1 Bảng chi tiết về các tỉnh của Trung Quốc
Dưới đây là bảng danh sách 34 tỉnh thành của Trung Quốc mà MIA.vn đã tổng hợp được:
STT | Tên Đơn Vị | Tên Tiếng Anh | Loại | Thủ phủ/Thành phố trung tâm |
1 | An Huy | Anhui | Tỉnh | Hợp Phì (Hefei) |
2 | Phúc Kiến | Fujian | Tỉnh | Phúc Châu (Fuzhou) |
3 | Cam Túc | Gansu | Tỉnh | Lan Châu (Lanzhou) |
4 | Quảng Đông | Guangdong | Tỉnh | Quảng Châu (Guangzhou) |
5 | Quý Châu | Guizhou | Tỉnh | Quý Dương (Guiyang) |
6 | Hải Nam | Hainan | Tỉnh | Hải Khẩu (Haikou) |
7 | Hà Bắc | Hebei | Tỉnh | Thạch Gia Trang (Shijiazhuang) |
8 | Hắc Long Giang | Heilongjiang | Tỉnh | Cáp Nhĩ Tân (Harbin) |
9 | Hà Nam | Henan | Tỉnh | Trịnh Châu (Zhengzhou) |
10 | Hồ Bắc | Hubei | Tỉnh | Vũ Hán (Wuhan) |
11 | Hồ Nam | Hunan | Tỉnh | Trường Sa (Changsha) |
12 | Giang Tô | Jiangsu | Tỉnh | Nam Kinh (Nanjing) |
13 | Giang Tây | Jiangxi | Tỉnh | Nam Xương (Nanchang) |
14 | Cát Lâm | Jilin | Tỉnh | Trường Xuân (Changchun) |
15 | Liêu Ninh | Liaoning | Tỉnh | Thẩm Dương (Shenyang) |
16 | Thanh Hải | Qinghai | Tỉnh | Tây Ninh (Xining) |
17 | Sơn Đông | Shandong | Tỉnh | Tế Nam (Jinan) |
18 | Sơn Tây | Shanxi | Tỉnh | Thái Nguyên (Taiyuan) |
19 | Thiểm Tây | Shaanxi | Tỉnh | Tây An (Xi’an) |
20 | Tứ Xuyên | Sichuan | Tỉnh | Thành Đô (Chengdu) |
21 | Vân Nam | Yunnan | Tỉnh | Côn Minh (Kunming) |
22 | Chiết Giang | Zhejiang | Tỉnh | Hàng Châu (Hangzhou) |
23 | Đài Loan | Taiwan | Tỉnh (tranh chấp) | Đài Bắc (Taipei) |
24 | Bắc Kinh | Beijing | TP trực thuộc TW | Bắc Kinh |
25 | Thượng Hải | Shanghai | TP trực thuộc TW | Thượng Hải |
26 | Thiên Tân | Tianjin | TP trực thuộc TW | Thiên Tân |
27 | Trùng Khánh | Chongqing | TP trực thuộc TW | Trùng Khánh |
28 | Nội Mông | Inner Mongolia | Khu tự trị | Hohhot (呼和浩特) |
29 | Quảng Tây | Guangxi | Khu tự trị | Nam Ninh (Nanning) |
30 | Tây Tạng | Tibet | Khu tự trị | Lhasa (拉萨) |
31 | Ninh Hạ | Ningxia | Khu tự trị | Ngân Xuyên (Yinchuan) |
32 | Tân Cương | Xinjiang | Khu tự trị | Urumqi (乌鲁木齐) |
33 | Hồng Kông | Hong Kong | Đặc khu hành chính | Hồng Kông |
34 | Ma Cao | Macau | Đặc khu hành chính | Ma Cao |
2 Tổng quan về các tỉnh và đơn vị hành chính của Trung Quốc
Khi nhắc đến các tỉnh của Trung Quốc, nhiều người thường lầm tưởng đây là một khái niệm đơn giản. Thế nhưng trên thực tế, hệ thống hành chính của Trung Quốc được chia thành nhiều cấp với cách gọi và quyền hạn khác nhau.

Bảng đồ các tỉnh của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia
Theo tìm hiểu của Cẩm nang du lịch MIA.vn thì tính đến hiện tại, Trung Quốc được chia thành 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm:
- 23 tỉnh (Sheng): Đây là đơn vị hành chính phổ biến nhất, tương tự như các tỉnh ở Việt Nam.
- 5 khu tự trị (Zizhiqu): Đây là các khu vực có đông người dân tộc thiểu số sinh sống, được hưởng quyền tự trị nhất định.
- 4 thành phố trực thuộc trung ương (Zhixia Shi): Bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Trùng Khánh, đây là những thành phố lớn trực thuộc chính quyền trung ương.
- 2 đặc khu hành chính (Tebie Xingzhengqu, S.A.R.): Bao gồm Hong Kong và Macau, đây là những khu vực được hưởng chế độ "một quốc gia, hai chế độ"..
Tuy nhiên, theo cách tính của một số quốc gia và tổ chức quốc tế khi không công nhận Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, nên chỉ tính là 33 tỉnh thành. Vì vậy, con số “Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành?” đôi khi sẽ dao động tùy theo quan điểm chính trị.
Với diện tích rộng lớn và dân số đông nhất thế giới, hệ thống hành chính của Trung Quốc không chỉ có vai trò quản lý mà còn thể hiện đặc thù văn hóa, dân tộc và chính trị của từng khu vực.

