Sau gần 4 năm thi công, ngày 28/3 Bảo tàng Đà Nẵng tại số 42-44 Bạch Đằng chính thức chào đón công chúng ghé thăm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975). Công trình không chỉ là địa điểm lưu giữ những cột mốc lịch sử khó quên mà còn là biểu tượng văn hóa giữa lòng thành phố bên sông Hàn.

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 2

Tiền sảnh của Bảo tàng Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Sơn

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 3

Mặt tiền bên ngoài tòa nhà tọa lạc ngay khu vực sầm uất của thành phố và từng là Tòa Thị chính Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Sơn

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 4

Hệ thống chiếu sáng dịu nhẹ, đảm bảo trải nghiệm khám phá. Ảnh: Hoàng Sơn

Với tổng vốn đầu tư 504 tỷ đồng, bảo tàng được xây dựng trên diện tích hơn 8.600m2. Công trình bao gồm một khối bảo tàng với một tầng hầm, ba tầng nổi, kết hợp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh liên kết với tòa nhà Đốc Lý. Đây là sự giao thoa giữa kiến trúc cổ kính và tiện ích hiện đại, tạo nên không gian trưng bày đầy tính tương tác.

Với mục tiêu gìn giữ di sản nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu trưng bày hiện đại, UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi thiết kế và lựa chọn phương án của Công ty Studio Milou Singapore. Phương án này hài hòa giữa trường phái kiến trúc cổ và không gian bảo tàng đương đại, đảm bảo điều kiện bảo tồn nghiêm ngặt nhất.

Tổng diện tích bảo tàng lên đến 8.686m2, bao gồm tòa nhà cũ được nâng cấp và khu vực mở rộng. Không gian bên trong không chỉ giữ lại nét nguyên bản mà còn được trang bị hệ thống trưng bày tiên tiến, mang đến trải nghiệm sống động cho du khách.

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 5

Bảo tàng có nét đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Ảnh: Hoàng Sơn

Tòa nhà số 42 Bạch Đằng vốn là một công trình lịch sử, từng được biết đến với nhiều chức năng qua các thời kỳ: từ Tòa Đốc Lý, Tòa thị chính Đà Nẵng, cho đến trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, UBND và HĐND thành phố. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Pháp theo phong cách Tân cổ điển, tòa nhà này được khởi công vào năm 1898 và khánh thành vào năm 1900. Sau 125 năm, nơi đây tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị lịch sử của thành phố.

Bảo tàng Đà Nẵng trưng bày gần 3.000 hiện vật được tuyển chọn từ hơn 27.000 tư liệu lịch sử, giúp khách tham quan khám phá lịch sử vùng đất này thông qua hiện vật, hình ảnh và các ứng dụng công nghệ hiện đại. Bảo tàng không chỉ đơn thuần là nơi trưng bày hiện vật mà còn ứng dụng công nghệ trình chiếu tiên tiến như phim 3D Mapping, phim tư liệu, slide hình ảnh... giúp khách du lịch Đà Nẵng có thể tương tác trực tiếp với lịch sử.

Không gian trưng bày gồm 9 chuyên đề lớn, tái hiện toàn diện quá trình phát triển của Đà Nẵng từ thời sơ khai đến hiện đại. Các khu vực được thiết kế khoa học, kết hợp giữa hiện vật gốc và công nghệ chiếu sáng, trình chiếu hình ảnh động.

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 6

Bảo tàng ứng dụng công nghệ 3D Mapping mới. Ảnh: Hoàng Sơn

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 7

Nhiều công cụ tương tác thú vị giúp người xem được tương tác tốt hơn. Ảnh: Hoàng Sơn

Một trong những điểm nổi bật tại bảo tàng là sự xuất hiện của robot Luna, một trợ lý ảo có thể giao tiếp đa ngôn ngữ. Công nghệ này giúp du khách dễ dàng tiếp cận thông tin, tự do khám phá không gian bảo tàng mà không cần sự hỗ trợ của con người.

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 8

Khách tham quan được trực tiếp tìm hiểu về tự nhiên và lịch sử xã hội Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Sơn

Tầng đầu tiên sẽ đưa bạn vào thế giới thiên nhiên Đà Nẵng với hệ sinh thái đa dạng. Nhờ các ứng dụng công nghệ, khách tham quan sẽ được tương tác trực tiếp với không gian biển, cảm nhận nhịp sống của đại dương và hệ động thực vật đặc trưng.

