Du lịch Hà Nội bên cạnh những điểm đến xinh đẹp còn có những dấu ấn văn hóa sâu sắc mà bạn nên tham quan khi đến đây. Một trong những điểm đến văn hóa đẹp đẽ phản ánh lịch sử rực rỡ tại Hà Nội chính là Đền Thượng Ba Vì. Đây là ngôi đền đã có tuổi đời lâu năm và được nhiều tín đồ du lịch tìm đến khi tham quan Ba Vì. Vậy Đền Thượng Ba Vì có gì đặc biệt và trước khi đến đây tham quan bạn cần biết trước thông tin gì, hãy cùng MIA.vn khám phá bạn nhé!

Đền Thượng Ba Vì là địa điểm tham quan văn hóa nổi tiếng ở khu vực núi Tản Viên. Đền này còn có tên gọi là Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên và được nhiều tín đồ du lịch tìm đến tham quan, trải nghiệm.

Nằm ở vị trí tựa vào đỉnh núi Tản Viên thanh bình và khung cảnh trữ tình, Đền Thượng Ba Vì mang đến quang cảnh nhẹ nhàng, yên ả , khiến nhiều tín đồ du lịch cảm thấy an yên khi đến đây tham quan, nguyện cầu.

Với không gian kiến trúc cổ kính, Đền Thượng Ba Vì là nơi thờ phượng Đức Thánh Tản Viên, Công chúa Ngọc Hoa và những nhân vật liên quan khác. Năm 2008, Đền Thượng Ba Vì được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia cùng với quần thể Đền Trung và Đền Hạ.

Viếng thăm Đền Thượng Ba Vì, không gian linh thiêng trên núi Tản 2

Đền Thượng Ba Vì là địa điểm tham quan văn hóa nổi tiếng ở khu vực núi Tản Viên

Viếng thăm Đền Thượng Ba Vì, không gian linh thiêng trên núi Tản 3

Đền Thượng Ba Vì là nơi thờ phượng Đức Thánh Tản Viên nổi tiếng linh thiêng

Theo nhiều giai thoại được kể lại, Đền Thượng Ba Vì được xây dựng vào thời vua An Dương Vương trị vì. Ngoài ra, thông tin về việc xây dựng ngôi đền cũng từng xuất hiện trong sách Dư địa chí. Sách này kể lại rằng, Đền Thượng được vua Lý Nhân Tông cho xây dựng để thờ thần núi Tản Viên vào năm 1142.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và biến động, Đền Thượng Ba Vì ngày nay không còn vẻ hùng vĩ như xưa. Đền chỉ còn lại 3 pho tượng và 1 bát hương đặt dưới mái núi thắt cổ bồng. Đến năm 1993, đền được trùng tu trở nên khang trang hơn. Vào năm 2010, đền được trùng tu một lần nữa và sở hữu dáng vẻ tựa núi uy nghiêm như ngày nay.

Viếng thăm Đền Thượng Ba Vì, không gian linh thiêng trên núi Tản 4

Theo nhiều giai thoại được kể lại, Đền Thượng Ba Vì được xây dựng vào thời vua An Dương Vương trị vì

Bạn có thể đến tham quan Đền Thượng Ba vì trong khung giờ từ 8 giờ đến 17 giờ các ngày trong tuần từ thứ Hai đến Chủ Nhật. Đền cũng sẽ mở cửa vào những ngày lễ, Tết để phục vụ nhu cầu tham quan của các tín đồ du lịch khi đến với nơi đây.

Đền Thượng Ba Vì sẽ không mất phí vào cổng. Tuy nhiên, nếu muốn kết hợp tham quan Vườn Quốc gia Ba Vì, bạn có thể mua vé với giá khoảng 60.000 VND/người lớn. Bên cạnh đó, chi phí gửi xe khi đến đây tham quan sẽ là 3.000 - 5.000 cho xe máy, xe đạp và 25.000 - 55.000 VND cho ô tô. Giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời điểm, bạn có thể cập nhật thông tin trước khi du lịch đến đây nhé!

Đường di chuyển đến Đền Thượng Ba Vì không quá khó đi. Địa điểm tham quan này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 67 km và mất khoảng 1 giờ 45 phút khi di chuyển đến đây. Để di chuyển từ Hà Nội đi Đền Thượng Ba Vì, bạn nên di chuyển theo cùng đường Cao tốc 03 - rẽ trái vào Tỉnh lộ 87 để đến với cổng vào Đền Thượng Ba Vì. Bạn có thể đi bộ thêm khoảng 500 bậc thang nữa để có thể đến với Đền Thượng.

