- Địa chỉ cửa hàng: phố Quán Gánh, Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội

- Điện thoại: 0969.1221.69

Bánh dầy Quán Gánh đã trở thành một biểu tượng của hương vị thơm ngon và truyền thống. Khách qua đường không chỉ dừng lại để thưởng thức mà còn mua về làm quà biếu cho người thân yêu như ông bà, cha mẹ, hay để đón tay cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong các nghi lễ truyền thống như ngày rằm, việc thắp hương cùng với bánh dầy cũng trở nên phổ biến.

Kể từ thời kỳ đổi mới, khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển, cuộc sống của người dân đã có những cải thiện đáng kể. Đặc biệt, tại làng Thượng Đình, người dân không ngừng tạo ra những chiếc bánh dầy để đáp ứng nhu cầu của các lễ hội, các chuyến du lịch xa và đặc biệt là các đám tiệc "nên duyên" - thời điểm mà số lượng đơn đặt hàng càng ngày càng tăng lên để phục vụ phong tục.

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 2

Tấm lá dong gói bánh dầy xanh mướt kèm chữ song hỉ đẹp mắt

“Bánh Dầy Quán Gánh” được coi là một món ăn rất dân dã, thanh tao đặc biệt mang ý nghĩa lịch sử lâu đời và sâu sắc, thường được nhắc đến trong nét văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Xuất phát từ làng Thượng Đình, quê hương của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, bánh dày Quán Gánh là kết tinh của sự cần cù, thông minh và khéo léo của người dân nơi đây. Họ đã biến tấu những nguyên liệu quen thuộc như nếp dẻo, đậu xanh bùi, lá dong xanh mướt thành món quà tinh hoa, mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 3

Đền thờ vị tướng Nguyễn Trãi tại làng Thượng Đình

Hơn 2000 năm trước, bánh dầy Lang Liêu đã được dâng lên vua cha, từ đó lưu truyền và trở thành biểu tượng cho sự sung túc, may mắn. Kế thừa truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", vào năm 2002, nhân ngày giỗ Vua Hùng, người dân Thượng Đình đã tạo nên chiếc bánh dày khổng lồ nặng 180kg, đường kính 1,8m cùng chiếc bánh chưng nặng 18kg. Điều này thể hiện sự trân trọng và lòng thành kính mà người dân địa phương dành cho tổ tiên. Trong buổi lễ, 18 cụ cao niên, đại diện cho cư dân trong làng, đã tiến hành lễ dâng tại Đền thờ các Vua Hùng ở Phú Thọ.

1.2 Thương hiệu bánh dày Quán Gánh Hà Nội nổi tiếng như thế nào?

Có thể nhiều người chưa biết nhưng quán Gánh chính là nơi khai sinh, cho ra đời món bánh dày Quán Gánh Hà Nội nổi tiếng cho đến hiện nay và được nhiều người biết đến. Bạn chỉ cần đi dọc quốc lộ 1 đến cửa ngõ Hà Nội, thì bạn cũng đã dễ dàng bắt gặp hàng trăm quán nhà lá bán món bánh này. Đây cũng chính là nơi bán bánh dày nhiều nhất và cũng là nơi đã xuất hiện đầu tiên món ngon Hà Nội này.

Bánh dày của Quán Gánh không chỉ là một món ăn, mà còn là biểu tượng của văn hóa và truyền thống quê hương, thu hút du khách dừng chân để thưởng thức và mang về làm quà cho người thân. Từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, đời sống văn hóa và ẩm thực của người dân Hà Nội ngày càng phát triển. Ở làng Thượng Đình, bánh dày không chỉ là món ăn hàng ngày mà còn trở thành điểm nhấn trong các lễ hội, du lịch và đám cưới.

Hương vị đặc trưng của bánh dày Hà Nội được tạo nên từ sự kết hợp hoàn hảo giữa xôi nếp thơm lừng, nhân đỗ xanh, thịt lợn và hạt tiêu, mang lại một trải nghiệm ẩm thực đậm chất quê. Mặc dù không phải là một món ăn xa hoa, nhưng bánh dày lại thấm đượm tinh thần dân dã và sâu sắc của miền Bắc.

