1Tổng quan thông tin về Tháp Rùa
1.1 Tháp Rùa nằm ở đâu?
Tháp Rùa là một tòa tháp nhỏ được xây dựng giữa lòng Hoàn Kiếm trên một gò đất nổi. Nằm ở vị trí trung tâm đắc địa ngay phố Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nên rất dễ để tìm tới tham quan bằng các phương tiện cá nhân hay công cộng.
1.2 Lịch sử Tháp Rùa
Được khởi công xây dựng chính thức từ năm 1886 với mục đích chính là để chôn cất hài cốt của phụ thân ông Nguyên Ngọc Kim. Ông Ngọc Kim là một bá hộ cử làm việc trung gian giữa Việt Nam và Pháp trong thời gian Pháp tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam. Vì thế ban đầu tháp được đặt tên là Tháp Bá hộ Kim. Về sau thực dân Pháp bị quân đội Việt Nam đánh bại nên tháp được đổi tên là Tháp Rùa theo truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và tháp được bảo tồn gìn giữ cho đến ngày nay.
Nếu tính về độ tuổi thì Tháp Rùa chỉ mới mới hơn 130 năm tuổi, tuy nhiên việc xây tháp trên gò Rùa đã từng được vua Lê Thái Tông thực hiện vào những năm 1435, tức là cách đây tầm 500 - 600 năm. Bởi tính lịch sử lâu đời cũng như nét văn hóa đậm chất xưa cũ của nó mà ngày nay Tháp Rùa đã trở thành một địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách. Đừng bỏ qua địa điểm này trong hành trình khám phá Hà Nội của bạn đấy nhé!
Xem thêm: Nhà hát múa rối Thăng Long - Truyền thống múa rối nước độc đáo
2Nên tham quan Tháp Rùa vào thời gian nào?
Bạn có thể đến tham quan Tháp Rùa vào bất cứ thời điểm nào trong năm bởi môi mùa Tháp Rùa lại có một vẻ đẹp riêng. Đặc biệt khi đến Tháp Rùa vào mùa thu thì bạn sẽ cảm nhận được mùi hoa sữa nồng nàn khắp phố phường Hà Nội giữa thời tiết dịu mát hòa cùng huwng cốm non thơm lừng xanh mát. Ngoài ra khi các hàng cây cổ thụ ven hồ lác đác rơi lá vàng thì bạn sẽ còn cảm nhận được sự bình yên nhất khi đến thăm Hà Nội.
3Khám phá nét kiến trúc độc tại Tháp Rùa
Bởi vì Tháp Rùa được xây dựng dưới thời Pháp thuộc nơi đây mang đậm phong cách kiến trúc của Pháp kết hợp với kiến trúc Việt. Tòa Tháp Rùa được xây dựng trên gò đất trống khoảng 350 mét vuông nằm chính giữa hồ Gươm. Với lối kiến trúc cùng phong cách xây dựng đậm chất Pháp nhưng phần mái ở Tháp Rùa vẫn giữ được độ cong theo phong cách văn hóa Phương Đông.
Tháp Rùa có 3 tầng, hai tầng trên nhỏ dần nhưng đều theo bình đồ hình chữ nhật. Tầng dưới cùng của tháp có chiều dài 6,28 mét, chiều rộng 4,54 mét. Chiều dài mở 3 cửa, chiều rộng mở 2 cửa nên tổng thể tầng dưới cùng của tháp gồm 10 cửa. Bên trong tầng 1 được phân làm 3 gian khác nhau. Tầng 2 của Tháp Rùa tuy nhỏ hơn với kích thước hai chiều là 4,8 mét và 3,64 mét nhưng vẫn được chia làm 3 gian và mở 10 cửa ra ngoài y như tầng 1 nhưng nhỏ hơn. Tầng 3 của tòa thấp có kích thước nhỏ hơn nữa với chiều dài 2,97 mét và chiều rộng 1,9 mét do đó ở tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông. Trong tầng 3 có một ban thờ và phía trên tầng này có một vọng lâu vuông vức mỗi chiều 2 mét.
4Tháp Rùa - Điểm check-in không thể bỏ qua
Với đặc điểm là một điểm tham quan tại Hà Nội, chỉ có thể nhìn ngắm từ xa chứ không thể lại gần khiến cho du khách càng hiếu kỳ về địa điểm này. Nếu nói Hồ Gươm là bông hoa đẹp của Hà Nội thì Tháp Rùa chính là phần nhị trung tâm của bông hoa đó. Vì thế dù chỉ là một ngọn tháp nhỏ nhưng Tháp Rùa vẫn luôn giữ được vị thế của mình bằng lối kiến trúc xây dựng độc đáo. Vì thế mà dù chỉ là một tháp nhỏ nhưng được đặt trong một gò đất giữa lòng hồ hàng trăm năm, Tháp Rùa tạo nên vẻ đẹp trung tâm, vừa gần vừa xa, vừa luống màu thời gian huyền bí và tĩnh mịch.