Bạn có thể chuẩn bị đồ cúng mặn hay chay đều được khi sắm lễ bái Đền Thượng. Thông thường, người dân địa phương sẽ đến đây lễ cúng với những lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, xôi gà, thịt luộc, bánh trái hoặc các món chay được làm sẵn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị hương hoa khi đến viếng đền.

Thông thường, các tín đồ khi đến với Đền Thượng sẽ cầu bình an, sức khỏe và mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Bên cạnh đó, ban thờ Mẫu cũng là nơi cầu tự linh thiêng được nhiều người tìm đến.

Đền Thượng Ba Vì là một địa điểm linh thiêng với không gian văn hóa độc đáo. Vậy khi khám phá Đền Thượng Ba Vì, bạn nên tham quan và trải nghiệm những điều đặc biệt gì, hãy cùng Cẩm nang du lịch MIA.vn bạn nhé!

Kiến trúc của Đền Thượng Ba Vì được chia thành hai gian và mang đậm dấu ấn của người Việt xưa. Gian bên ngoài là Nhà Đại Bái, là nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và tâm linh thường ngày của các tín đồ khi đến khám phá Đền Thượng.

Gian bên trong của Đền Thượng là phần hậu cung và chính cung. Nơi đây chủ yếu là nơi thờ phụng các nhân vật quan trọng như Đức Thánh Tản và tượng của hai người anh em họ để ở hai bên. Không gian bên tả của đền là nơi thờ bà Đinh Thị Đen (thân mẫu của ngài) và bà Ma Thị Cao Sơn (dưỡng mẫu của ngài) cùng Công chúa Ngọc Hoa. Bên hữu của đền là nơi thờ đức Thái Bạch Kim Tinh, vị thần đã trao cho Đức Thánh Tản chiếc gậy thần để cứu giúp mọi người.

Khi bước đến Đền Thượng, bạn có thể chiêm ngưỡng mái đá cổ kính được bao phủ bởi không gian cành lá xung quanh của các cây cổ thụ. Rêu phong gân guốc uốn lượn bên những bức tượng trên mái tạo nên không gian có phần trầm mặc.

Viếng thăm Đền Thượng Ba Vì, không gian linh thiêng trên núi Tản 5

Kiến trúc của Đền Thượng Ba Vì được chia thành hai gian và mang đậm dấu ấn của người Việt xưa

Viếng thăm Đền Thượng Ba Vì, không gian linh thiêng trên núi Tản 6

Khi bước đến Đền Thượng, bạn có thể chiêm ngưỡng mái đá cổ kính được bao phủ bởi không gian cành lá xung quanh của các cây cổ thụ

Lễ hội Đền Thượng diễn ra tại Vườn Quốc gia Ba Vì là một lễ hội được diễn ra quanh năm, nhưng đặc biệt nhất là khoảng thời gian từ Tết đến hết tháng 3. Đây là thời điểm mà Đền Thượng trở nên khá đông đúc và bạn sẽ phải chen lấn nhiều hơn khi đến đây. Khi đến với Lễ hội Đền Thượng vào thời gian này, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và thưởng ngoạn cảnh đẹp và hít thở bầu không khí trong lành tại đây.

Viếng thăm Đền Thượng Ba Vì, không gian linh thiêng trên núi Tản 7

Lễ hội Đền Thượng diễn ra tại Vườn Quốc gia Ba Vì diễn ra sôi nổi nhất vào dịp Tết

Đền Thượng Ba Vì là một điểm đến mang sắc màu văn hóa linh thiêng. Vì thế, khi tham quan Đền Thượng Ba Vì, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để hành trình không bị gián đoạn nhé!

- Lựa chọn trang phục kín đáo, gọn gàng. Tránh những loại trang phục quá hở hoặc quá ngắn.

- Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong lành.

- Không làm ồn, giữ trật tự để bảo vệ không gian linh thiêng của đền.

- Đường lên đền sẽ phải đi qua nhiều bậc thang với độ dốc lớn. Bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, ngắm cảnh để tiết kiệm sức khi tham quan. Nếu được, bạn nên mang theo một chai nước để uống trong hành trình tham quan Đền Thượng Ba Vì.

Nếu di chuyển bằng xe ô tô, bạn chỉ được phép đi đến Cốt 400 mét và đi bộ đến Đền Thượng Ba Vì.

Đền Thượng Ba Vì là địa điểm linh thiêng mà bạn nên khám phá nếu muốn tìm hiểu văn hóa đặc sắc của miền Bắc Việt Nam. Chúng mình hy vọng rằng, thông qua Cẩm nang du lịch lần này, bạn đã có thêm những góc nhìn chân thật nhất về vẻ đẹp của Đền Thượng Ba Vì. Đây là một điểm đến mà bạn nên cân nhắc tham quan