1 6 món đặc sản Đồng Văn làm nên tên tuổi của ẩm thực chợ phiên vùng cao
Nếu có dịp đến vùng cao Đông Bắc vào những ngày chớm đông, bạn đừng bỏ qua cơ hội được một lần nhâm nhi món Bánh tam giác mạch Hà Giang, thức quà vặt hấp dẫn đã luôn là đặc sản Đồng Văn được bao người yêu thích.
Xem thêm: Cơm lam Bắc Mê – Món ngon giản dị của vùng cao Đông Bắc
Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang rực rỡ và nên thơ thế nào ai cũng biết, đó chính là nét đẹp bình dị giữa vùng rẻo cao Đông Bắc hoang vu, khô cằn. Thế nhưng ít ai ngờ rằng, loài hoa dại ấy lại có thể trở thành một trong những món đặc sản Đồng Văn hấp dẫn bao thực khách gần xa, đến độ mọi người thường mách nhau rằng, hễ đến chợ phiên là phải một lần thưởng thức.
Bánh tam giác mạch sở hữu vị béo béo, bùi bùi và thoang thoảng mùi thơm nhẹ nhàng, khiến ai có dịp đi ngang qua sạp bán đều chẳng nỡ dời bước chân. Trông có vẻ đơn giản là thế, ấy vậy nhưng nếu muốn làm được một chiếc bánh hoàn chỉnh, người đầu bếp cũng đòi hỏi phải lắm vất vả chứ chẳng dễ dàng gì.
Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch sẽ mang đi phơi khô, sau đó đem xay và sàng để lấy bột mịn. Phần bột ấy sau đó sẽ đem đi trộn với nước, nhào đến khi hỗn hợp dẻo quánh thì rót vào khuôn và mang đi hấp chín. Nếu muốn món đặc sản Đồng Văn này có lớp vỏ vàng ươm giòn rụm bắt mắt, người bán sẽ đem nướng sơ trên bếp than hồng trước khi trao đến tay thực khách.
Món đặc sản Đồng Văn này thường được người dân vùng cao bán nhiều ở các khu chợ phiên. Nếu có dịp tham gia phiên chợ độc đáo của vùng rẻo cao Đông Bắc, bạn đừng quên thưởng thức món bánh tam giác mạch thơm ngát ngọt lành này nhé.
Ắt hẳn đối với các tín đồ đam mê ẩm thực, phở từ lâu đã không còn là món ăn quá đỗi xa lạ. Vậy điều gì đã biến món phở này trở thành đặc sản Đồng Văn mà ai đến vùng rẻo cao này cũng mong được một lần thưởng thức?
Điểm khác biệt đầu tiên của món phở Tráng Kìm phải kể đến sợi bánh được làm hoàn toàn từ phương pháp thủ công. Những táng bánh phở sau khi tráng sẽ được đem đi phơi rải đều trên các thanh gỗ cao, khi nào có thực khách gọi món thì mới đem xuống cắt mỏng.
Điều đặc biệt thứ hai của món đặc sản Đồng Văn này phải kể đến phần nước dùng. Nếu như món phở truyền thống thường dùng xương bò để ninh thì người dân Đồng Văn lại ưa chuộng xương gà hơn cả. Phần xương gà được lọc kỹ thịt, sau đó thêm tí nghệ tươi, hành tây và ninh trong nhiều giờ và vớt bọt liên tục nên có độ trong veo hấp dẫn. Khi thưởng thức, bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được hương vị thanh trong, ngọt lịm của xương gà, thêm tí béo dai của bánh phở lại càng “bon” miệng hơn.
Độ nổi tiếng của món Thắng cố Đồng Văn – Hà Giang là điều không thể phủ nhận. Không chỉ là món đặc sản Đồng Văn gắn liền với nếp sống bình dị của người đồng bào dân tộc H’Mông, thắng cố còn là điểm sáng nổi bật trên tấm bản đồ ẩm thực của vùng rẻo cao Đông Bắc. Cứ hễ nhắc đến nền ẩm thực Đông Bắc, ai ai cũng đều nghĩ ngay đến món ăn trông có vẻ đáng sợ nhưng nếu ăn được lại chẳng thể dừng đũa.
Ngày trước, món đặc sản Đồng Văn này chủ yếu được chế biến từ thịt ngựa và nội tạng. Sau này, để thực khách dễ đàng thưởng thức hơn, người bán còn linh hoạt kết hợp thêm cả thịt trâu, bò. Cách chế biến món đặc sản Đồng Văn này cũng không quá phức tạp như mọi người thường nghĩ. Người đồng bào vùng cao sẽ lấy phần xương xẩu, thịt vụn, cùng các bộ phận nội tạng như tim, gan, phèo, phổi đi sơ chế sạch sẽ, sau đó ướp cùng loại gia vị và thảo quả theo công thức riêng.
