp được nhiều nhà sư tại các nơi công cộng nư xe buýt, đường phố và trong các lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. Ở quốc gia này, các nhà sư thường được tôn kính. Khi sử dụng phương tiện công cộng, bạn nên ưu tiên chỗ ngồi cho các vị sư. Ngoài ra, phụ nữ cũng nên cẩn trọng hành động của mình xung quanh các nhà sư.
Tại xứ sở Chùa Vàng, phụ nữ không chạm vào nhà sư và không nên trực tiếp đưa đồ cho họ. Nếu muốn cúng dường, nữ giới nên để vào đĩa của nhà sư thay vì đưa vào tay họ. Nữ giới cũng không được ngồi cạnh sư hoặc đồ đạc của sư. Nếu vi phạm những điều này, bạn có thể bị nhắc nhở bởi những người bản địa xung quanh.
11Luôn nhận thức về ý nghĩa cơ thể của mình
Người Thái luôn xác định rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của các bộ phận cơ thể khác nhau. Đầu được coi là bộ phận tâm linh nhất của cơ thể. Vì thế bạn không bao giờ được tùy tiện chạm vào đầu người khác. Điều này còn được áp dụng cho đối tượng trẻ em. Bạn không nên tùy tiện vuốt tóc chúng vì điều này có thể khiến các bậc phụ huynh không hài lòng.
Ngoài ra, bàn chân được coi là bộ phận bẩn và thấp nhất. Bạn sẽ không được chạm chân vào ai đó hay ngồi với lòng bàn chân hướng ra ngoài. Bên cạnh đó, việc hỉ bàn chân vào tượng Phật hay người khác cũng là một việc bất lịch sự.
Người Thái luôn nhận thức được ý nghĩa của các bộ phận trên cơ thể
12Hạn chế huýt sáo khi đi bộ
Ở các quốc gia khác, tiếng huýt sáo được xem là một hoạt động giải trí lúc buồn chán. Thế nhưng, tại Thái Lan, tiếng huýt sáo ban đêm được xem là kêu gọi ma quỷ, linh hồn. Đây là vấn đề khá lớn và cực kỳ phổ biến trong văn hóa Thái Lan. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bản thân và không bị người khác xa lánh, hãy từ bỏ ngay thói quen huýt sáo vào ban đêm khi đến quốc gia này bạn nhé!
Tại Thái Lan, huýt sáo được coi là hành động kêu gọi ma quỷ, linh hồn
Xem thêm: Chiêm ngưỡng trang phục truyền thống Thái Lan cực ấn tượng
Có thể nói, người Thái rất khoan dung trong việc biết rằng các tín đồ du lịch nước ngoài sẽ đôi khi phạm sai lầm. Nếu như sai lầm đó không có gì to tát, người Thái sẽ bỏ qua và chỉ xem đây là sự khác biệt văn hóa mà thôi. Ngoài ra, tại Thái Lan còn có nhiều nét đặc trưng khác về văn hóa cùng những cảnh đẹp ấn tượng, bạn có thể truy cập Cẩm nang du lịch MIA.vn để biết thêm thông tin nhé!