Chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự còn tồn tại cho đến nay tại thành phố Huế. Ngôi chùa nằm cạnh dòng sông Hộ Thành gần cầu Gia Hội, thuộc số 100B, đường Bạch Đằng, phường Phú Cát với cảnh quan thoáng đãng, yên bình. Nơi đây được biết đến là một trong những ngôi chùa Huế linh thiêng bậc nhất.

Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh 2

Chùa Diệu Đế sở hữu cảnh quan thoáng đãng, yên bình bên dòng sông Hộ Thành. Ảnh: Daophatngaynay

Chùa Diệu Đế nguyên là phủ của vua Thiệu Trị, cũng là nơi nhà vua ra đời năm 1907. Năm 1844, vua cho điều động 600 binh linh xây dựng công trình chùa trên nền phủ cũ với quy mô đồ sộ, lấy sông đào Đông Ba làm minh đường và sắc phong thành Quốc tự.

Sau khi kinh thành bị thất thủ vào năm 1885, vua Hàm Nghi đã chuyển các tượng Phật từ chùa Giác Hoàng ra thờ tại chùa Diệu Đế. Sau đó Nam Triều cũng sử dụng Trí Tuệ tịnh xá, Cát Tường từ thất của chùa để làm trú sở cho phủ đường Thừa Thiên.

Đa số các dãy nhà thuộc công trình chùa bị triệt hà vào năm 1887. Đến năm 1889, vua Thành Thái ban cho Hòa thượng Thanh Minh - Tâm Truyền 3000 quan tiền để trùng tu lại, tuy nhiên không thể khôi phục như ban đầu.

Sau khi trải qua các đợt hư hỏng nặng từ năm 1904 - 1910, năm 1953, Hòa thượng Diệu Hoằng đã tiến hành tu bổ chùa, mang đến quy mô thu gọn như ngày nay.

Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh 3

Vào thời điểm xây dựng, chùa Diệu Đế là ngôi chùa có quy mô đồ sộ bậc nhất. Ảnh: Svhtt.thuathienhue

Vào thời vua Thiệu Trị, chùa Diệu Đế có kết cấu gồm một vòng thành lớn bao quanh và 4 cửa đối xứng tượng trưng cho Tứ đế, khác biệt so với đa số ngôi chùa ở Huế. Từ cổng Tam Quan bước vào bên trong sẽ thấy Bi đình và Chung đình bố trí ở hai bên sân. Ngay giữa là Đạo Nguyên các, với hai bên là phòng Trí tuệ và nhà Cát Tường. Đằng sau bức tường có 3 cửa vào sẽ là điện Đại Giác, bên cạnh lần lượt là tăng gia, nhà trù…

Hiện tại, kết cấu chung của chùa Diệu Đế đã có sự thay đổi. Điện Đại Giác xây thêm mặt tiền đường phía trước, bên trái là chung lâu, còn bên phải là cổ lâu. Ảnh hưởng từ nét kiến trúc của Hội quán Từ Đàm, trên các nóc nhà dọc theo chùa thiết kế lưỡng long triều nguyệt bắt mắt. Ở cửa chính giữa treo bức hoành Diệu Đế Quốc tự từ năm 1844.

Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh 4

Bức hoàng "Diệu Đế Quốc tự" được treo ở cửa chính giữa của ngôi chánh điện Đại Giác. Ảnh: Svhtt.thuathienhue

Khi tham quan bên trong nội điện, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước 4 cột lớn bằng xi măng cốt sắt, được chạm khắc mây rồng ẩn hiện điệu nghệ. Khoảng sân rộng lớn bao quanh chùa rợp bóng cây xanh mát, mang đến điểm du lịch tâm linh bầu không khí trong lành, thanh tịnh, thoáng chốc nghe tiếng chuông vang dường như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Bên cạnh không gian kiến trúc, chùa Diệu Đế còn lưu giữa giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời với những công trình độc đáo. Ngay bên dưới là một số hạng mục nổi bật là niềm tự hào của ngôi chùa mà bạn sẽ không muốn bỏ lỡ trong hành trình tham quan, vãng cảnh.

- Đại hồng chung: Hai quả chuông lớn được đúc vào năm 1846 dưới thời vua Thiệu Trị để tôn trí chùa Diệu Đế. Đây cũng là hai trong số các pháp khí nổi bật của chùa.

Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh 5

Đại hồng chung là hai trong số các pháp khí của chùa Diệu Đế. Ảnh: Vinpearl

- Tấm bia đá đặt trong Bi đình: Với kích thước cao 1.9m, rộng 1.07m, tấm bia chạm khắc nội dung xoay quanh lịch sử dựng chùa, làm tượng… cùng 7 bài thơ của vua Thiệu Trị. Bia được dựng vào giữa năm 1846, cùng thời gian đúc hai công trình chuông lớn.

Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh 6

Tấm bia đá chạm khắc nội dung xoay quanh lịch sử dựng chùa, làm tượng... Ảnh: Vinpearl

- Bức tranh “Long vân khế hội”: Tranh vẽ trên trần điện Đại giác gồm 5 đầu rồng ẩn hiện trong mây, kết hợp cùng 4 con rồng trên 4 cột trụ. Công trình này là tác phẩm của nghệ nhân Phan Văn Tánh, được công nhận là tranh vẽ trên trần lớn nhất Việt Nam vào năm 2008.

Chùa Diệu Đế, ngôi Quốc tự lưu giữ giá trị văn hóa tâm linh 7

Bức họa "Long vân khế hội" trên trần của chánh điện với 5 đầu rồng ẩn hiện trong mây, kết hợp cùng 4 con rồng trên 4 trụ cột. Ảnh: TTBTDT Cố đô Huế

- Bức hoành phi “Diệu Đế Quốc Tự”: Hoàn thành và được bảo tồn từ ngày 4 tháng 3 năm Giáp Thìn (1844 - năm Thiệu trị thứ 4) đến nay tại chùa Diệu Đế.

Nếu yêu thích khám phá lịch sử - văn hóa qua những điểm du lịch, MIA.vn gợi ý bạn kết hợp tham quan chùa Diệu Đế cùng một số địa điểm có vị trí thuận tiện cho việc đi lại sau đây.

- Chùa Thiên Mụ: Còn có tên gọi khác là Linh Mụ, đây được mệnh danh là Đệ nhất cổ tự xứ Huế với kiến trúc độc đáo cùng công trình chính điện hướng ra sông Hương thơ mộng.

- Đại nội Huế: Đại nội Huế nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

- Lăng Khải Định: Một trong những lăng tẩm đẹp nhất ở Huế là nơi an nghỉ của vua Khải Định thời nhà Nguyễn.

Trên đây là thông tin về chùa Diệu Đế - một trong những ngôi Quốc tự linh thiêng còn tồn tại cho đến nay tại Huế. Hành trình hòa mình vào nét đẹp văn hóa của bạn sẽ không thể trọn vẹn nếu bỏ qua cơ hội khám phá những ngôi chùa lâu đời, cổ kính, đặc biệt là chùa Diệu Đế bên bờ sông Hộ Thành. Thêm ngay vào cẩm nang du lịch cá nhân.