Kế đó, họ sẽ mang đi xào, đến khi săn lại thì thêm nước vào chảo và ninh trên lửa lớn cho đến khi nhừ. Khi có thực khách gọi món, người đầu bếp sẽ múc một muôi đầy ra bát, sau đó thêm tí tiết ngựa luộc chín vào.
Một bát thắng cố đặc sản Đồng Văn hoàn chỉnh sẽ có được mùi hương đặc trưng của thảo quả, hoa hồi, quế, táo. Bởi vì kết hợp khéo léo nên mùi của món ăn không nồng, gắt mà ngược lại rất thơm và hấp dẫn, khiến ai từng ăn là sẽ chẳng thể nào quên hương vị độc đáo ấy.
Nếu như bạn thắc mắc vì sao bánh cuốn, món ăn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì nơi đâu lại là một trong những đặc sản Đồng Văn hấp dẫn, vậy hãy để MIA.vn giải đáp nhé.
Khác với những món bánh cuốn thường thấy, đặc sản Đồng Văn này có cách ăn khác một xíu. Thay vì dùng kèm bánh với nước mắm pha thiên ngọt thì người dân vùng cao Đông Bắc sẽ ăn cùng với chén nước dùng được ninh từ xương lợn, thêm tí hành lá và rau thơm xắt nhuyễn.
Phần nhân của món đặc sản Đồng Văn này vẫn như cũ, là hỗn hợp thịt xay, mộc nhĩ và sẽ có thêm cả trứng gà nếu như thực khách muốn thưởng thức. Để nhâm nhi món đặc sản Đồng Văn này đúng chuẩn, bạn sẽ thả chiếc bánh đầy ụ nhân vào chén nước dùng, sau đó cứ thế từ từ thưởng thức.
Thông thường, bát nước dùng sẽ có thêm một, hai miếng chả hoặc phần bánh sẽ được cắt đôi, sau đó cho hẳn trực tiếp vào trong chứ không để riêng. Thế nhưng, dù phục vụ thực khách dưới hình thức nào đi nữa thì bạn sẽ luôn cảm nhận được vị béo của bánh cuốn đẫm nhân, phần nước dùng ngọt thanh, thoang thoảng mùi thơm của hành lá, rau thơm và tí cay nồng của ớt xắt.
Người dân vùng cao, đặc biệt là ở khu phố cổ Đồng Văn, thường thưởng thức món bánh nóng này vào buổi sớm. Vào những ngày trời trở gió se se lạnh lại càng muốn được thưởng thức hơn cả. Nếu đến các quán bánh cuốn, bạn sẽ được nhìn thấy quy trình tráng bánh và lắng nghe tiếng trò chuyện rôm rả của người bán với khách ăn nữa đó. Thưởng thức suất bánh hấp dẫn, sau đó nhâm nhi chung trà nóng thơm lựng, đây quả thật là cách khởi đầu ngày mới không thể đặc biệt hơn.
Đã nhắc đến các món đặc sản Đồng Văn thì quả thật không thể không đề cập đến mèn mén. Là thức quà vặt được lòng bao thực khách gần xa, mèn mén gói trọn tâm tình của người dân vùng cao đến những người bạn đến đây tham quan, khám phá.
Mèn mén là loại bánh được làm từ bột ngô tẻ, sau đó mang đi hấp chín. Món bánh này có mùi thơm thoang thoảng của bắp đồ kỹ, cắn một miếng liền cảm nhận rõ hương vị béo bùi ngọt lịm. Người dân vùng cao thường dùng kèm mèn mén với canh bí đỏ, su su để tăng thêm hương vị. Hoặc nếu không, bạn chỉ việc nhâm nhi riêng phần mèn mén thôi cũng đã rất ngon rồi.
Trong những ngày chớm đông, người dân vùng rẻo cao Đông Bắc, đặc biệt là ở khu vực phố cổ Đồng Văn lại càng yêu thích hơn cả bát thắng dền ấm nóng. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, món đặc sản Đồng Văn này có đôi nét tương đồng với chè trôi nước, thế nhưng ngay từ lần đầu thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Thắng dền được chế biến từ nếp Yên Minh, đặc sản của vùng Hà Giang nắng gió. Người dân vùng cao sẽ nặn thắng dền thành những viên hình tròn, có thể thêm phần nhân đậu xanh hoặc không, sau đó mang đi luộc chín. Bánh chín, họ sẽ múc ra, thêm nước đường hoa mai, gừng và đậu phộng rang, thêm tí mè để tăng thêm mùi thơm.
Từ lâu, những món đặc sản Đồng Văn đã luôn khiến bao người lữ khách đem lòng thương nhớ mỗi khi có dịp đến vùng rẻo cao xinh đẹp này. Bạn ơi, nhất định phải lưu lại danh sách những món đặc sản mà tụi mình vừa gợi ý vào cuốn sổ tay Cẩm nang du lịch làm hành trang cho chuyến đi sắp tới nhé.