Một điều đặc biệt nữa là Tháp Rùa còn được biết đến qua truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm nhằm được tạo ra để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Ông là người được sinh ra trong thời kỳ nhà Minh khi Trung Quốc cai trị Việt Nam ta, cũng chính ông là người đã đứng lên tuyển mộ đội quân kháng chiến chống lại quân đội Trung Quốc và giành chiến thắng lừng lẫy. Một điểm ly kỳ không thể không nhắc đến khi ghé thăm Hồ Gươm chính là loài Rùa hàng trăm năm tuổi. Trong quá khứ thì tại Tháp Rùa đã có 4 cá thể rùa đều đã chết từ lâu. Theo truyền thuyết rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa – quê của vua Lê Lợi, được ông thả vào hồ Hoàn Kiếm và gắn liền với truyền thuyết gươm thần. Một chú rùa đã chết năm 1962 tại vườn hoa Chí Linh, một được lưu trữ trong kho của Bảo tàng Hà Nội, một được bảo quản lưu giữ trong đền Ngọc Sơn và một cá thể rùa gần nhất qua đời vào năm 2016 được ướp xác trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Việt Nam.
Giao thoa tất cả những yếu tố đó đã khiến cho Tháp Rùa trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh thiêng liêng tại Hà Nội. Đây cũng là một trong những điểm check-in Hà Nội không thể bỏ qua khi đến thăm quan Thủ Đô. Bất kỳ ai khi đến với Hà Nội, đến với Hồ Gươm chắc chắn việc đầu tiên sẽ là nhìn ngắm Tháp Rùa và chụp lại những bức ảnh check-in với hình bóng Tháp Rùa xa xa phía sau.
5Những địa điểm tham quan gần Tháp Rùa
5.1 Bưu điện Hà Nội
Sau khi tham quan Tháp Rùa xong bạn đừng bỏ qua cung đường tham quan vòng quanh Hồ Gươm. Bởi cứ đi thì bạn sẽ bắt gặp Bưu điện Hà Nội nằm ngay bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm. Đây chính là biểu tượng hàng trăm năm của Hà Nội.
5.2 Kem Tràng Tiền
Từ Bưu Điện Hà Nội gần nhất bạn hãy tiếp tục hành trình đến cửa hàng Kem Tràng Tiền nằm trên số 35 Tràng Tiền. Kem Tràng Tiền là một trong những đặc sản của Hồ Gươm nên nếu bạn có cơ hội tham quan Hà Nội thì đừng quên ghé thăm và thưởng thức những chiếc kem mang hương vị Hà Thành nhé.
5.3 Vườn hoa Lý Thái Tổ
Từ Nhà hát lớn Hà Nội không khó để bạn có thể di chuyển đến vườn hoa Lý Thái Tổ vì rất gần. Đây là nơi đặt tượng đài thờ nhà vua Lý Thái Tổ người có công khai lập kinh thành Thăng Long xưa.
5.4 Tháp Bút – Đền Ngọc Sơn
Từ vườn hoa Lý Thái Tổ bạn chỉ cần đi về hướng tay phải bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều các hoạt động trên phố đi bộ nếu đi vào cuối tuần. Lúc này đừng quên ghé thăm Tháp Bút, Cầu Thê Húc và Đền Ngọc Sơn. Đây đều là những công trình văn hóa nổi tiếng của Hà thành nhất định phải ghé thăm trong hành trình tham quan Hà Nội.
5.5 Chợ Đêm Phố Cổ
Nếu đã lỡ tham quan Hồ Gươm vào buổi tối cuối tuần bạn đừng quên ghé khu chợ đêm phố cổ. Đây là khu chợ phiên đầy màu sắc và vô cùng nhộn nhịp ngay cạnh Hồ Gươm. Đến đây bạn có thể thoải mái mua sắm đồ lưu niệm hay những món đồ yêu thích bạn cũng có thể thưởng thức một số đặc sản của Hà Nội ở xung quanh khu này như hoa quả dầm ở phố Tô Tịch, nộm bò khô ở phố Hoàn Kiếm.
Trên đây là toàn bộ những thông về Tháp Rùa mà MIA.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có một lịch trình khám phá Hà Nội khó quên! Đừng quên check-in Hà Nôi khi ghé đến điêm tham đầy lí thú này, bạn nhé!