Bánh dày không chỉ là món ăn dân dã với lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa sâu sắc mà còn là một phần không thể thiếu trong danh sách những món quà biếu đặc trưng của Hà Nội.

1.3 Các loại bánh dày

Bánh dày Quán Gánh cung cấp ba loại nhân khác nhau: nhân ngọt, nhân mặn và bánh chay, đáp ứng đa dạng sở thích của khách hàng.

- Bánh dầy ngọt: là sự hòa quyện tuyệt vời giữa vị ngọt của đường cùng với vị ngọt đượm bùi của dừa sợi, đỗ xanh, hạt sen, vừng...

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 4

Lớp vỏ bánh vô cùng mịn màng và có màu trắng tinh ngon lành

- Bánh dầy mặn: là loại bánh có nhân mặn, vừa có chút vị béo của nhân mỡ hòa với vị béo ngậy của sợi cùi dừa, thịt ba chỉ có hương cà cuống, hành...

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 5

Hình dáng miếng bánh được các nghệ nhân nặn và tạo hình rất đều khuôn

- Bánh dầy chay: là loại bánh không có nhân, thường được ăn với chả quế hoặc chè đường và cũng là loại bánh mà Cẩm nang du lịch MIA.vn highly recommend bạn nhất định phải thưởng thức một lần. Khi thưởng thức miếng bánh dầy chay, bạn càng nhai sẽ càng thấy dẻo và cảm nhận đượm vị ngọt và hương thơm thoảng của gạo nếp đồng quê…

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 6

Những lát bánh dày được kẹp cùng miếng chả lụa cắt dày

Để tạo ra chiếc bánh dầy ngon và đặc biệt, dân làng Thượng Đình tuân theo một quy trình làm bánh cẩn thận và nghiêm ngặt từ việc chọn gạo nếp cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Nguyên liệu chính để làm bánh bao gồm nếp cái hoa vàng, nếp quýt, đậu xanh lòng vàng, và hương liệu cà cuống.

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 7

Những hạt nếp để làm bánh dày khi còn đang trổ bông

Gạo nếp dùng để làm bánh phải là loại gạo có độ dẻo cao và mùi thơm đặc trưng. Trong quá trình chọn lựa, hạt gạo cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ đều đặn, không lẫn hạt gạo tẻ, không có hạt bạc bụng hay sạn. Sau khi giã, gạo cần được xử lý kỹ lưỡng để trắng muốt, loại bỏ hoàn toàn cám và muội trấu. Khi cầm trên tay, bạn sẽ cảm nhận được hạt gạo phảng phất mùi thơm nhẹ nhàng.

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 8

Các hạt nếp luôn được chọn lọc kĩ càng và loại bỏ những hạt lép

Gạo được rửa sạch từ 2 đến 4 lần để loại bỏ tạp chất và sau đó ngâm trong nước lạnh khoảng 2 đến 3 giờ. Tiếp theo, gạo lại được rửa sạch lần nữa và để cho ráo nước trước khi cho vào nồi nấu thành xôi. Trong quá trình nấu, khi xôi gần chín, bạn cần thêm một chút nước ấm để xôi chín đều và mềm đúng mức, bước này rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bánh. Sau khi xôi đã chính và tỏa ra thơm phức, bạn đổ xôi ra một cái cối hoặc một tấm buồm cói trải trên nền gạch và nhanh chóng dùng chày giã nóng. Giã cho đến khi xôi mềm và dính lại với nhau, tạo thành một khối dẻo, có màu trắng trong.Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 9

Mọi công đoạn chế biến đều được làm bằng thủ công, công cụ thô sơ

Người thợ sử dụng tay đã được rửa sạch để vo bột thành từng nắm nhỏ, đảm bảo đều nhau và dàn vỏ bánh sao cho dẹt đều. Sau đó, họ sẽ nhồi nhân vào giữa và nặn kín lại. Để tạo hình tròn dẹt cho chiếc bánh, người thợ phải nhẹ nhàng bóp cho bánh hơi dẹt xuống. Trong làng nghề, người ta thường nói, “vo tròn rồi bóp bẹp” để mô tả quy trình này.