Khu vực này phác họa sự hình thành và phát triển của thành phố, bắt đầu từ năm 1306, khi vùng đất này được sát nhập vào Đại Việt, đến năm 1965, khi Đà Nẵng bước vào những biến động lớn của lịch sử. Các thước phim 3D tái hiện các cột mốc quan trọng giúp người xem có cái nhìn trực quan về sự chuyển mình của thành phố.

Giai đoạn này thành phố bị chia thành hai khu vực: "Khu phố Tây" và "Khu phố Ta". Những hiện vật từ thời kỳ thuộc địa kể lại câu chuyện đô thị hóa của Đà Nẵng, từ khi chỉ có 5 xã vào năm 1889, đến khi mở rộng thành 19 xã vào năm 1901.

Những bức ảnh tư liệu quý giá tái hiện một Đà Nẵng đầy biến động trong thời gian này. Một trong những bức ảnh tiêu biểu chụp đường Đồng Khánh (nay là Hùng Vương) vào năm 1965, phản ánh đời sống đô thị thời chiến.

Không gian này tái hiện cuộc chiến chống lại liên quân Pháp - Tây Ban Nha của quân dân triều Nguyễn. Các hiện vật và tư liệu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giúp người xem hiểu rõ hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc.

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 9

Các hiện vật thời chiến tranh giúp khách tham quan phần nào hiểu được những năm tháng gian khó xưa kia. Ảnh: CẨM NGUYÊN

Một trong những điểm nhấn tại đây là khu vực vinh danh Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê. Trong đó, chiếc áo mẹ Nhu mặc khi nuôi giấu các dũng sĩ vào năm 1968 được tái hiện chân thực. Bản gốc của hiện vật này hiện đang được bảo quản đặc biệt trong kho bảo tàng.

Hậu chiến tranh, Đà Nẵng phải đối mặt với những hệ lụy nặng nề. Một phần không gian bảo tàng dành để tái hiện nỗi đau da cam, với hơn 5.000 nạn nhân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những câu chuyện về nghị lực, về hành trình hàn gắn và vươn lên của thành phố.

Không gian này mang đến một cái nhìn về Đà Nẵng hiện đại, nơi đô thị biển này vươn mình mạnh mẽ. Từ đó MIA.vn tin chắc rằng bạn sẽ hiểu được tại sao Đà Nẵng lại trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Bảo tàng cũng giới thiệu về những nghề truyền thống đặc trưng của Đà Nẵng như nghề làm bánh tráng Túy Loan, nghề dệt chiếu... Tất cả góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa địa phương.

Tham quan Bảo tàng Đà Nẵng mới: Hành trình tìm về lịch sử vừa truyền thống, vừa hiện đại 10

Khu vực trưng bày làng nghề truyền thống cho thấy sự phát triển nét văn hóa đặc trưng địa phương. Ảnh: CẨM NGUYÊN

Ngay từ ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Đà Nẵng đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan. Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, chia sẻ rằng sự kết hợp giữa các công nghệ trình chiếu hiện đại với không gian trưng bày xuyên suốt giữa tòa nhà cũ và mới sẽ biến nơi đây thành một điểm nhấn kiến trúc độc đáo, một địa chỉ đỏ lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng của thành phố.

Địa chỉ: 42-44 Bạch Đằng, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Cổng vào chính: Số 31 Trần Phú, thuận tiện cho khách tham quan.

Lịch khai trương: Dự kiến vào ngày 29-3, nhân dịp 50 năm ngày giải phóng Đà Nẵng.

Từ sân bay Đà Nẵng: Theo kinh nghiệm du lịch bạn chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển bằng taxi hoặc xe máy.

Từ cầu Rồng: Đi thẳng đường Bạch Đằng khoảng 2 km là đến bảo tàng.

Phương tiện công cộng: Có thể bắt xe buýt tuyến số R16 hoặc T2, xuống tại trạm gần Ngã tư Bạch Đằng - Trần Phú, sau đó đi bộ vài phút.

Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là một công trình văn hóa mà còn là một địa điểm giúp kết nối quá khứ với hiện tại. Với sự đầu tư quy mô cùng phương pháp trưng bày hiện đại, nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách khi muốn khám phá lịch sử, văn hóa của thành phố bên sông Hàn. Với những thông tin hữu ích đã được MIA.vn, bạn đã sẵn sàng chuẩn bị vali đến khám phá nơi này chưa?