Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên nằm ở ấp Cây Khô, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Cẩm nang du lịch cho biết, nơi tọa lạc của thiền viện được gia đình Phật tử Từ Vân phát tâm dâng cúng đất vào năm 2002. 

Ở Bình Dương nếu bạn đã biết qua chùa Khánh Hội mang phong cách kiến trúc cổ điển, thì tại Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên được xây theo lối kiến trúc nhà Lý và Trần mang hình ảnh về một nền lịch sử sâu sắc. Nơi đây là chốn trang nghiêm dành cho mọi từ chúng, phật tử về đây sinh hoạt, tu tập theo thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đặc biệt là Phật giáo được đề cao và phát huy những thành tựu vĩ đại, do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 2

Cổng chính thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên nhìn từ ngoài nhìn vào khá là cổ kính và tráng lệ được xây dựng theo nền cổ kính từ thời nhà Lý, Trần. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Xem thêm: Nhà thờ Chánh toà Phú Cường và lối kiến trúc cổ điển đầy ấn tượng

Thời gian gần đây, du lịch Bình Dương đã thu hút rất nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau đã không ngại vượt hàng chục km từ TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương về thiền viện Trúc lâm Thanh Nguyên chỉ để được tịnh tâm tìm lại cân bằng trong cuộc sống và hòa mình với thiên nhiên tươi xanh cả bầu trời.

Dù bạn ở các tỉnh thành nào thì rất dễ dàng di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô để đến với thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên. Với lộ trình mà MIA.vn chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn phần nào xác định đường đi đến thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên sẽ dễ dàng hơn khi tự điều khiển phương tiện đến đây nhé!

Từ UBND xã Vĩnh Hòa, Phú Giáo, Bình Dương: Đi về hướng Đông Bắc đường Tỉnh lộ DT 741 thêm 800m, có một ngã ba Cây Khô rẽ phải vào đường DH5 đi 6km, sẽ gặp thêm ngã ba trên đường DH5 có treo tấm bảng lớn ghi tên Thiền Viện Trúc Lâm Thanh Nguyên, rẽ phải đi 250m nữa là bạn sẽ tới ngay thiền viện.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 3

Đường vào thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên đổ bê tông sạch đẹp, khang trang, rợp bóng mát của cánh rừng cao su và hoa lá cỏ khiến bạn tâm hồn rất thoải mái

Nếu bạn đi xe khách để di chuyển đến thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên thì hãy nhớ báo nhà xe dừng tại Trạm dừng chân cầu Sông Bé. Từ đây bạn có thể bắt xe ôm hay taxi để đi vào thiền viện chỉ cách 9,7km và đường được trải nhựa rấtdễ đi chỉ mất khoảng 12 phút là bạn đã đến nơi. Bạn hoàn toàn yên tâm không phải lo bị lạc đường bởi vì trên đường đi đến thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên luôn có bảng chỉ dẫn đường từ DT741 ở ngã ba Cây Khô hay đường DH5.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 4

Hướng dẫn đường đi trên Google maps từ Trạm dừng chân cầu Sông Bé đến thiền viện

Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên nằm lọt thỏm giữa rừng cao su đại ngàn, tách biệt với khu dân cư nên không gian cực kỳ yên tĩnh đúng nghĩa như câu nói tìm về chốn bình yên khi dừng chân tại đây.

Khuôn viên thiền viện tương tự như ở chùa Tây Tạng Bình Dương có không gian rộng rãi, thoáng mát, thanh tịnh. Bởi được phủ bóng cây xanh mướt xum xuê, thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên mang một không khí trong lành mát mẻ sẽ thật tuyệt vời khi dừng chân nơi đây ngồi nghỉ mát, dạo quanh trong vườn sảng khoái, bình yên.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 5

Bảng cổng chào Thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên được khắc trên đá, xung quanh là những tán lá cây xanh mát mắt

Thiền viện có kiến trúc theo hình mẫu khá giống nhau của các thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm và có quy mô xây dựng khá hoành tráng. Khu thiền viện ngày càng rộng lớn, trở thành điểm du lịch trong chương trình liên kết tuyến du lịch TP.Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước và các tỉnh Tây nguyên.

Bao quanh thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên là bóng mát của cánh rừng cao su và hoa lá cỏ. Bên trong thiền viện cũng toàn là cây xanh, tạo cảm giác gần gũi hòa quyện vào thiên nhiên. Nơi đây, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng nhẹ nhõm, như trút đi bao phiền muộn, nặng nhọc trong người. Đến một lần rồi muốn đến thêm nhiều lần nữa, ở cả ngày mà không chán.