Trung Quốc là một quốc gia có sự đa dạng về văn hóa, mỗi vùng mỗi nét đẹp riêng. Ảnh: SeanPavonePhoto
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc tự túc chi tiết năm 2025
3 Chi tiết các tỉnh của Trung Quốc
Dưới đây là chi tiết các tỉnh của Trung Quốc phân theo từng khu vực và các đơn vị hành chính:
3.1 Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương
Trung Quốc có 4 thành phố trực thuộc trung ương, có quyền lực hành chính tương đương với cấp tỉnh và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của quốc gia.
Thành phố | Dân số | Diện tích |
---|---|---|
Bắc Kinh | 22 triệu | 16.801 km² |
Thượng Hải | 26 triệu | 6.304 km² |
Trùng Khánh | 29 triệu | 82.300 km² |
Thiên Tân | 13 triệu | 11.760 km² |

Những trung tâm hành chính, chính trị và kinh tế quan trọng. Ảnh: tobiasjo
3.2 Danh sách các khu tự trị
Trung Quốc có 5 khu tự trị và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Mỗi khu tự trị có quy định riêng về chính sách văn hóa, giáo dục và ngôn ngữ nhưng vẫn nằm dưới sự quản lý của chính quyền trung ương.
Khu tự trị | Thành lập | Thủ phủ | Dân tộc chính |
Nội Mông | 1947 | Hohhot | Mông Cổ, Hán |
Tân Cương | 1955 | Urumqi | Duy Ngô Nhĩ, Hán |
Quảng Tây | 1958 | Nam Ninh | Choang, Hán |
Ninh Hạ | 1958 | Ngân Xuyên | Hồi, Hán |
Tây Tạng | 1965 | Lhasa | Tây Tạng, Hán |

Các khu tự trị có văn hóa riêng của mình. Ảnh: Kanenori
3.3 Danh sách các đặc khu hành chính
Hai đặc khu hành chính của Trung Quốc là những khu vực có quyền tự trị cao về chính sách kinh tế, tài chính và pháp luật, áp dụng mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”.
Đặc khu | Dân số | Diện tích |
Hồng Kông | 7 triệu | 1.104 km² |
Ma Cao | 600.000 | 31,3 km² |
3.4 Miền Đông Trung Quốc
Miền Đông là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất Trung Quốc với các đô thị lớn và các tỉnh ven biển có hạ tầng hiện đại, mật độ dân cư cao. Khu vực này tập trung nhiều trung tâm tài chính, thương mại và công nghiệp trọng điểm.
- Bắc Kinh (TP trực thuộc TW)
- Thiên Tân (TP trực thuộc TW)
- Thượng Hải (TP trực thuộc TW)
- Hà Bắc
- Liêu Ninh
- Giang Tô
- Chiết Giang
- Phúc Kiến
- Sơn Đông
- Quảng Đông
- Hải Nam
- Hồng Kông (Đặc khu hành chính)
- Ma Cao (Đặc khu hành chính)
- Đài Loan (tranh chấp)
3.5 Miền Trung Trung Quốc
Miền Trung là nơi giao thoa giữa miền Đông hiện đại và miền Tây rộng lớn. Khu vực này có địa hình chủ yếu là đồi núi và đồng bằng nội địa, đóng vai trò trung chuyển quan trọng trong phát triển kinh tế, nông nghiệp và công nghiệp nặng.
- Sơn Tây
- Cát Lâm
- Hắc Long Giang
- An Huy
- Giang Tây
- Hà Nam
- Hồ Bắc
- Hồ Nam
3.6 Miền Tây Trung Quốc (Tây Vực)
Miền Tây là khu vực rộng lớn nhất, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, địa hình chủ yếu là cao nguyên, núi non. Đây là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và có vai trò chiến lược về an ninh quốc phòng.
- Nội Mông (Khu tự trị)
- Quảng Tây (Khu tự trị)
- Trùng Khánh (TP trực thuộc TW)
- Tứ Xuyên
- Quý Châu
- Vân Nam
- Tây Tạng (Khu tự trị)
- Thiểm Tây
- Cam Túc
- Thanh Hải
- Ninh Hạ (Khu tự trị)
- Tân Cương (Khu tự trị)
Từ những đô thị sầm uất ở miền Đông đến cao nguyên kỳ vĩ miền Tây, Trung Quốc là một bản đồ hành trình đầy màu sắc. Nếu bạn đang ấp ủ chuyến đi khám phá đất nước này, đừng quên chuẩn bị hành trang thật gọn gàng với một chiếc vali đa năng tại MIA.vn, người bạn đồng hành đáng tin cậy của mọi chuyến đi!