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 10

Công đoạn làm bánh và tạo hình đều được chế biến bằng thủ công

Công đoạn cuối cùng mà MIA.vn muốn giới thiệu đến bạn là gói bánh. Bánh được gói thành từng bó 5 hoặc 6 chiếc trong lá dong tươi, sau đó dán nhãn thương hiệu và buộc chặt bằng dây lạt đã nhuộm màu đỏ.

Bánh dày Quán Gánh là một món quà truyền thống của Hà Nội, tuy có vẻ ngoài giản dị nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng trong từng công đoạn chế biến. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi hương vị dẻo thơm và ngon miệng của món bánh dày do người dân Quán Gánh làm ra.

3.1 Đồ xôi là cả một nghệ thuật

Hương vị dẻo thơm của bánh dày phụ thuộc vào khâu nấu xôi. Khi xôi sắp chín, người làm bánh sẽ phun một ít nước ấm để xôi chín đều. Sau đó, xôi được đổ ra cối hoặc buồm cói trải trên nền gạch sạch để giã cho đến khi xôi mịn, nhuyễn và dẻo quánh. Kế tiếp, thợ bánh dùng tay sạch để phân chia khối bột nếp thành từng nắm nhỏ, đồng đều. Họ sẽ vo, nắn và bóp bẹp hơn 20 lần cho đến khi bánh đạt được độ đàn hồi và dẻo dai mong muốn.

Gần đây, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang sử dụng máy giã bánh, giúp cho bánh đều và mịn hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian cho người thợ.

Gạo nếp - linh hồn của món bánh dày Hà Nội, được lựa chọn một cách tỉ mỉ. Người làm bánh chỉ chọn những hạt nếp cái hoa vàng đều đặn, không có hạt bạc bụng hay lẫn tạp chất.

Sau khi lựa chọn kỹ, gạo được giã nhuyễn cho đến khi hạt trở nên trắng muốt, rồi rửa sạch và ngâm trong nước lạnh từ 2 đến 3 tiếng. Khi gạo đã ráo nước, người ta bắt đầu nấu thành xôi.

Bạn đang thắc mắc bánh dày Quán Gánh mua ở đâu Hà Nội chuẩn nhất? Địa chỉ chuẩn nhất tại phố Quán Gánh Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì vậy bạn hãy đến đây để mua được bánh dày chuẩn vị, đúng chuẩn nét ẩm thực Hà Nội không lẫn được.

Nức mũi với bánh dày Quán Gánh, thơm ngon chuẩn vị Hà Nội 11

Bánh dày Hàng Gánh được đem đi trưng bày tại các hội chợ triển lãm

Từ một món bánh giản dị, nay bánh dày Quán Gánh đã trở thành một đặc sản đúng nghĩa, được nhiều khách thập phương biết đến. Theo nghệ nhân Trương Thị Hiền, hiện có khoảng 40 hộ gia đình đang tham gia vào nghề làm bánh dày. Mỗi phần bánh, gồm 6 cái, thường được bán với giá tham khảo từ 20.000 đến 25.000 VND mỗi cái.

Mặc dù làng nghề làm bánh dày đã tồn tại hàng trăm năm, món ăn này vẫn rất hấp dẫn và thu hút khách từ khắp nơi. Nhiều gia đình ở nội thành Hà Nội thường xuống làng để đặt mua bánh trong các dịp cưới xin hay lễ lạt. Bánh dày phù hợp với mọi lứa tuổi vì bánh mềm, dẻo và không dính răng, lại có thể ăn nhiều mà không cảm thấy ngán. Vì vậy, nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn hãy thử chọn bánh dày Quán Gánh làm điểm dừng chân và thưởng thức ẩm thực bạn nhé!