Đi vào sân nhìn lên chánh điện, nổi bật tảng đá Thanh Nguyên được phủ rêu phong theo năm tháng. Ngoài ra, bạn sẽ thấy hai cây đèn lớn được tạo hình mang kiến trúc đặc trưng thường thấy ở thiền phái Trúc Lâm khác.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 6

Đến với thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên chiêm bái, ai ai cũng sẽ cảm nhận được vẻ an yên và thanh nhã trong không gian thiền định nơi ánh hào quang Phật giáo luôn soi chiếu

Không gian bên trong chánh điện khang trang với nền gạch sáng bóng sạch sẽ, tường gạch màu vàng luôn là tông chủ đạo nơi đây, cùng với nội thất gỗ nâu trầm… Tất cả tạo sự thân thuộc, gần gũi, mộc mạc mà an tịnh giúp bạn chuyên tâm tu tập.

Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu, hai bên là tòa tháp bảo cao ngang bằng Phật rất uy nghiêm. Bên trong chánh điện thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 7

Chánh điện luôn là nơi an vị tượng đồng của Phật thích ca, tương tự như ở mọi thiền viện ở các nơi khác vì cùng chung một giáo phái Trúc Lâm

Bên cạnh đó, tượng Phật Bà Quan Thế âm Bồ Tát đứng trên đài sen lộ thiên được điêu khắc bằng đá tự nhiên. Khuôn viên nơi thờ được rợp mát bởi những cành lá trúc la đà xen lẫn những cây tiểu cảnh làm không gian thêm thoáng mát. Hồ sen phía trước luôn tỏa hương ngào ngạt khoe sắc hồng biểu tượng của nhà Phật.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 8

Tượng Phật Bà Quan Thế  âm Bồ Tát là nơi Phật quán chiếu chúng sanh. Trước khi vào điện chính mọi người thường hay thắp nhang tại đây trước

Thiền viện Trúc lâm Thanh Nguyên còn mở Chương trình sinh hoạt tu học cho mọi người ở thập phương được diễn ra vào các ngày chủ nhật tuần thứ 3 dương lịch hàng tháng. Lớp học không hạn chế giới tính hay độ tuổi, đủ duyên lành đều có thể đến đây để tham gia. 

Lầu chuông đối nghịch phía bên kia là gác trống, được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung được chạm khắc những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 9

Nghe tiếng chuông của thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên như được đánh thức tâm hồn, lời nguyện cầu được ghi nhận và lan tỏa khắp bốn phương tám hướng

Không gian cây xanh chiếm hơn một nửa diện tích của khuôn viên nên không khí rất trong lành thoáng mát. Bên cạnh đó, còn có các bức tượng thờ được tạo tác từ bàn tay điêu luyện của nghệ nổi tiếng trong nghề, mỗi bức tượng đều toát lên vẻ thần thái riêng. Chiêm ngưỡng những tuyệt tác ấy cảm nhận được sự công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết phác lên cái hồn của mỗi vị Phật.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 10

Những tượng Phật được điêu khắc công phu khiến người xem không khỏi thán phục bàn tay tài hoa của những nghệ nhân

Ngoài ra, trong khuôn viên thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên còn có các hạng mục khác như: Tổ Điện, Khách Đường, Trai Đường, Duyệt Tạng Đường, Từ Vân Đình,… đều trang nghiêm, thông thoáng và sạch sẽ.

Về thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên tìm khoảng lặng bình yên 11

Khuôn viên Từ Vân Đình được bài trí rộng rãi, nhiều cây xanh và thoáng mát mang lại cảm giác an nhiên cho bạn khi đến đây

Đến thiền viện Trúc Lâm Thanh Nguyên để chiêm ngưỡng nền kiến trúc Phật Giáo độc đáo và đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Bên cạnh đó, khi đến với nơi đây còn cảm nhận được không khí thanh tịnh, trang nhã đầy an yên như gột rửa những ưu phiền. Nếu đủ duyên lành đây thực sự là một điểm dừng chân lý tưởng mà bạn nên đến viếng thăm, tìm thấy một thoáng bình yên trong tâm hồn và cảm thấy tích cực, lạc quan và yêu đời hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu bạn là người theo hệ tâm linh, khi đến với du lịch Bình Dương ngoài nơi đây bạn còn có thể đến với lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu với nhiều hoạt động cầu an, cầu siêu, nâng cao giá trị văn hoá tín ngưỡng hơn nữa.